Powered by Techcity

Thấy gì qua cuộc gia nhập “thần tốc”?. Bài 1

Trong khi Nghị quyết 82/CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững ban hành ngày 18/5/2023 thì trước đó, dịp lễ 30/4/2023, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi vào hoạt động rồi tiếp nối du lịch hè đã khiến Bình Thuận đón 1 lượng khách tăng vọt. Người dân bắt đầu làm du lịch rầm rộ và đồng thời đó là những vướng mắc trong chính sách mà thực tế đặt ra cần phải giải quyết một cách khéo léo cho tình hình làm tự phát.

Bài 1: Bùng nổ du lịch “du kích”

Vì khách đông tràn bất ngờ

Vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc, dù đã được khắc phục xong mấy ngày qua nhưng lượng xe cộ theo hướng cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết – Vĩnh Hảo tới đoạn xã Sông Bình (Bắc Bình) nhập vào quốc lộ 28B đi Đà Lạt vẫn đông. Đó là hình ảnh không phải của bây giờ mà từ dịp lễ 30/4, khi đoạn cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo chưa khánh thành, nhưng xe vẫn chạy được thì nhiều gia đình đã chọn cung đường này lên Đà Lạt. Và khi tuyến cao tốc trên đưa vào hoạt động thì lượng xe cộ nhiều dần lên. Lý do duy nhất là đi cung đường này rút ngắn được thời gian từ Sài Gòn lên Đà Lạt đến 2 giờ đồng hồ. Và tự lúc nào không biết, từ xã Sông Bình kéo lên xã Phan Lâm, Phan Sơn, xuất hiện tình trạng người dân sửa lại cái sân cho rộng, mua mấy bộ bàn ghế, lắp mái hiên, dựng mấy cái chòi lá che nắng, đặt mấy hàng võng… để đón dòng khách đã vượt hơn 150 km liên tục trên tuyến cao tốc vốn chưa kịp có 1 điểm dừng chân nào. Đánh vào tâm lý mong ngóng suốt hành trình ấy, những nơi mới cơi nới, sắm sửa, trang hoàng “của ngày hôm qua” để đón lượng khách trên với tấm biển: Trạm dừng chân… dù đất ven con đường này đều là đất lâm nghiệp, đất thuộc phạm vi lộ giới, đất nông nghiệp. Ngoài 1 – 2 điểm dừng chân gọi là, với các dịch vụ như ăn uống, bán các sản vật địa phương, có võng nằm nghỉ, ngắm cảnh hồ Sông Lũy… đã hoạt động lâu nay, có khoảng 15 trạm dừng chân, quán ăn mới xuất hiện lúc nào không ai hay trên tuyến đường này.

lan_2616.jpg
Cao tốc Phan Thiết Vĩnh Hảo đoạn nút giao với QL 28B đi Lâm Đồng

Theo báo cáo của UBND huyện Bắc Bình, 7 tháng đầu của năm 2023, huyện đón gần 170.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng hơn 50% so với kế hoạch đề ra và tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách trong nước chiếm 85%, khách quốc tế 15%. Điều đáng chú ý, lượng khách trên chưa tính đến số du khách ghé ăn uống, ngắm cảnh tại các điểm, trạm dừng chân trên quốc lộ 28B. Vì hầu hết đều làm du lịch tự phát.

dscn5489.jpg
Cảnh đẹp trên đèo Đại Ninh thu hút nhiều du khách lưu thông trên QL 28B

Tương tự, ngoài đảo Phú Quý, từ khi có cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, lượng khách ra đây, có lúc cao điểm chiếm 1/3 dân số trên đảo. Có thể hình dung với diện tích hữu hạn trên đảo, du khách ra đông như thế kèm theo vô vàn đề nghị được phục vụ, được thưởng thức, được khám phá đã khiến người người, nhà nhà trên đảo cuốn vào ”cơn lốc” tự làm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn. Chái hiên, sân vườn lâu nay để làm chỗ ngồi chơi, đã được chuyển đổi công năng sang bán nước giải khát, quán ăn phục vụ du khách. Tại các thửa đất trồng cây nông nghiệp cũng đã được tận dụng bóng râm, thêm dăm chòi lá, vài chiếc bàn… cho khách sau tham quan, sống ảo, nghỉ chân ăn uống. Chưa hết, ở các lồng bè nuôi hải sản, du khách cũng muốn lên để khám phá, để lựa chọn hải sản và muốn thưởng thức tại chỗ cho tươi ngon, nóng sốt… Cứ thế, cả đảo hầu như đều tham gia làm du lịch ở các khâu, các dịch vụ một cách nhịp nhàng và từ đó thu nhập cũng tăng lên, khi 6 tháng đầu của năm 2023, đảo đón gần 89.800 lượt khách, tăng 45.797 lượt so cùng kỳ năm trước.

untitled_1.2.3.jpg
Tàu cao tốc vận chuyển du khách ra Phú Quý
ganh-hang-phu-quy-anh-n.-lan-.jpg
Gành Hang Phú Quý

Vì khách mê du lịch hồ, sông, suối

Huyện miền núi Tánh Linh cũng không ngoại lệ trong đón dòng khách đến bất ngờ trên. Bên cạnh du lịch Thác Bà vốn có tiếng đã đông khách thì khu vực không ai ngờ tới tại xã La Ngâu, nằm trên tuyến quốc lộ 55 cũng thu hút du khách rất nhộn nhịp. Những chòi lá ven suối thật thơ mộng, suối Tà Mỹ hiền hòa, nước cạn, trong vắt thấy cả hình dáng của sỏi cuội, du khách có thể thuê thuyền súp để chèo qua sông. Những lán trại hòa vào thiên nhiên, nhiều sản vật địa phương hấp dẫn, các món ăn của miền thôn dã lạ miệng khách đến… Tất cả đã hình thành những yếu tố thu hút khiến không chỉ du khách ngoài tỉnh mà cả trong tỉnh cũng đã tìm đến thưởng thức loại hình du lịch sông, suối này, khi nơi đây đã hình thành các điểm kinh doanh với tên gọi khác nhau trong khoảng thời gian ngắn. Nếu trước 30/4/2023 chỉ có 2 điểm thì đến giờ đã lên 7 điểm kinh doanh dịch vụ du lịch với hệ thống đầu tư từ nhà bếp, nhà ăn, bungalow, chòi, lều… nghiêng về hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng kỳ thực, đó là xây tạm, vì đến thời điểm này, các điểm du lịch trên đều chưa được cơ quan chức năng cho phép. Nhưng thực tế, mô hình du lịch cộng đồng này đã lan ra, khi tại các rẫy kề bên, người dân cũng đã dựng chòi với mục đích ban đầu là để canh giữ cây trái hoặc để gia đình, bạn bè lên rẫy chơi vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ.

cam-trai-o-la-ngau.jpg
Loại hình cắm trại bên bờ sông La Ngà ở La Ngâu đang thu hút rất nhiều du khách

Từ La Ngâu này qua xã Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc) cũng không xa, hơn nữa còn thuận lợi, vì cùng trên tuyến quốc lộ 55. Sức hấp dẫn của vùng đất này không chỉ vì quang cảnh, tiềm năng từ 2 hồ thủy điện Hàm Thuận, Đa Mi mà còn vì nơi đây là vùng cây trái đa dạng, phong phú nhờ ảnh hưởng khí hậu từ Lâm Đồng. Câu chuyện ngắm cảnh, rong chơi ở hồ thủy điện, ăn cá tầm, săn mây… được các du khách đăng tải trên facebook, zalo… đã thu hút du khách tìm đến đây nhiều trong mấy tháng qua. Song song điều đó, bất ngờ, trên mặt hồ Đa Mi xuất hiện 1 khu du lịch, đại loại cũng có cơ bản các hạng mục của loại hình du lịch sinh thái trên hồ. Vị trí khu du lịch này được xây dựng nằm ven tuyến giao thông nông thôn thuộc tổ 5, thôn Đagury mà xã Đa Mi xây dựng năm ngoái và thuộc khu vực mốc đất số 11 hồ thủy điện Đa Mi. Đó là nơi cuối của hồ Đa Mi, tương tự như eo nước nên rác trong hồ hay đẩy về đây, dồn nhiều sình nên nước không trong xanh như các khu vực khác trong hồ. Nhưng phải công nhận, đứng ở nơi cuối này nhìn hồ Đa Mi trong khung cảnh thiên nhiên chung đẹp như tranh vẽ. Núi đồi hùng vĩ, lúc ẩn, lúc hiện trong mây ngàn khi chúng bỗng chốc tràn xuống rồi lại bị cuốn bay. Còn mặt hồ lặng sáng như gương soi… Khách đến đây là mê chụp hình sống ảo, săn mây, sau đó ăn uống và nếu muốn thì thuê xuồng dạo trên hồ. Đó là lý do khách cứ ghé, doanh nghiệp tư nhân cứ cơi nới thêm chỗ ngồi lấn ra mặt hồ, dù nhân viên Nhà máy thủy điện Đa Mi đã lập biên bản nhắc nhở, không được làm thêm. Đến nay, chỉ sau 4 tháng hoạt động, diện tích xây dựng của hộ kinh doanh này đã lên 1.545 m2, trong đó phần lớn là đất nằm trong lòng hồ, hành lang bảo vệ hồ thủy điện Đa Mi.

ho-thuy-dien-ham-thuan-anh-n.-lan-2-.jpg
Hồ thủy điện Hàm Thuận
ho-da-mi-anh-n.lan-1-.jpg
Hồ thủy điện Đa Mi

Đến thời điểm này, khi du lịch hè vừa kịp dứt thì các huyện cũng đã có những động thái kiên quyết dừng các điểm du lịch tự phát trên. Nhưng đồng thời cũng nhận ra, cách làm du lịch của người dân theo hướng xuất hiện nhanh, gọn nhẹ nhưng hiệu quả, vì thực tế đã phục vụ kịp lượng khách ùn ùn kéo tới mấy tháng qua cho thấy sức hút của du lịch nông thôn. Không ít người gọi vui, đó là du lịch du kích, vì có thể đến lúc cũng “biến mất” rất nhanh, nếu như người dân không được hướng đến thực hiện các thủ tục để kinh doanh đúng phép.

Bài 2: Băn khoăn và chờ đợi


BÍCH NGHỊ – ẢNH N. LÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Tạo dựng thương hiệu du lịch Bình Thuận trên bản đồ Việt Nam và thế giới

Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng tình hữu nghị và gìn giữ hòa bình. Bình Thuận có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch vô cùng to lớn với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng, phong phú, đa dạng, con người hiền hòa, thân thiện, cởi mở,...

Đa dạng hóa các loại hình du lịch bền vững

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch được thể hiện thông qua những hệ sinh thái du lịch đa dạng, đẳng cấp đang hình thành tại nhiều điểm đến, không chỉ thu hút du khách mà còn tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững và hội nhập quốc tế. ...

Phát triển du lịch – âm nhạc: Chỉ cần đúng và trúng!

Sản phẩm du lịch âm nhạc đang được du khách ưa chuộng trở lại khi đời sống tinh thần ngày càng nâng cao. Nhắc đến loại hình này, một số địa phương tiên phong thực hiện khá thành công như: Đà Lạt, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hạ Long… với các show diễn lớn có sự góp mặt của một số ca sĩ nổi tiếng đã góp phần quảng bá cho du lịch địa phương. ...

Tập trung tuyên truyền Nghị quyết 06 về phát triển du lịch đến năm 2025

Sở Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản đề nghị các cơ quan báo chí, cơ quan tuyên truyền và hệ thống thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền Nghị quyết 06 về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tiếp tục...

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Bình Thuận hướng đến du lịch bền vững và thông minh

Theo các chuyên gia đánh giá du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng và lợi thế của vùng đất “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Mũi Né - Phan Thiết được công nhận là 1 trong 10 điểm du lịch nổi bật của Việt...

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kích cầu du lịch nội địa và quốc tế

Thời gian qua, Bình Thuận không chỉ quan tâm kích cầu du lịch đối với khách nội địa mà còn chú trọng khách nước ngoài, các thị trường tiềm năng thông qua nhiều hình thức, chương trình, trong đó có Farmtrip. 1. Với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khí hậu ấm...

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Đến Mũi Né, đâu chỉ một con đường!

Đoàn khảo sát đến từ các hãng lữ hành quốc tế, công ty du lịch, báo chí như: Trung Quốc, Singapore, Đức, Úc… đã tham quan và khảo sát một số điểm du lịch nổi tiếng của địa phương như: Bàu Trắng, Bảo tàng nước mắm, Hệ sinh thái vui chơi giải trí Nova world Phan Thiết… Bên cạnh sự trải nghiệm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lưu trú, buồng phòng, ẩm thực tại...

Đón hơn 6,4 triệu lượt du khách

Trong tháng 8 vừa qua, điểm đến Bình Thuận đã đón, phục vụ khoảng 925.800 lượt khách, tăng 3,44% so tháng trước đó và tăng 12,26% so cùng kỳ năm ngoái (riêng khách phục vụ trong ngày ước đạt gần 46.500 lượt khách, tăng 3,31% so tháng trước và tăng gấp 2,53 lần so cùng kỳ năm 2023). ...

Tiềm năng du lịch nông thôn, cộng đồng rất lớn

Những năm gần đây, khách du lịch đã chú ý đến các tour du lịch nông thôn với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Các hoạt động này một mặt giúp phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đã tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp, nơi mỗi cư dân trở thành hướng dẫn...

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng gia tăng, Bình Thuận đã và đang nỗ lực để tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tài nguyên, lợi thế về du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh sâu đậm về du lịch Bình Thuận với những sản phẩm du lịch...

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất