Powered by Techcity

Tết ăn đầu lúa – Hồn lúa hồn người


Tết ăn đầu lúa là di sản văn hóa phi vật thể của người K’ho ở Bình Thuận nói chung và đặc biệt là của người K’ho ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. So với những địa bàn có người K’ho sinh sống, nơi đây còn lưu giữ khá đầy đủ những nghi lễ vòng đời của cây lúa mẹ gắn với tín ngưỡng dân gian và đặc điểm, điều kiện địa lý, núi rừng nơi họ sinh sống lâu đời. Đây là tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền là nghi lễ thiêng, thể hiện sự trân quý hồn lúa.

Nét văn hóa đặc trưng

Nhờ sự giới thiệu và giúp đỡ nhiệt tình của anh Đăng Thuận, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin (VHTT) huyện Bắc Bình về Tết ăn đầu lúa của người K’ho ở xã Phan Sơn, trên địa bàn quản lý và anh từng dự rất nhiều tết với đồng bào nơi đây. Anh cũng có ý định lưu giữ lại những nét đặc trưng của văn hóa tộc người K’ho, vì thấy ngày càng mai một nhưng chưa làm kịp. Năm 2002-2003, trong chương trình mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT, Sở VHTT phối hợp với phân Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh khảo sát, lập dự án nghiên cứu khoa học.

tet.jpg
Nghi lễ cúng Tết đầu lúa của người K’ho huyện Bắc Bình. Ảnh: N.Lân

Đây là một trong những lễ nghi tiêu biểu được nghiên cứu điểm trong thời kỳ đổi mới về chiến lược văn hóa của Đảng. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998, về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây cũng là Dự án nguyên gốc cuối cùng của người K’ho ở xã Phan Sơn được nghiên cứu bài bản. Bởi vì sau đó vài năm họ phải dời làng đi nơi khác nhường chỗ cho Dự án thủy lợi. Nơi bản làng bao đời nay đã thành vùng lòng hồ ngập nước.

Tết ăn đầu lúa (Nhô vrê rơhe) với nhiều nghi thức lễ được tổ chức hằng năm ở nhiều thời gian và không gian khác nhau, liên tục nối tiếp được coi là lễ nghi dân gian đặc sắc nhất trong các lễ nghi hàng năm của người K’ho Phan Sơn. Đây là một chu trình khép kín với nhiều nghi thức lễ, biểu hiện cụ thể của vòng đời cây lúa mẹ: từ khi tỉa lúa cho đến khi cây lúa đâm chồi nảy lộc, sinh trưởng, làm đòng, trổ bông, đơm hạt rồi lúa chín và thu hoạch về nhà. Đỉnh điểm là vào dịp Tết cổ truyền vào ngày 14 – 15 tháng 12 âm lịch hằng năm. Người K’ho Phan Sơn vẫn bảo lưu những tập tục, thói quen truyền thống với nhiều nghi thức lễ nối tiếp theo lịch mùa vụ. Mặc dù khoa học kỹ thuật đã được đưa vào trong sản xuất các loại máy cày, máy xới, máy tuốt lúa… nhưng họ chỉ sử dụng các loại máy móc vào trong sản xuất lúa nước, lúa con, bắp… còn riêng đối với cây lúa mẹ thì vẫn tuyệt đối canh tác theo lối thủ công, thói quen từ ngàn xưa để lại.

Được tham dự Tết ăn đầu lúa một cách đầy đủ là vinh hạnh với chúng tôi. Bởi đây là một trong những tết cuối cùng của đồng bào Cơho Phan Sơn trên vùng đất định cư lâu đời. Từ sáng sớm khi những giọt sương trên cây cỏ chưa tan hết đã theo chân những người trong một gia đình lớn và có vai vế, uy tín trong cộng đồng để ghi hình và ghi chép tư liệu. Thật khó để cùng lúc ghi hết và miêu thuật đầy đủ các hoạt động của các lễ nghi do ông chủ lễ và những thành viên trong gia đình này thực hiện. Từ khi lên rẫy tuốt lúa và một loạt những lễ nghi đi kèm với mỗi chi tiết lễ nghi ở rẫy, trên đường về nhà, đưa lúa mẹ qua suối, vào nhà, vào kho… Dù vậy chúng tôi vẫn cố gắng trong mọi chi tiết. Bởi đây không phải là lễ nghi phục dựng mà là trực tiếp hiện thực, đảm bảo sự tôn nghiêm và tính thiêng của chuỗi lễ nghi, có sao làm vậy. Dân dã như nó từng dân dã qua nhiều thế kỷ ở chốn núi rừng.

Khi mặt trời lên ông chủ nhà và mọi người cùng nhảy và hát quanh cây nêu cắm giữa rẫy. Ông chủ nhà làm nghi thức tháo chùm bông lúa rồi treo lên thân cây nêu, sau đó lấy một ống tre làm kèn thổi liên tục ba hồi, rồi kính cẩn khấn cầu, mời gọi Yàng về ăn tết: “Hôm nay là ngày Nhô vrê rơhe, gia đình chúng tôi xin được đem hồn lúa về nhà cúng và cùng ăn tết với gia đình”. Ông tiếp tục thổi ba hồi kèn rồi cầu khấn lần nữa mời gọi Yàng, hồn lúa bị rơi rụng thất thoát trên nương rẫy, bị con chim, chuột, sâu bọ, thú rừng ăn, bị nước lũ cuốn trôi hãy linh ứng về đây để cùng con cháu về nhà ăn tết. Khấn xong, chủ nhà tháo chùm bông lúa mẹ gói đặt vào gùi, rồi tháo “con Hiu” (nơi trú ngụ của hồn lúa trên thân cây nêu). Xong, cả đoàn rước cùng vui vẻ đưa hồn lúa về nhà ăn tết.

Khi qua một con suối, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy chủ nhà dừng lại, chặt một cây tre thả ngang qua suối để bắc cầu cho hồn lúa về nhà. Gốc cây tre hướng về phía nương rẫy, ngọn tre hướng về phía nhà (nếu để cây tre theo hướng ngược lại thì Yàng sẽ không qua được). Lúc này chủ nhà lấy ống tre ra thổi ba hồi dài, rồi cầu khấn mời hồn lúa qua suối : “Hồn lúa ơi, hãy theo chiếc cầu này mà về, đừng ở lại bên này suối mà hãy cùng qua suối để về nhà…”. Khi đoàn rước đã qua suối xong, cây tre được thả trôi theo dòng suối và họ tin rằng những rủi ro, bất hạnh trong năm cũ sẽ theo chiếc cầu được dòng nước mang đi, hy vọng một năm mới sẽ đến với nhiều điều may mắn.

tet1.jpg.jpg
Dàn nhạc người K’ho.

Lễ nghi dân dã, tự nhiên

Khi đưa hồn lúa về đến nhà, ông chủ nhà lấy lá chuối trải dài từ cửa nhà vào kho lúa mẹ để làm đường đưa vào kho trú ngụ. Quan niệm chung của họ là nếu không làm như vậy thì hồn lúa sẽ không biết đường vào nhà và có thể đi lạc vô nhà khác. Nếu như vậy là một điều xui xẻo cho gia đình khi bước vào năm mới. Cùng với việc trải lá chuối dưới sàn từ cửa nhà họ còn phải bắc thang từ sàn nhà lên kho để hồn lúa biết đường lên. Đó là những chi tiết đắt nhất trong chuỗi lễ nghi họ còn lưu truyền mà sau này không còn nữa.

Xong những nghi thức trên, các lễ vật được bày ra trên lá chuối gồm: gà, rượu cần, rượu trắng, trầu cau, trứng, chuối, bánh tét… ông chủ nhà cầu khấn hồn lúa: “Hôm nay nhân dịp đầu năm, gia đình đã rước Yàng (hồn lúa) về nhà, nhờ ơn Yàng phù hộ mà cuối năm lúa đã đầy bồ, mời Yàng ăn tết cùng gia đình, năm mới cầu mong Yàng phù hộ gia đình khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và làm ăn khấm khá hơn năm cũ…”.

Tất cả lễ nghi đều diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa của từng gia đình và cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia thực hiện và thụ hưởng những giá trị văn hóa nông nghiệp mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh. Điều này cho thấy cái triết lý sâu xa của người K’ho đối với thế giới tự nhiên, thế giới của tín ngưỡng và vũ trụ có mối liên hệ chặt chẽ với đời sống con người, xã hội.

Dự án về văn hóa phi vật thể của người K’ho ở xã Phan Sơn năm 2002-2003 đã hoàn thành theo kế hoạch. Tết ăn đầu lúa sắp về, người viết bài này để tri ân những người đã thực hiện lễ nghi nguyên gốc 22 năm trước. Bởi hiện nay chỉ còn thấy một vài lễ nghi phục dựng trên sân khấu, thiếu hẳn một Tết ăn đầu lúa nguyên gốc với không gian, thời gian và con người thực hiện.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tet-an-dau-lua-hon-lua-hon-nguoi-127182.html

Cùng chủ đề

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc duy trì đà tăng (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên...

Chung tay phát triển các loại hình dịch vụ mới

Thời điểm cuối năm được coi là mùa thấp điểm của khách nội địa. Trên thực tế, không phải cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào cũng có đông lượng khách quốc tế như mong đợi. Tuy nhiên, năm nay ghi nhận những tín hiệu khởi sắc khi...

Ghi nhận từ thông tin hỗ trợ du khách

Thông qua công tác phối hợp thông tin hỗ trợ du khách trên địa bàn Bình Thuận, các đơn vị liên quan đã thực hiện tốt chức năng cũng như góp phần quảng bá hình ảnh và xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện. Cách đây tròn mười năm - tháng...

Gỡ khó để phát triển du lịch canh nông

Bình Thuận là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch canh nông. Loại hình này không chỉ góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến địa phương mà còn góp phần quảng bá sản vật, nâng cao thu nhập cho người nông dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, mô hình du lịch canh nông vẫn còn gặp phải những khó khăn,...

Đặc sản Bình Thuận kỳ vọng tiêu thụ mùa tết

Tháng cuối năm âm lịch, khắp các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tại tỉnh tràn ngập không khí nhộn nhịp của mùa sản xuất cao điểm. Đây là thời điểm để các đặc sản địa phương và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tăng tốc, kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc duy trì đà tăng (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên...

Chung tay phát triển các loại hình dịch vụ mới

Thời điểm cuối năm được coi là mùa thấp điểm của khách nội địa. Trên thực tế, không phải cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào cũng có đông lượng khách quốc tế như mong đợi. Tuy nhiên, năm nay ghi nhận những tín hiệu khởi sắc khi...

Ghi nhận từ thông tin hỗ trợ du khách

Thông qua công tác phối hợp thông tin hỗ trợ du khách trên địa bàn Bình Thuận, các đơn vị liên quan đã thực hiện tốt chức năng cũng như góp phần quảng bá hình ảnh và xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện. Cách đây tròn mười năm - tháng...

Gỡ khó để phát triển du lịch canh nông

Bình Thuận là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch canh nông. Loại hình này không chỉ góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến địa phương mà còn góp phần quảng bá sản vật, nâng cao thu nhập cho người nông dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, mô hình du lịch canh nông vẫn còn gặp phải những khó khăn,...

Đặc sản Bình Thuận kỳ vọng tiêu thụ mùa tết

Tháng cuối năm âm lịch, khắp các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tại tỉnh tràn ngập không khí nhộn nhịp của mùa sản xuất cao điểm. Đây là thời điểm để các đặc sản địa phương và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tăng tốc, kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Cùng chuyên mục

Mời bạn đọc đón xem Đặc san Bình Thuận Xuân Ất Tỵ

Đã thành thông lệ, mỗi dịp xuân về tết đến, Báo Bình Thuận lại gửi đến quý độc giả thân yêu giai phẩm Đặc san xuân như lời tri ân, chúc mừng năm mới! Đặc san xuân Ất Tỵ - 2025 được Báo Bình Thuận phát hành từ ngày 10/1/2025, kính mời bạn đọc mua báo và xem. ...

Đại hội Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ VII (2024 – 2029)

Đoàn Chủ tịch Đại hội.Đến dự và chỉ đạo Đại hội có ông Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ông Huỳnh Ngọc Tâm đang phát biểu ý kiến.Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động của Liên đoàn quần vợt tỉnh Bình Thuận trong nhiệm...

Ra mắt BCH Liên đoàn Vovinam tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào Vovinam tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 5 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Liên đoàn Vovinam Việt Nam...

Bước chuyển của võ thuật cổ truyền Bình Thuận

Ông Lương Thế Điền – Chủ tịch Liên đoàn VTCT tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận: Kỳ thi lên đai lần này cũng nhằm đánh giá công tác huấn luyện của các đơn vị, cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các võ sinh đang tham gia tập luyện bộ môn võ cổ truyền trong thời gian qua. Từ đó, sẽ rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong huấn luyện, đào tạo võ sinh, tiệm cận với...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải”

Có lẽ mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần ca khúc “Bài ca Trường Sơn” của cố nhạc sĩ Trần Chung (1927-2002) mà tác giả phần lời là cố nhà thơ Gia Dũng (1940 - 2019). ...

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật “Chào Năm mới 2025”

Đúng 0 giờ, giữa thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời và giai điệu bài hát “Happy New Year” vang lên đầy cảm xúc vỡ òa của hàng ngàn người dân và du khách Bầu trời thành phố biển bỗng chốc rực sáng những bông lửa lung linh nhiều màu sắc của màn pháo hoa nghệ thuật. Chúc mừng Năm mới 2025. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tung-bung-chuong-trinh-nghe-thuat-chao-nam-moi-2025-126982.html

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật không chuyên lần thứ VIII

BTO - Tối 28/12, lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII năm 2024, đã diễn ra tại Nhà hát Truyền hình - Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận. Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân tỉnh - Nguyễn Minh cùng lãnh đạo các ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh dự khai mạc. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất