Powered by Techcity

Thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Bình Thuận, sau 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh tập trung thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước…

Vượt khó, tạo đà phát triển nông nghiệp nhờ thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh nhìn nhận, hơn 2 năm qua, ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện kế hoạch trong điều kiện nhiều khó khăn. Đó là diễn biến thiên tai phức tạp, khó lường, giá cả đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ nông sản biến động… đã tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của ngành. Tuy vậy, ngành cũng có những thuận lợi cơ bản là nhiều chủ trương, chính sách của Chính phủ và tỉnh được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Nổi bật là nhiều công trình thủy lợi, cấp nước, phòng chống thiên tai được đầu tư và phát huy hiệu quả. Nhờ đó góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

z4502806770567_6a8ad44991949a0521975c5a3d86117b.jpg
<i>Nông dân chăm sóc thanh long<i>

Theo ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, toàn ngành đã tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc. Yếu tố vô cùng quan trọng góp sức vào nhiệm vụ ấy, là thời gian qua, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư tăng thêm, nhất là hệ thống thủy lợi.

z4601236235758_47b974085a1483c990647d1443f3eeff(1).jpg
<i>Hồ chứa nước Đu Đủ Hàm Thuận Nam<i>

Nổi bật từ năm 2021 đến nay, ngành tiếp tục tập trung các nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi, như tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hồ chứa, hệ thống kênh chính gắn với khuyến khích người dân tích cực làm thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bảo đảm tính kết nối hệ thống. Phát triển hệ thống kênh tiếp nước nối mạng nhằm đảm bảo chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, nhất là vùng khô hạn. Đến nay tỉnh đã hoàn thành sửa chữa, nâng cấp 7 hồ chứa bằng nguồn vốn vay WB, gồm hồ Sông Quao, Đá Bạc… Mặt khác, tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án, công trình thủy lợi như Kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân, Kênh chuyển nước Suối Măng – Cây Cà… Phấn đấu đến năm 2025 không còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn.

z4465795306074_aa288a7948df252165acb899e113d484.jpg
<i>Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tại Đức Linh<i>

Phát huy nông nghiệp công nghệ cao

Từ nguồn nước thủy lợi, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh phát huy lợi thế của địa phương gắn với nhu cầu thị trường, thu hút một số dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời cơ cấu cây trồng được chuyển đổi đúng hướng, những vùng đất lúa kém hiệu quả được luân canh trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn. Từ năm 2021 đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 17.734 ha. Các loại cây trồng chuyển đổi trên đất lúa đều phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả cao hơn so với sản xuất lúa. Thanh long vẫn là cây trồng lợi thế, nên việc sản xuất thanh long theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương được quan tâm đẩy mạnh. Toàn tỉnh có trên 9.000 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP; 560,5 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP và 93 ha thanh long được cấp chứng nhận hữu cơ. Đồng thời đã hình thành một số mô hình liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

ban-sao-z3321898913572_39fecf01d2fcdc81d453d5e51c5a6ef2-2.jpg
<i>Thu hoạch lúa<i>

Đáng nhắc đến, hiện toàn tỉnh từng bước hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó, đã hình thành các vùng chuyên canh cây thanh long chất lượng cao tại huyện Hàm Thuận Nam 7.624 ha, huyện Hàm Thuận Bắc 2.436 ha… Hình thành vùng trồng lúa chất lượng cao 24.413 ha ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh và thực hiện liên kết, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch 10.556 ha lúa. Riêng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lồng trên địa bàn tỉnh là 56,2 ha/366 nhà màng, chủ yếu trồng rau các loại, dưa lưới… và trên 3.000 ha lúa của huyện Tánh Linh…

z4241460889407_0d50d26a81855814384d9f66772bcd27.jpg
<i>Sản xuất dưa lưới theo hướng công nghệ cao tại Bắc Bình<i>

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh cũng nhìn nhận thực tế, việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn hạn chế. Việc theo dõi, chỉ đạo khâu tiêu thụ một số nông sản chưa đạt hiệu quả cao, nhất là tiêu thụ thanh long. Bên cạnh, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế so với yêu cầu. Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản trên thị trường còn thấp…

Thời gian tới, Tỉnh ủy Bình Thuận cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế. Ưu tiên phát triển 3 trụ cột kinh tế của tỉnh là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gắn thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính vì vậy, ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết thời gian tới ngành tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn. Tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, dịch vụ theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến 2025, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản chiếm 22 – 23% trong giá trị tăng thêm; giữ ổn định tỷ lệ và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng đạt 43%; có 5 huyện, 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2030, ngành nông nghiệp của tỉnh đạt trình độ khá về ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; có hệ sinh thái phát triển bền vững.

Để đạt được các mục tiêu này, ngành chủ động chống hạn, điều tiết các nguồn nước phục vụ sản xuất. Song song, phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao, gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, trong đó tập trung cây thanh long, cây lúa và một số cây trồng khác. Bên cạnh, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thanh long theo chuỗi giá trị, quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất tốt và tương đương gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung được cấp mã số vùng trồng đảm bảo truy xuất nguồn gốc…

Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản bình quân 2 năm 2021 – 2022 đạt 2,75% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra là 2,8 – 3,3%/năm). Tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản trong GRDP toàn tỉnh giảm dần, phù hợp định hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (năm 2021 là 28,77%; năm 2022 là 27,37%).

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Triển khai có hiệu quả phát triển cây thanh long bền vững, có giá trị gia tăng cao

BTO-Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi họp của Thường trực Tỉnh ủy nghe Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977 -KL/TU, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030,...

Cùng tác giả

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu tiên đầu tư khu kinh tế Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm công tác

BTO-Trong hai ngày 8 - 9/11, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. ...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Cùng chuyên mục

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Phan Thiết sẽ được đầu tư để cải thiện môi trường đô thị

Việc triển khai dự án Cải thiện môi trường đô thị các thành phố loại 2 - Hợp phần tỉnh Bình Thuận có vai trò rất quan trọng nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư. Cùng với đó, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, chống xói lở bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để TP. Phan Thiết phát triển bền vững. ...

Cần có cơ chế đặc thù để phát triển điện vùng hải đảo

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều nay 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Hữu Thông đã tham gia góp ý nhiều nội dung quan trọng. ...

Nhiều chương trình hỗ trợ thành viên để phát triển bền vững

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Lạc Tánh được thành lập vào năm 2012 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng và 30 thành viên tham gia. Đến nay, quỹ có 770 thành viên tham gia với tổng nguồn vốn 55 tỷ đồng. Nhờ có nhiều chương trình hoạt động...

Khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Mới đây, tại cuộc họp UBND tỉnh nghe báo cáo, rà soát tiến độ thực hiện các dự án, trong đó có dự án Nhà tang lễ tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng nhấn mạnh, đây là công trình quan trọng được người dân quan tâm. Do đó, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương nghiêm túc. ...

Góp sức quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ngành Công Thương địa phương đã tích cực hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ hàng Việt Nam bằng đa dạng hình thức. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thời gian...

Nỗ lực tìm đầu ra cho thương hiệu xoài Núi Nhọn

BTO- Đến xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, ngoài cây thanh long được trồng số lượng lớn thì cây xoài còn được biết đến là một trong những cây trồng chủ lực. Cây xoài được trồng nhiều nhất trong vùng phải nhắc đến Hợp tác xã xoài Núi Nhọn khi nông dân đã gắn bó với cây trồng này hơn 20 năm. ...

Khi Luật HTX 2023 ứng dụng vào mô hình kinh tế nông nghiệp

BTO-Khi Luật HTX năm 2023 với nhiều đổi mới được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp, thu hút thêm hộ cá thể vào HTX. Đặc biệt, khi áp dụng vào mô hình kinh tế nông nghiệp tại tỉnh, Luật HTX 2023 hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh cho các HTX trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất