Powered by Techcity

Thanh trà, trái xay… trong nỗi nhớ!

Một ngày đầu tháng ba này, không hẹn, nhiều chị tuổi ngoài năm mươi ở thôn Thanh Phong, xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) đổ xô tới một điểm trên đường tỉnh 719 để mua một thứ trái nhỏ vỏ màu đen nhung hình dạng như viên dầu cá, giá 30.000 đồng/kg, với sự hân hoan hiếm thấy.

Có chị reo lên: “Trái xay của tuổi thơ tui đây mà”. Trái xay mà rim với đường cát, ngon cực kỳ, hoặc ngâm thành dưỡng tửu. Ai tuổi dưới bốn mươi ít biết trái này vì mùa trái rừng ở các khu rừng nam Bình Thuận gần như không còn!”.

screenshot_1709849821.png
Trái xay rừng

Câu chuyện về trái xay, cứ thế nổ ra trong các chị, những người vừa mua một ký, hai ký, hoặc đang săm soi chuẩn bị mua, trong khi người bán xay cũng là một phụ nữ năm mươi tuổi hơn, nói rằng xay chị đang bán được hái từ rừng Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) mang về. Số lượng không nhiều vì tháng ba chưa hẳn là mùa xay chín rộ. Mùa xay chín rộ phải một, hai tháng nữa kia. Một chị trong nhóm người mua góp chuyện. Chị kể, trước năm 1975, sống ở khu vực La Gi. Bao quanh La Gi, Hàm Tân, Tân Hải, Tân Thuận… hồi trước là rừng già. Đi đâu cũng thấy màu xanh của rừng. Sau tết nguyên đán 3 tháng là bắt đầu mùa trái rừng. Đầu tiên là xay; khi có mưa xuống là trái gùi, trái nổ, trái viết; đến tháng năm là trái thanh trà, trái bứa, trái thị… Người bán trái cây rừng ngày ấy ưa bày hàng trên tấm ni lon bên vệ đường Phạm Ngũ Lão (trong chợ La Gi), hoặc ngã tư cách cầu Tân Lý một đoạn chừng một trăm mét. Những người bán xay hồi đó kể rằng: Bất cứ khu rừng nào của tỉnh Bình Tuy (cũ, nay thuộc Bình Thuận) cũng có xay, nhưng nhiều nhất là rừng Bình An chạy dài lên núi Đất, tới khu vực Tân Hải. Mùa xay chín, một người đi hái xay, bán xay, đủ sống ít ra một tuần. Trái xay khi sống có màu xanh, khi chín vỏ dần chuyển sang màu đen nhung. Vỏ trái xay mỏng, giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ vỏ để lộ ra lớp thịt. Thịt xay màu vàng đậm, xốp và mềm với vị ngọt thanh, được ưa chuộng bởi nhiều người vì có tính nhuận tràng, dễ tiêu hóa.

Câu chuyện của chị phụ nữ gợi lại bao nỗi nhớ về mùa trái rừng đặc biệt với trái viết, trái nổ và trái thanh trà. Chúng tôi lớn lên ở La Gi ngày trước đều nhớ: Trước năm 1976, trong chợ La Gi và mấy chợ vùng phụ cận như: Chợ Động Đền (nay thuộc phường Tân Thiện), Tân Hải, Láng Gòn (Hàm Tân)… vào mùa tháng năm, tháng sáu, có khá nhiều người bán trái nổ, thanh trà. Thanh trà khi chín, màu đỏ vàng, da căng bóng, thịt chua ngọt, chứa một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Trái viết thì nhọn ở hai đầu, thân giữa hơi phình ra trông như ngòi viết. Trái viết lớn nhất bằng ngón tay út người lớn, da màu xanh, cũng chứa rất nhiều vitamin C. Mà đâu chỉ lứa chúng tôi, trái thanh trà, trái viết còn là một trời kỷ niệm với bộ đội cực Nam Trung bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Ông Nguyễn Hữu Trí, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh (2000 – 2005), kể: “Bộ đội khi bị sốt rét, trái thanh trà vô cùng quý. Trái thanh trà vì vậy đi vào văn học: “Thương nhau sốt rét thèm chua. Bạn leo cây thanh trà cao ba mươi thước”- thơ Thanh Thảo. Còn trái viết nhiều nhất là ở khu rừng Bà Tá (nay là Gia Huynh). Bộ đội hành quân, đi lấy lương thực, hay hái trái viết, trái thanh trà, trái quéo (một dạng xoài rừng), ăn giảm khát, duy trì sức lực”.

Ngày nay trái thanh trà được dân miền Tây ươm giống, trồng, bán trái đại trà, nhất là từ tháng ba trở đi. Nhưng với nhiều người từng ăn thanh trà rừng, thì thanh trà miền Tây không ngon và thơm bằng.

Có thể trái rừng một thời gần gũi với bao người; có những người một năm dành ra mấy tháng để hái trái rừng kiếm thu nhập. Những mùa trái rừng nói với chúng ta rằng: Thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng cây trái tự nhiên; cũng như có một thời quanh chúng ta là rừng bao bọc với ý nghĩa là lá phổi thiên nhiên, giúp cân bằng môi sinh, giảm thiểu các tác hại của lũ lụt, duy trì nước ngầm trong đất. Ngày nay, diện tích rừng bị thu hẹp trong đó có bàn tay của con người. Từ đó rút ra bài học về bảo vệ tài nguyên rừng, lá phổi xanh vốn đang có nguy cơ mất dần vì nhiều lý do.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng lưu lượng xả lũ hồ Sông Quao, Sông Khán do mưa lớn

BTO - Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa có thông báo tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ Sông Quao và Sông Khán, huyện Hàm Thuận Bắc, dự kiến sau 14 giờ ngày 17/10/2024. Theo đó, chiều tối ngày 16/10, khu vực...

Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với sản xuất lúa hiện nay, sạ cụm bằng máy là phương pháp còn khá mới ở Bình Thuận. Do đó trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ đưa vào áp dụng cho chương trình sản xuất lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu từ vụ mùa năm 2024... ...

Trình diễn cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Đây là nội dung do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức vào chiều ngày 8/5 tại Trại giống lúa Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc. Tham gia buổi trình diễn có một số phòng, ban, đơn vị, hợp tác xã, nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện. Trung tâm Khuyến nông...

Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho 20 học viên người dân tộc thiểu số

Sáng ngày 2/5, tại Nhà văn hóa xã Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc), 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân trên địa bàn xã đã được truyền dạy nghề đan lát truyền thống. Lớp học do Bảo tàng tỉnh tổ chức, nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy...

Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc đến thăm thân nhân chiến sỹ Điện Biên

BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Sáng 25/4, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch – Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc đã đến thắp hương cho ông Nguyễn Sơn Nhân - chiến sĩ từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nay đã từ trần, hiện đang được gia đình thờ cúng tại nhà riêng ở khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long. ...

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm công tác

BTO-Trong hai ngày 8 - 9/11, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. ...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Cùng chuyên mục

Thương lắm tấm lòng ông thầy già!

Hình ảnh một thầy giáo già nhấc từng bước chân chầm chậm lên bục nhận giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố, vì đã liên tục hơn 10 năm trao tiền quà hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, khiến mọi người xúc động. Tấm gương điển hình quan tâm khuyến học đó là thầy Trương Quý Lô, nguyên Hiệu trưởng Trường Nam - Phan Thiết (nay là Trường tiểu học Đức Thắng 1), hiện thầy đang...

Mời tham gia viết bài cho Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ

Một mùa xuân mới lại sắp về trên quê hương thân yêu, như đã thành thông lệ đón xuân, vui tết hằng năm, Báo Bình Thuận sẽ xuất bản Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ - năm 2025. Ban Biên tập Đặc san xuân Báo Bình Thuận xin trân trọng kính...

Quy hoạch phát triển cơ sở văn hóa, thể thao

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu một số phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao cụ thể. Số hóa dữ...

Khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II

Sáng 3/11, tại TP. Phan Thiết, đã diễn ra lễ khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dự lễ khai mạc, trao cờ cho các đơn vị dự giải. ...

Trao giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận

BTO - Sau thời gian thi đấu sôi nổi, Giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận mở rộng năm 2024 đã bế mạc và trao giải tại Nhà thi đấu Tổng hợp tỉnh. Tham dự giải có gần 200 cua rơ (nam nữ) đến từ 31 Câu lạc...

Gần 200 cua rơ tham gia giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng 2/11, tại Tp.Phan Thiết đã diễn ra lễ khai mai mạc Giải đua xe đạp vô địch các câu lạc bộ tỉnh Bình Thuận mở rộng năm 2024. Tham dự giải có gần 200 cua rơ (nam, nữ) đến từ 31 Câu lạc bộ các tỉnh, thành về tham...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Tuy Phong: Đền Pô Kloong Girai

1. Vị trí ngôi đền: Đền Pô Kloong Girai (Pô Kloong Gì-rài) nằm về phía Đông - Bắc trên đỉnh núi Phọ/ cơk Bhok (đối diện với núi Tàu/ cơk Hok khoảng chừng 1 km về phía Tây) cách thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khoảng...

Nhớ anh Nguyễn Bùi Vợi

Nhà thơ - Nhà giáo Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5/11/1933 tại xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Khoa học xã hội Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc năm 1956, anh được phân công về Trường Sư phạm Hà Nội rồi chuyển lên dạy học ở Vĩnh Phú từ năm 1957 - 1971. ...

Xa rồi những mái nhà tranh!

Mái nhà tranh, vách nứa, cùng với bếp lửa có ông táo chụm bằng củi khô… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Ai xa quê mà không hoài nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái tranh nghèo đã một thời chở che, nuôi dưỡng tuổi ấu thơ. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất