Powered by Techcity

Theo “Hành trình Biển và Hoa” tại Tuy Phong

Xuôi bao đèo dốc cũng như ngắm được bao thắng cảnh núi rừng, sông suối, ao hồ từ trên cao thuộc xã Phan Dũng, du khách cũng phải ngỡ ngàng trước những mảng trắng xóa trải rộng ở phía dưới. Tới gần thì thấy là táo, là nho tỏa cành trong nhà lưới rất đặc biệt, rất sáng tạo của chính người dân nơi đây.

Có một “cửa ngõ” như Phan Dũng

Những ngày này, Phan Dũng đang bắt đầu vào mùa thu hoạch lúa mùa nên những cánh đồng trong xã đã nhuốm vàng mọi nẻo trên các lối đi. Con đường chính vào xã vừa mới được tu sửa lại, tráng nhựa đen, uốn lượn nhìn từ xa mượt như tấm lụa mềm, tạo không gian lãng mạn ở miền núi. Không khí buổi sáng ở đây se lạnh, như ảnh hưởng khí hậu vùng cao nguyên, dù mặt trời đã lên cao. Nắng tràn qua, soi giọt sương nặng còn sót lại trên lá cũng là khi những du khách của đoàn trekking từ Tà Năng (Lâm Đồng) tràn xuống Phan Dũng (Tuy Phong – Bình Thuận).

hanh-trinh.jpg
Quang cảnh hai bên tuyến đường Tà Năng Phan Dũng Ảnh Ngọc Lân

Xã miền núi này đón khách bao giờ cũng vào buổi sáng. Lịch trình của các đoàn trekking lâu nay đã đặt ra như thế, vì đường đi từ vùng hoa sang vùng biển theo thời gian ấy là hợp lý. Khách thường nghỉ đêm tại ngọn đồi có tên 2 cây thông nằm ở ranh giới của 3 tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sáng sớm hôm sau, họ tiếp tục lên đường về trung tâm xã Phan Dũng. Tại đây, các đoàn đến tham quan hồ Phan Dũng từ bên ngoài hàng rào, ở dưới kênh mương, tha hồ sử dụng dòng nước mát để giặt giũ, rửa ráy. Sau đó, ghé các quán gần hồ để thưởng thức các món ăn lạ miệng được chế biến từ các sản vật của người Rắc Lây.

Ai đã từng uống rượu cần ở Phan Dũng sẽ quay lại thưởng thức lần nữa, vì sự tinh khiết, thanh nồng của hạt lúa trồng hữu cơ được ủ theo phương pháp cổ truyền. Tương tự, ai chưa ăn gà nuôi nhưng như gà rừng ở đây, cũng là thiếu sót, không chỉ vì thịt gà dai, ngọt, thơm mà còn vì độ khan hiếm. Chuyện là người dân Phan Dũng nuôi gà nhưng thả tự do nên chỉ gần tối, gà mới về chuồng hoặc có khi không về mà tá túc đâu đó. Thế nên, chủ nuôi không bắt được gà thì quán cũng không có gà để bán. Rồi heo đen, dù được nuôi nhưng cũng lớn lên rất tự nhiên, không lo có thức ăn tăng trọng như dưới xuôi. Chưa hết, còn có bắp do đồng bào ở đây trồng, cũng là một đặc sản mà nhiều người hay gọi là bắp nguyên thủy. Có thể nhờ khí hậu, tính chất đất ở miền núi, ở nơi giáp ranh vùng lạnh và cả cách trồng trọt theo kiểu như thời ông bà nên trái bắp rất ngon mà không có từ ngữ nào để diễn tả.

Thêm nữa, trong đầu năm 2023, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong đã triển khai mô hình trồng thâm canh dừa xiêm lùn ở Phan Dũng. Hiện đã có 13 hộ đã nhận giống, vật tư, phân bón đầy đủ trồng 5 ha. Song song, Trung tâm kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn trồng thâm canh cây dừa theo GAP; trồng thâm canh mít theo GAP cùng tập huấn các lớp với các nội dung như chế biến, bảo quản thức ăn cho gia súc; kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn sinh học… Vì thế, có thể năm sau, du khách sau chặng đường đi bộ, dừng chân tại Phan Dũng sẽ thưởng thức đa dạng món ăn, thức uống mà chỉ cần nâng tầm một chút đã tạo nên ẩm thực miền núi Phan Dũng.

Đường về phía biển

Phan Dũng là cửa ngõ về phía biển của tuyến du lịch trekking Tà Năng – Phan Dũng, vốn được 2 tỉnh chính thức phối hợp đưa vào thử nghiệm trong năm 2023, khi mấy năm trước đó du khách đã mở ra tự phát. Thế nên, Tuy Phong vẫn đón lượng khách qua cung đường này qua mỗi năm một tăng như năm 2022 thu hút 6.230 lượt khách; năm 2023 đón hơn 10.000 lượt khách. Thật ra, cung đường thử nghiệm Tà Năng – Phan Dũng nằm trong Chương trình liên kết phát triển du lịch “Hành trình Biển và Hoa” giữa Lâm Đồng và Bình Thuận. Và Phan Dũng là nơi du khách đặt chân đầu tiên cho hành trình về với biển.

Xuôi bao đèo dốc cũng như ngắm được bao thắng cảnh núi rừng, sông suối, ao hồ từ trên cao, du khách cũng phải ngỡ ngàng trước những mảng trắng xóa trải rộng ở phía dưới. Càng xuống đồng bằng, càng thấy rõ như nhà lưới ở Lâm Đồng nhưng ai cũng hỏi rằng trong cái nắng gió gắt của miền biển này thì trồng gì. Tới gần thì là táo, là nho tỏa cành trong nhà lưới rất đặc biệt, rất sáng tạo của chính người dân nơi đây. Táo của xã Phong Phú. Nho của xã Phước Thể. Những mô hình sản xuất nông nghiệp này đã thu hút khách đến tham quan, thưởng thức trái và mua mang về làm quà từ mấy năm qua, đã góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch Tuy Phong, bên cạnh sản vật từ biển.

Về tới Liên Hương sang Bình Thạnh thăm chùa Cổ Thạch, tắm biển, thưởng thức hải sản rồi có thể tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh như thắng cảnh Bãi đá Cà Dược, thắng cảnh Hòn Cau, Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn… Đặc biệt là khu di tích thắng cảnh Hòn Cau, đây cũng là nơi được bảo tồn biển với điểm nổi bật là nơi sinh sản của các loài rùa biển nên thu hút du khách về khám phá ngày càng đông như năm 2022 đón 8.295 lượt khách, năm 2023 đón hơn 11.000 lượt khách.

Tại cuộc họp tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Tuy Phong kiến nghị: Quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng vành đai du lịch chung phía Bắc của tỉnh gắn với phát triển sản phẩm du lịch đa dạng về sinh thái rừng (Phan Dũng) – biển (Liên Hương, Bình Thạnh) – đảo (Hòn Cau – Phước Thể). Song song, Quy hoạch tổng thể khu Đô thị du lịch Bình Thạnh nhằm tạo chuỗi liên kết phát triển du lịch từ Khu du lịch Cổ Thạch – Bình Thạnh hướng về thị trấn Liên Hương – kết nối xã Phước Thể (đảo Cù Lao Cau) khoảng 4 km.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trải nghiệm khó quên khi trekking Tà Năng – Phan Dũng

Nguyễn Thị Yến (25 tuổi, Bắc Giang) trải qua nhiều cung bậc cảm xúc xuyên suốt chuyến đi trekking Tà Năng - Phan Dũng 2 ngày 2 đêm. Tà Năng - Phan Dũng được mệnh danh là một trong những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Cung đường này dài tổng cộng 35km, đi xuyên qua ranh giới của 3 tỉnh liền kề nhau là Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Vốn có sở thích du lịch, trekking khám phá...

Du lịch Phan Dũng, cung đường xanh

Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tiếp tục hành trình về với chiến khu xưa nơi núi rừng Phan Dũng. Qua các địa danh, cảnh sắc núi rừng đã cho chúng tôi một cảm giác thật hoang dã, tự nhiên. Những cánh rừng 1 thời che bộ đội, ngăn quân thù nay đã có diện mạo mới và có thể trở thành 1 cung đường xanh khi khai thác du lịch. ...

Như sự sắp đặt tình cờ

Chỉ có một phương án sử dụng nước ấy, không có phương án 2 hay 3 như mọi năm với dự báo rằng nếu trời mưa sớm hay mưa muộn. Bởi chìa khóa của vấn đề năm nay là các hồ đang dồi dào nước so mọi năm. Động lực của tiến...

Du lịch sinh thái rừng già

Con đường rừng Phan Dũng đi Tà Năng không dài lắm nhưng ngoằn ngoèo, nhiều đồi dốc và suối sâu. Dường như từ khi ngành chức năng cắm 30 biển báo, chỉ dẫn trên tuyến đường mòn này thì các phượt thủ và tour du lịch qua lại nhiều và an toàn hơn. Họ khám phá cả khu rừng già lâu nay ít người qua lại. ...

Vùng cao “hiếm” chợ

Chợ, nơi trao đổi hàng hóa là một trong những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhưng ở các xã vùng cao rất “hiếm” chợ. Địa hình Bình Thuận có miền núi và đồng bằng ven biển. Vùng núi hay còn gọi là...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Tầm nhìn phát triển các khu du lịch trọng điểm

Du lịch Bình Thuận đã tăng tốc về đích các chỉ tiêu cơ bản của cả năm 2024: Đón 9,68 triệu lượt du khách, đạt 101,36% kế hoạch năm 2024, tăng gần 16% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế có 320.000 lượt (tăng 16,67%) và đạt tổng doanh thu 25.500 tỷ đồng (tăng 14,35%). ...

Hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch

Hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhằm phục vụ du khách. ...

Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế

Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây. ...

Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm của chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Đưa ẩm thực của đồng bào Chăm vào phục vụ du khách

Ngoài di sản văn hóa Chăm bao hàm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng bào Chăm ở Bình Thuận còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch

Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. ...

Trải nghiệm du lịch canh nông ở Bình Thuận

Du lịch canh nông hay còn gọi là du lịch nông nghiệp đang thu hút lượng khách khá đông. Đây là mô hình đã có một số tỉnh, thành triển khai như Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai... Tại Bình Thuận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh... hiện nay được một số doanh nghiệp, hộ cá nhân thử nghiệm và có kết quả khả quan... ...

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Nguồn lực tài nguyên – tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Bình Thuận đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Nếu tiếp tục khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất