Powered by Techcity

Tạo “không gian sống” cho di sản

Bình Thuận cũng như nhiều địa phương trong cả nước chịu tác động bởi quá trình đô thị hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường, nên thách thức lớn nhất là một bộ phận giới trẻ chưa cảm nhận hết giá trị của di sản do bị ảnh hưởng bởi các trào lưu mới, ít tìm thấy sự say mê để theo học, thực hành. Vì thế tỉnh đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp hiệu quả khuyến khích các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Thách thức trong công tác bảo tồn

Gốm Chăm ở làng Bình Đức được làm hoàn toàn thủ công, bằng đôi bàn tay khéo léo, bởi thế mỗi sản phẩm tuy có hình dáng chung giống nhau, nhưng quan sát kỹ không chiếc nào giống chiếc nào. Ngay cả những sản phẩm gốm mỹ nghệ, hoa văn cũng không có mẫu mã trước, người thợ vẽ chìm trên thân sản phẩm. Đó là những hình ảnh dân dã, nét đời thường, gần gũi, đậm nét dân tộc Chăm. Tuy nhiên thống kê của UBND xã Phan Hiệp năm 2023, chỉ còn 43 hộ theo nghề, trong tổng số 408 hộ toàn thôn. Khó khăn hiện nay là nguồn nguyên liệu đất sét ngày càng khan hiếm, giá củi tăng cao, bãi nung chật. Cộng thêm thị trường tiêu thụ mang tính tự phát, bấp bênh, giá thành sản phẩm chưa tương xứng với công sức và thời gian lao động khiến đời sống gia đình các hộ làm nghề thấp, chưa ổn định.

gom2.jpg
Nghề gốm truyền thống đứng trước khó khăn về nguyên liệu bãi nung chật hẹp

Còn với những thể loại nghệ thuật dân gian đều phụ thuộc vào cộng đồng; trong khi những nghệ nhân thực hành các loại hình nghệ thuật dân gian trong cộng đồng dân cư ngày càng cao tuổi, nhiều bậc cao niên tâm huyết đã qua đời. Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể là loại hình văn hóa được trao truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng nên việc sưu tầm và thực hành di sản ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn.

Như bức tranh với những gam màu sáng tối đối lập, có không ít di sản đứng trước nguy cơ mai một và đã bị mai một. Chẳng hạn như dân tộc Raglai, các điệu hát ngâm Hari, Xitít, Kathơn, hát đối đáp giao duyên… vốn được coi là phổ biến trong cộng đồng trước đây, thì hiện nay số người biết hát các điệu hát này rất ít và chỉ còn một vài người. Các điệu múa trong lễ nghi, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng và lao động sản xuất cũng chỉ còn lưu giữ một vài động tác cơ bản.

c0176t01.jpg

Tương tự, với dân tộc Cờho, trước đây nhạc cụ rất phong phú nhưng hiện nay người Cờho ở Bình Thuận chỉ còn lưu giữ các nhạc cụ chủ yếu như Cồng, Chiêng, trống Sagơr, kèn Bầu, Lục lạc. Các nhạc cụ này thường được diễn tấu với các điệu nhạc trong các lễ cúng của gia đình, dòng tộc và các lễ hội, ngày vui của cộng đồng. Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây do nhiều yếu tố và nguyên nhân tác động, nên đa phần các lễ hội lớn của dòng tộc, cộng đồng gần như không còn, mà thỉnh thoảng họ mới tổ chức lễ hội đâm trâu tế thần. Thực trạng đó đặt ra vấn đề nếu địa phương không có kế hoạch bảo tồn, thì dần dần các yếu tố văn hóa gốc, văn hóa truyền thống sẽ bị thất truyền theo thời gian.

Bảo tồn cho thế hệ mai sau

Trong số 117 di sản văn hóa phi vật thể trong tỉnh, thuộc 7 loại hình: tiếng nói – chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, thì 5 lễ hội truyền thống và văn hóa tiêu biểu của các dân tộc được tỉnh chọn để phục vụ phát triển du lịch gồm Lễ hội Katê của người Chăm tại tháp Pô Sah Inư, Lễ hội Cầu ngư tại vạn Thủy Tú, Lễ hội Trung thu, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa (Phan Thiết), Lễ hội dinh Thầy Thím (La Gi) đều phát huy giá trị, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh.

_lan3564.jpg
 Lễ hội Cầu ngư đã thu hút rất đông du khách đến TPPhan Thiết
c0163t01.jpg
Biểu diễn văn nghệ trên tháp Pô Sah Inư

Điều đáng mừng với tư cách chủ thể di sản, trong đó các nghệ nhân được coi là “báu vật” sống, là những người gìn giữ, thực hành di sản, đồng thời cũng là những người truyền thụ di sản cho thế hệ sau, họ dần ý thức hơn trong việc truyền dạy, tuyên truyền. Ngay trong làng nghề gốm Bình Đức, tại gia đình ông Lâm Hùng Sổi những kinh nghiệm làm nghề đang được hai con của ông tiếp nối. Hay tại gia đình chị Đặng Thị Hồng – một trong những nghệ nhân làm gốm mỹ nghệ tại đây, đang được “tiếp lửa” cho người con gái 15 tuổi.

Không những thế tại Bắc Bình nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ được thành lập và hoạt động hiệu quả. Có thể kể nhóm múa Chăm (Phan Hiệp, Phan Hòa), nhóm phụ nữ làm gốm gọ (Phan Hiệp), nhóm đánh Đồng la (Phan Điền), mô hình âm thanh giã gạo (Phan Sơn). Chính sự chủ động, tích cực ấy ở các thôn, xã đang góp phần giới thiệu các làn điệu dân ca, nghề truyền thống đến với công chúng, nâng cao ý thức, lòng tự hào của người dân trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng.

c0130t01.jpg
c0173t01.jpg
Những ngày hội văn hóa tái hiện nghi lễ và văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để huy động cả cộng đồng và hệ thống chính trị tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di sản, nhiều chính sách của Trung ương và địa phương đã được ban hành, hỗ trợ kinh phí. Trong đó, UBND tỉnh đã triển khai chương trình “Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Tiếp đó là kế hoạch thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030. Với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu khôi phục, bảo tồn được từ 1 – 2 nghề truyền thống và từ 1-2 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phát triển từ 2 – 3 làng nghề gắn với du lịch. 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…

Bên cạnh ngày hội văn hóa tại địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh liên tục tổ chức các hoạt động với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ đổi mới, hội nhập”; biểu diễn Lễ hội văn hóa đường phố…

img_2363.jpg
c0115t01.jpg
Những hoạt động văn hóa truyền thống được bảo tồn sẽ góp phần phát triển du lịch địa phương

Đặc biệt, cụ thể hóa Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trong năm 2023, Sở có kế hoạch tổ chức các hoạt động trình diễn, tái hiện Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận tại 4 đền tháp Pô Sah Inư (TP.Phan Thiết), đền thờ Pô Tằm (Hàm Thuận Bắc), đền thờ Pô Nít (Bắc Bình) và đền thờ Pô Nrop (Tuy Phong). Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí mua nhạc cụ, trang phục nam và nữ dân tộc Chăm trình diễn dịp Lễ hội Katê diễn ra tại 4 đền tháp.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu Lễ hội Katê đến với nhân dân và du khách sẽ được thực hiện thông qua nhiều kênh. Những lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống; truyền dạy và hỗ trợ loa, mua trang phục biểu diễn cho đội văn nghệ dân gian Cờho tại hai xã Đông Giang, La Dạ sẽ tạo môi trường để các nghệ nhân, nhân dân thực hành và trình diễn.

Với những kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể, những nét tinh hoa được chắt lọc ngàn đời mang đậm truyền thống nhân văn, tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc sẽ tiếp tục sống trong cộng đồng một cách bền vững. Đây cũng là cách cụ thể hóa một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định đó là chú trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

BOX: Di sản văn hóa là tài nguyên cho du lịch khai thác và ngược lại du lịch góp phần quảng bá di sản, làm cho di sản sống trong cộng đồng, tạo ra nguồn lực kinh tế để quay lại đầu tư cho công tác bảo vệ di sản.

Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. ...

Cùng tác giả

Thanh long Bình Thuận có mặt tại hội chợ triển lãm rau quả tại Đức

BTO-Từ ngày 5 - 7/2, tại CHLB Đức đã diễn ra hội chợ triển lãm rau quả Fruit Logistica Berlin. Đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam tham dự Fruit Logistica 2025, trong đó có Hiệp hội thanh long Bình...

Đảm bảo chu đáo, an toàn hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương và 135 năm ngày sinh của Bác

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo nội dung các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) gắn với kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).Thành viên Ban Chỉ đạo 261 tỉnh và các đồng chí dự...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Người diễn viên ca kịch bài chòi cả đời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc

Nghệ sĩ Hoàng Thị Thúy Vân sinh năm 1951 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Ca kịch bài chòi Liên khu V từ năm 1964, khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt ở miền Bắc, nghệ...

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đảng bộ xã Hồng Thái xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý...

Cùng chuyên mục

Người diễn viên ca kịch bài chòi cả đời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc

Nghệ sĩ Hoàng Thị Thúy Vân sinh năm 1951 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Ca kịch bài chòi Liên khu V từ năm 1964, khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt ở miền Bắc, nghệ...

Bình Thuận tổ chức Liên hoan ban nhạc, nhóm nhảy 2025

BTO-Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Liên hoan các Ban nhạc, Nhóm nhảy tỉnh Bình Thuận năm 2025. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), gắn với kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). ...

Ấm áp xuân Phan Thiết

Thu hút công chúng Điểm nhấn bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 vào tối 28/1 (29 tết). Có thể nói, đây là chương trình xuyên suốt mang dấu ấn đặc biệt kết nối trên tất cả các chương trình diễn ra cùng thời điểm trong đêm giao thừa. Chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 2 phần...

385 vận động viên chinh phục đỉnh Tà Cú

Đây cũng là sự kiện chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.Giải năm nay có sự tham gia của 385 vận động viên (236 nam, 149 nữ) thuộc 54 đoàn đến từ 10 tỉnh, thành phố. Các vận động viên tham gia tranh tài ở các cự ly 6.300m (chạy 4.000m và leo núi 2.300m) dành cho nam; 5.300m (chạy 3.000m và leo núi...

Rực rỡ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng CSVN, chào Xuân Ất Tỵ

Tham dự chương trình có các đồng chí: Đặng Hồng Sỹ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Võ Thanh Bình - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Thuận Bích – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.Có thể nói, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95...

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Triển lãm ảnh Xuân Thanh bình

BTO-Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận và Khu di tích Dục Thanh đã tổ chức triển lãm ảnh “Xuân Thanh bình”. Với chủ đề “Xuân Thanh bình”, triển...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Di tích vạn Thạch Long – nơi bảo tồn văn hóa vùng biển

Di tích vạn Thạch Long được hình thành từ thế kỷ XVIII. Di tích bao gồm quần thể kiến trúc trên diện tích gần 9.000 m2, kiến tạo theo lối kiến trúc nghệ thuật dân gian truyền thống, bề thế, trang nghiêm gồm các hạng mục công trình lịch sử - văn hóa như: Chánh điện, Võ ca, gian thờ Tiền vãng, gian thờ Năm bà Ngũ hành, am thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cột cờ, án phong, nhà...

Khách Tây thích thú tự tay gói bánh chưng ở Phan Thiết

Du khách tự tay gói bánh chưng và thưởng thức đặc sản truyền thống Việt Nam dịp cận Tết Nguyên đán ở Phan Thiết. Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 18.1 tại The Cliff Resort ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 dành cho du khách đang lưu trú. Rất đông du khách tham gia lễ hội ở Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn Đặc sắc nhất lễ hội là du khách quốc tế thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất