Powered by Techcity

Thúc đẩy giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Tiến độ giải ngân còn chậm

Công tác giải ngân vốn các chương trình MTQG trong những năm trở lại đây theo đánh giá tiến độ vẫn còn chậm. Như đã biết, trong năm 2022, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao muộn (tháng 5/2022). Bước sang năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao sớm ngay từ đầu năm; các khó khăn, vướng mắc từng bước được tháo gỡ, các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch vốn Trung ương phân bổ các chương trình MTQG tỉnh trong năm 2022 là 269.884 triệu đồng, đến tháng 4 năm nay, tiến độ giải ngân đạt 87,62% kế hoạch vốn (vốn đầu tư phát triển đạt 93,15%; vốn sự nghiệp đạt 77,53%). Còn năm 2023, vốn Trung ương giao tỉnh 364.513 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 207.330 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 157.183 triệu đồng, hiện đã giải ngân 236.556 triệu đồng, đạt 64,9% kế hoạch vốn.

Giải ngân nguồn vốn góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thay đổi diện mạo nông thôn.

Từ đầu năm các sở, ngành đã chủ động phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đã kịp thời tham mưu UBND trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết kế hoạch vốn chương trình MTQG năm 2024. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn bị động, chưa triển khai thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để kịp thời phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 nên đến nay tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 các chương trình MTQG còn thấp. Đến giữa tháng 4 mới giải ngân được 12.808 triệu đồng trong tổng số vốn ngân sách Trung ương giao năm 2024 là 408.586 triệu đồng (gồm vốn đầu tư phát triển là 262.267 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 146.319 triệu đồng) mới đạt 3,13% kế hoạch vốn. Trong đó, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân được 6.460 triệu đồng, đạt 3% kế hoạch. Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giải ngân được 6.348 triệu đồng, đạt 4,55% KH. Riêng chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hiện nay 10/10 địa phương đã ban hành quyết định giao kế hoạch vốn thuộc chương trình và đang tiến hành giải ngân…

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Trong thời gian tới, các sở, ngành địa phương đang quyết liệt các giải pháp và nỗ lực thúc đẩy tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các chương trình MTQG năm 2024, phấn đấu đến ngày 31/1/2025 giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh; cấp huyện, 3 cơ quan chủ quản chương trình thường xuyên tổ chức họp giao ban hàng tuần, hàng tháng với các địa phương để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc; xác định đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu kỹ lưỡng để triển khai thực hiện ngay các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình MTQG.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn năm 2022, năm 2023 cũng như kế hoạch vốn năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương có liên quan rà soát lại các nhiệm vụ được giao để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG theo kế hoạch UBND tỉnh giao. Đối với các địa phương phải nâng cao tính chủ động hơn nữa trong thực hiện các chương trình MTQG. Cần tăng cường kiểm tra giám sát; rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, lựa chọn dự án, giao vốn đến công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh lý, quyết toán… đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng; thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng…

Nguồn

Cùng chủ đề

Quyết sách giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được xem là một quyết sách đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Thời điểm này, chương trình được triển khai thực hiện đã bước đầu phát huy tinh thần nỗ lực...

Chỉ đạo quyết liệt, cố gắng tạo sự chuyển biến về giải ngân vốn

Sáng 24/8, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 để nghe báo cáo tình hình giải ngân và công tác xây dựng kế hoạch cho năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành liên quan, các ủy viên Ban Chỉ đạo và kết nối trực tuyến với Ban chỉ đạo...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO – Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Ngày 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Sở Giáo dục...

Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

‏Phòng khám Đa khoa Thiên Ân

‏Phòng khám Đa khoa‏‏ Thiên Ân - Tánh Linh tọa lạc tại vị trí 487 Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Lạc Tánh, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận. Đây là vị trí thuận lợi, trục đường lớn dễ dàng cho bệnh nhân tìm kiếm và di chuyển đến phòng khám. Nơi đây dần trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn và các huyện lân cận.‏‏Phòng khám Đa khoa Thiên...

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

BTO-Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi. ...

Khi kinh tế tập thể nỗ lực vươn lên trong thế khó

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan cùng nỗ lực trong công tác tham mưu, triển khai, thực hiện của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. ...

Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đang cho thấy có sự tăng tốc khi bước vào giai đoạn nước rút cuối năm nay. Theo đó tính riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024, ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 9,45% so với tháng trước và tăng 24,43% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn được các cơ quan chuyên môn đặt ra là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và phát triển loại hình sản phẩm du lịch, gắn với chương trình OCOP phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. ...

Khắc phục khó khăn để KTTT, HTX phát triển bền vững

Trong thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế được nhìn nhận và cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian đến. ...

Quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC

BTO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện gửi các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Thuận, về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu. ...

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất