Powered by Techcity

Sức mạnh của thủy lợi

Nhắc đến vùng khô hạn, có lẽ Hàm Thuận Nam là một trong những địa phương của tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ khi hệ thống các công trình thủy lợi, kênh mương được tỉnh quan tâm đầu tư, đời sống của người dân nơi đây, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đổi thay đáng kể nhờ phát huy nguồn nước để sản xuất.

Vùng chuyên canh giá trị

Về huyện Hàm Thuận Nam những ngày đầu tháng 12, đi đâu cũng nghe bà con nông dân bàn về giá thanh long đang ở mức cao. Đây đang là thời điểm bà con chong đèn cho thị trường tết, nên sản lượng thường thấp hơn vụ mùa. Tuy nhiên, giá thanh long đang nhích dần khiến thị trường thanh long nơi được xem là vùng trồng lớn nhất tỉnh trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Hiện tại giá thanh long ruột trắng bán xô tại vườn đang ở mức từ 14.000 – 18.000 đồng/kg tùy loại. Riêng với thanh long ruột đỏ được các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua dao động từ 25.000 – 40.000 đồng/kg tùy loại. Với giá bán trên phần lớn nhà vườn đều thu được lợi nhuận, nên nông dân đầu tư chăm sóc kỹ phục vụ cho thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

Có được niềm hy vọng ấy, cũng xứng đáng cho những nhà nông kiên trì bền bỉ với trái “rồng xanh” dù thị trường những năm qua trồi sụt theo biểu đồ hình sin, khiến diện tích trồng thanh long nhiều nơi phải thu hẹp. Chưa kể, để trở thành “thủ phủ” rồng xanh, chính quyền huyện Hàm Thuận Nam đã trải qua bao khó khăn, biến vùng đất khô hạn ngày nào  trở thành vùng trồng thanh long trọng điểm của tỉnh. Còn nhớ cứ đến tháng 3, cao điểm mùa khô, người dân huyện Hàm Thuận Nam lại không khỏi lo lắng vì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Nhưng vài năm trở lại đây, nhờ có các hồ chứa thủy lợi được tu sửa, xây dựng bên cạnh các công trình chuyển nước đã đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt lẫn sản xuất nông nghiệp của người dân. Qua đó, hình thành các vùng chuyên canh đối với cây thanh long, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ thế, đời sống người dân từng bước khấm khá, tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm dần qua từng năm. Theo UBND huyện, qua 5 năm (từ 2016 – 2020) thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện đã có 700 hộ thoát nghèo. Trong giai đoạn này, Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân hơn 178 tỷ đồng cho 5.256 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh… Nhờ có thủy lợi, ngành nông nghiệp của huyện đã phát triển nhanh, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh số hộ nông dân làm giàu chính đáng.

ho-thuan-quy.jpg
Các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn huyện phần nào đảm bảo nguồn nước cho người dân canh tác

Có thể thấy, từ một huyện chưa có công trình thủy lợi nào đáng kể, đến nay hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nhiều công trình lớn, với tổng lưu lượng nước tích được hàng năm trên 49 triệu m3 và tổng diện tích tưới chủ động nước hiện nay là trên 6.500 ha. Tuy nhiên, hiện nay còn 2 xã vùng cao Hàm Cần, Mỹ Thạnh hệ thống thủy lợi chưa tiếp nối được, nên đời sống bà con vùng đồng bào nơi đây gặp không ít khó khăn.

Khát khao có hồ Kapet

Trở lại vùng cao này những ngày cuối năm, có thể thấy thấp thoáng những mảng xanh từ rẫy thanh long, cao su, trôm của bà con, thậm chí có cả những vườn xoài trĩu quả. Nói thế, không phải nơi đây đã trù phú nguồn nước, câu chuyện nước tưới tiêu vẫn còn là nỗi lo cho vùng cao này. Ngoài 1 vụ bắp, vụ lúa, chính quyền địa phương đã hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tận dụng nguồn nước mạch, nước ngầm hiệu quả nhất trong mùa khô. Vấn đề nước sản xuất lẫn sinh hoạt là sự khát khao cháy bỏng của người dân 2 xã này, nên việc họ mong ngóng sớm xây dựng hồ Ka Pet để có nước sản xuất, có cuộc sống mới là điều hiển nhiên. Khi dự án đầu tư hồ Ka Pét với dung tích chứa hơn 50 triệu m3 nước được triển khai, sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nông nghiệp của huyện phát triển và đời sống của người dân 2 xã vùng cao này được đổi đời.

Từ 1 vụ bắp bấp bênh, chị Nguyễn Thị Mỹ Bông (xã Hàm Cần) đã chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, nhờ thế năng suất nông sản hàng năm đều đạt khá. Gom góp qua nhiều năm, từ khi nước sản xuất trong vùng không còn khan hiếm, chị vay vốn, mượn thêm gia đình, mua được rẫy trồng thanh long cho năng suất cao. Chị chịu khó tiếp cận kiến thức sản xuất, áp dụng công nghệ để tiết giảm chi phí, tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động… Nhờ thế đời sống gia đình chị cải thiện rõ, đầu tư cho con cái học lên đại học.​

chi-bong.jpg
Chị Bông bên vườn thanh long của mình

Theo UBND xã Hàm Cần, tính đến nay toàn xã có hơn 547 ha thanh long đang tiếp tục sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong năm 2023, địa phương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai dự án SACCR của tỉnh Bình Thuận cho 325 hộ dân được hưởng lợi từ dự án, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn và già neo đơn. Theo đó, nhiều hộ dân được hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm với 3.900.000 đồng/hộ; hỗ trợ vật tư nông nghiệp là 22.000.000 đồng/hộ; hỗ trợ xây ao, đào ao là 24.000.000 đến 35.000.000 đồng/hộ. Trong đó, tổng số hộ tham gia hưởng lợi ao 24 hộ, tổng số hộ hưởng lợi vật tư nông nghiệp là 301 hộ. Nhờ đó, đời sống của người dân nơi đây đỡ khó khăn, chăm lo sản xuất và có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

san-xuat-thanh-long-o-xa-ham-can-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-4-.jpg
Đời sống của người dân vùng cao khá dần lên nhờ cây trồng mới

Khi đã có điều kiện cần, nghĩa có đất sản xuất, nguồn nước tưới tiêu ổn định, thì các hộ dân nơi đây phải nỗ lực sản xuất, chăm chỉ làm ăn để sớm ổn định cuộc sống, thông qua sự hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng CSXH đã giải quyết cho 1.757 hộ vay với tổng vốn cho vay hơn 58 tỷ đồng, trong đó, 45 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 2.883 triệu đồng; 142 hộ cận nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 9.790 triệu đồng; 1 hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 70 triệu đồng; 9 hộ gia đình vùng khó khăn vay sản xuất kinh doanh với tổng vốn cho vay là 420 triệu đồng. Ngoài ra, còn cho vay vốn nước sạch vệ sinh 994 hộ với tổng vốn 18.960 triệu đồng; 45 hộ đồng bào DTTS vay hơn 4 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất…

san-xuat-thanh-long-o-xa-ham-can-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-10-.jpg
san-xuat-thanh-long-o-xa-ham-can-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-5-.jpg
Khi hệ thống thủy lợi nhất là dự án hồ Kapet được đưa vào sử dụng 2 xã miền núi được phủ xanh sẽ không còn là chuyện xa vời

Với nhiều chính sách dành cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào DTTS, tin rằng đời sống của nhân dân, bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, khi hệ thống thủy lợi nhất là dự án hồ Kapet được đưa vào sử dụng, câu chuyện 2 xã miền núi được phủ xanh sẽ không còn là chuyện xa vời.

Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn huyện có 839 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,73% và 1186 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 3,87%.


MINH VÂN, ẢNH: N. LÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần

BTO-Ngày 25/10, tại xã Hàm Cần (Hàm Thuận Nam), Trung tâm Khuyến Nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận tổ chức bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần. Đây là nội dung trong mô hình ứng dụng...

Nắng hạn ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống bắp từ nguồn hỗ trợ

Sau khi tiếp nhận giống bắp do Trung ương hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai năm 2023, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã phân bổ giống bắp cho 2 xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh để sản xuất vụ hè thu 2024. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nắng hạn chưa thể xuống giống, trong khi hạn sử dụng của giống bắp đến cuối tháng 6/2024, khiến UBND xã và nông dân lo lắng sẽ...

Lo sinh kế vùng hạn Hàm Thuận Nam

Bây giờ, lòng hồ Tà Mon đất nứt toác, cạn kiệt. Trong khi vùng đồng bào Hàm Cần, Mỹ Thạnh, hạn hán còn lấy đi sinh kế của từng nhà, từng người … Gặp gỡ người dân mất đất cho hồ Ka Pét hình thành Dù mới sáng sớm, nhưng tại Nhà văn...

Chuyến xe củi cuối năm

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tìm được việc làm ở một cơ quan nhà nước và sống lập nghiệp tại TP. Đà Lạt mộng mơ. Vì thế, đã nhiều năm rồi gia đình nhỏ của tôi không dùng bếp củi. Bếp lửa nhóm củi và khói bếp lam chiều bay...

Người dân Mỹ Thạnh muốn bồi thường bằng đất

Ủng hộ tuyệt đối chủ trương dự án hồ thủy lợi Ka Pét, song người dân có đất sản xuất trong lòng dự án mong muốn ngành chức năng quan tâm bồi thường bằng đất chứ không phải bằng tiền để có sinh kế bền vững. Đó là nguyện vọng của cử tri xã Mỹ Thạnh đề đạt với đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc mới vừa diễn ra. ...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất