Powered by Techcity

“Săn”… dời biển!

“Không có con cá, con mực nào chê mồi này hết. Dù đào khá cực và khó móc mồi, nhưng đây là loại thức ăn số một của nghề câu…” – ông Huỳnh Tâm (thôn Hà Thủy 2, xã Chí Công, huyện Tuy Phong) chia sẻ khi đang tranh thủ đào dời biển thời điểm thủy triều xuống.

Nghề vất vả

Sáng sớm những ngày cuối năm Quý Mão 2023 – thời điểm nước rút, thời tiết ở vùng ven biển xã Chí Công, huyện Tuy Phong cũng như nhiều điểm ven biển khác của Bình Thuận, chịu ảnh hưởng của biển động. Đó là cảm giác từng cơn gió bấc thổi mạnh, mang theo cái se lạnh, dù mặt trời có kịp chiếu nắng chói chang đi nữa.

z5060457434907_abedcb8d3df0f0bbc3f5ab09048b5c1d.jpg
<i>Vùng ven biển Chí Công sôi động khi thủy triều xuống<i>

Với người dân bản địa, có lẽ đã quá quen thuộc với sự thay đổi thời tiết, với từng con nước lên xuống của thủy triều vào đầu và giữa tháng. Nhưng với người ở nơi khác đến như tôi, chắc hẳn không phải ai cũng thích nghi liền được nét đặc trưng khí hậu này. Họ cũng khó hiểu hết được những công việc hàng ngày vất vả của người dân cả một đời sống dựa vào nghề biển…

z5060450041263_44b1473304044116e7d44e6a137f8129.jpg
<i>Ngư dân đào dời biển tại xã Chí Công<i>

Trời mới tinh mơ, nhưng bãi ven biển khu chợ cũ Chí Công đã ồn ào, náo nhiệt. Một phần vì sát chợ, một phần đúng dịp ngày cuối tháng âm lịch nên thủy triều xuống. Cách bờ một đoạn khá xa, hình ảnh những ngư dân, người làm hậu cần nghề biển như đầu nậu, bốc vác… và có cả người dân bản địa nối đuôi nhau ra điểm neo đậu của tàu cá để vận chuyển hải sản vào bờ. Khi con nước rút sâu, ở phía bờ sát những hộ dân sinh sống, một nhóm ngư dân khác tách hẳn khỏi không khí rộn ràng của buổi chợ.

Họ đang “đằm” mình, ngồi bệt xuống lớp bùn đất đen kịt, xen lẫn vô số vỏ sò, ốc và… rác, lọ mọ đào con dời biển. Hành trang họ mang theo là bộ đồ bảo hộ, đôi ủng dài, bao tay, ca nhựa nhỏ, một thùng đựng và cây xà beng.

z5060471558443_c5d3a2ecba2e3325f336b0f85dcb40c7.jpg
<i>Đào dời nơi đất sình lầy<i>

Mới nhìn có vẻ công việc khá đơn giản, nhưng thực tế để làm được nghề này phải chịu khó, chịu bẩn, chịu lạnh, khi phải ngâm mình hàng tiếng đồng hồ dưới nước biển, sình bùn. Ngoài ra, để đào dời biển có hiệu quả, còn phải có “nghề”, đôi tay khéo léo, nhẹ nhàng cầm con dời nhỏ như đầu đũa, tránh làm đứt chúng sẽ dễ chết, không bán được giá và không trữ được.

Ngư dân đào dời biển tại xã Chí Công.

Do đào từ sớm, nên đến chừng 7 giờ sáng, mỗi người có mặt ở đó đã có trong tay 1/3 xô đựng sơn lớn, tầm 2 kg. Số thành phẩm này hiện đang được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Nguồn tiêu thụ chủ yếu cho các cơ sở nuôi tôm giống, hoặc bán làm mồi câu.

z5060451637398_f8b3734c0da57ee31102fed0831fde10.jpg
<i>Dời biển sau khi được đào lên<i>

Mồi “bén” của các loại hải sản

Tận mắt chứng kiến thành phẩm thu được từ những ngư dân này, tôi thoáng bất ngờ và có chút rùng mình. Bởi đầu tiên nhìn thấy con dời biển, tôi trông chúng khá giống với loài giun đất, nhưng có độ nhớt và hai bên thân chi chít chân nhỏ, tua tủa…chẳng khác mấy so với con “rươi” sống ở các con sông vùng Bắc miền Trung.

z5060448317984_e0beec64e662e083f469c887193a464a.jpg
<i>Ông Huỳnh Tâm chỉ chúng tôi cách thức đào dời biển<i>

Ông Huỳnh Tâm (thôn Hà Thủy 2, xã Chí Công) cũng là một ngư dân chuyên nghề câu mực, cá, cầm trong tay cái xô nhỏ, dẫn chúng tôi men theo các bậc đá, xuống phía dưới biển, nơi nước đã rút. Những tảng đá lớn ở bãi sò nhô lên, xung quanh bao phủ những lớp dày vỏ sò được chất đống qua nhiều năm. Ông Tâm lấy tay lật một hòn đá lên, chỉ tay xuống nói: Dời biển thường sống ở sát cạnh đá, luồn sâu vào lớp bùn đất. Nếu ai có kinh nghiệm đào dời lâu năm, khi lật viên đá lên sẽ thấy màu nước đục, hoặc tạo thành vết chỉ (đường di chuyển) của dời để bắt. Theo ông Tâm, con dời biển có thân mềm, chất dinh dưỡng cao, là thức ăn yêu thích của hầu hết các loại hải sản. Người dân địa phương gọi đây là con dời biển, nhưng chúng không gây độc và ngứa như tên gọi của nó. Từ lâu chúng đã là mồi câu số một của ngư dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, để thu nhiều chiến lợi phẩm từ biển.

z5060460095168_f4a603846f08b8d30eff5bfb3d085f10.jpg
<i>Ngư dân và nghề câu trên vùng biển Tuy Phong<i>

Ông Tâm cho biết, trước đây loài vật này rất nhiều, nhưng mấy năm gần đây, do thị trường tiêu thụ mạnh, người ta mua về để làm thức ăn cho tôm giống nên bà con đua nhau đi đào. Ở vùng ven biển Nam miền Trung, còn có nhiều lao động đi đào dời từ tỉnh này tới tỉnh khác để sử dụng hoặc bán cho thương lái kiếm thêm thu nhập. Riêng toàn xã Chí Công hiện có trên 100 thuyền, thúng làm nghề câu. Với những ngư dân địa phương, mỗi chuyến đi câu trong ngày hoặc đêm, họ thường chuẩn bị khoảng nửa ký dời biển, đủ câu rồi ngày sau mới đào tiếp, chứ ít dự trữ, bởi loại này chỉ để được vài ba ngày. Với những ngày nước lên không đào được dời biển, ngư dân lại mua sò giá để dành làm mồi…

Trước thực tế tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ngoài các loại hải sản thì ngay như con dời biển cũng đang trở nên ít hơn từng ngày, do độ “săn” dày đặc của con người. Riêng với những ngư dân vùng ven biển Chí Công nói riêng và nhiều xã ven biển trong tỉnh nói chung, dù vất vả, khó khăn đến đâu, nhưng vì mưu sinh, lo cơm áo, gạo tiền, họ vẫn gắn cả đời mình với nghề biển, kể cả công việc vất vả như “săn” dời…

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” lần thứ I/2024

UBND huyện Tuy Phong vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh lần thứ I/2024. Cuộc thi này nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch và phát huy tinh thần chủ...

Sôi nổi Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng huyện Tuy Phong

BTO - Trong 2 ngày (12 – 13/10), trên sân bóng Trúc Lâm (thị trấn Liên Hương) đã diễn ra Giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng huyện Tuy Phong năm 2024. Giải bóng đá do UBND huyện tổ chức chào mừng ngày Du lịch Bình Thuận (24/10). Tham dự giải...

Tập huấn kỹ thuật nuôi biển và phòng bệnh thủy sản nước mặn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi biển và các biện pháp phòng bệnh thủy sản nước mặn tại huyện Tuy Phong. 55 hội viên Hội Nông dân của các xã Chí Công, Bình Thạnh, Phước Thể, Phan Rí Cửa và Vĩnh Tân đã đến tham dự. ...

Giải Vovinam trẻ và vô địch tỉnh Bình Thuận hứa hẹn nhiều hấp dẫn

BTO-Với số lượng vận động viên và số lượng đoàn đăng ký tham dự tăng, Giải Vovinam trẻ và vô địch tỉnh Bình Thuận năm 2024 hứa hẹn diễn ra vô cùng hấp dẫn, mang đến cho khán giả những trận đấu sôi nổi, kịch tính. Giải trẻ và vô địch Vovinam...

24 loài chim và thú khác được ghi nhận tại rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc

BTO-Viện sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Khoa học vật liệu ứng dụng) vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu cheo cheo lưng bạc bằng bẫy ảnh tại Ban quản lý Rừng phòng hộ (BQL RPH) Lòng Sông – Đá Bạc (Tuy Phong). Kết quả, chưa ghi nhận được loài...

Cùng tác giả

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Cùng chuyên mục

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

BTO-Sáng 18/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Ông Nguyễn Hồng Hải...

Cảnh báo hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn từ sở đồng chức năng của tỉnh Lạng Sơn về việc hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại. Theo đó thông tin từ cuối tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất