Powered by Techcity

Sắc xanh ở vùng quê Phú Lạc

Chúng tôi về thăm xã nông thôn mới Phú Lạc (Tuy Phong) trong tiết trời thu tháng 8. Đi giữa xóm làng với bao ngôi nhà khang trang kiến trúc đẹp, những con đường bê tông chạy dài sạch sẽ… làng quê bình yên đã khoác lên mình chiếc áo mới.

Gặp gỡ người dân mới biết chuyện xây dựng nông thôn mới ở Phú Lạc không chỉ đem đến cho người dân cách nghĩ, cách làm ăn hiệu quả mà còn phát huy tốt hơn những tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở một vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc.

Phát huy vai trò chủ thể

Gặp chúng tôi, sư cả Thường Xuân Hữu ở thôn Lạc Trị bày tỏ cảm xúc “Bà con đồng bào ai cũng vui mừng, phấn khởi vì xã đạt chuẩn nông thôn mới”. Theo vị sư cả cũng là Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn tỉnh Bình Thuận thì khi triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới ở xã Phú Lạc, bà con trong xã rất đồng thuận, bởi ai cũng hiểu rằng mình vừa là chủ thể vừa là người thụ hưởng. Chính điều đó đã khơi dậy được tinh thần chủ động, hành động tích cực của bà con, không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

dsc_8917.jpg
Ảnh ĐHòa

Hôm diễn ra Lễ công bố xã Phú Lạc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, lãnh đạo UBND huyện Tuy Phong cho biết, thành công của Phú Lạc là vận dụng tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ”. Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong Võ Đức Thuấn nhận xét, trong xây dựng nông thôn mới, Phú Lạc dựa vào nội lực, phát huy được tính tự chủ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Ðiều đáng ghi nhận là có sự góp sức của những người có uy tín trong cộng đồng, trong đó nhiều chức sắc đã tuyên truyền, vận động bà con yên tâm ra sức làm ăn và cùng chung tay với chính quyền vận động xây dựng nhiều công trình dân sinh, kinh tế-xã hội phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn.

Lần giở lịch sử Phú Lạc, chúng tôi biết trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, xã Phú Lạc là một trong những địa bàn trọng điểm mà địch đánh phá. Vượt qua bao mất mát hy sinh, đồng bào các dân tộc đã đoàn kết một lòng theo Đảng làm cách mạng, giành độc lập tự do cho quê hương, đất nước. Giờ đây, chính truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết đó tiếp tục phát huy, tạo nên sức mạnh để nhân dân “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, xây dựng quê hương Phú Lạc khởi sắc như ngày hôm nay.

Sắc xanh ở vùng quê

Anh Qua Tứ Chuyến – Bí thư chi bộ thôn Lạc Trị, một người con của dân tộc Chăm cho biết trước đây, thôn Lạc Trị còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp. Giao thông còn những con đường đất, đi lại rất khó khăn vào mùa mưa… “Sau 10 năm, cuộc sống của bà con trong thôn đã hoàn toàn đổi khác. Nhà ai cũng ruộng vườn, cây trái xanh tươi, có của ăn của để”- anh Chuyến nhận xét. Anh Chuyến kể, thời kỳ đỉnh cao người dân trong thôn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi bò, dê và trồng thanh long, nho, táo… Đặc biệt, nhiều người bỏ vốn đầu tư máy móc kết hợp với làm thêm dịch vụ nông nghiệp từ khâu làm đất, gặt hái, vận chuyển, phân thuốc đến đầu mối thu mua nông sản… nên vẫn thừa để trang trải chi phí sinh hoạt cho một gia đình ở nông thôn.

Hỏi ra mới biết, sở dĩ người dân Phú Lạc những năm qua có điều kiện tập trung phát triển mạnh kinh tế là bởi hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư bê tông hoặc nhựa hóa toàn bộ, cùng với các tuyến đường xuyên nội đồng, kênh mương thủy lợi phát huy hiệu quả. Hệ thống điện thắp sáng, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn…đều được đầu tư mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và phát triển kinh tế.

Anh Mai Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lạc cho biết, xã có 9.077 khẩu, sinh sống ở 3 thôn Phú Điền, Lạc Trị, Vĩnh Hanh, trong đó phần lớn là dân tộc Chăm. Từ năm 2012 đến nay, xã đã huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới hơn 165,3 tỷ đồng, tạo sự chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Theo anh Nghĩa-Phó Chủ tịch UBND xã đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Các tiêu chí về giao thông, văn hóa, trường học, y tế, thôn, chợ, nhà ở, nước sạch, môi trường, hợp tác xã… đều khá tốt. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng qua từng năm, đến nay được 44,3 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%, thấp hơn mức quy định.

Với lợi thế về địa hình sông suối, thủy lợi, đất đai màu mỡ và nguồn lao động sáng tạo, cần cù…đã tạo cho Phú Lạc một vị thế nổi bật trong sản xuất nông nghiệp, trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của huyện Tuy Phong hiện nay và kể cả trong thời chiến tranh. Bước chân trên những con đường xuyên nội đồng, những tuyến kênh mương bê-tông được đầu tư bài bản, chúng tôi thật sự ấn tượng về diện mạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở nơi đây. Đứng giữa cánh đồng lúa Lạc Trị đang thì con gái xanh mơn mởn, cùng với những vườn nho Hồng Nhật, táo… đung đưa quả ngọt, tôi thấy lòng mình mát rượi. Như để tôi hiểu thêm, anh Mai Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lạc bảo xã rất chú trọng đến các mô hình khuyến nông, không chỉ là tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn hỗ trợ cho nông dân biết tìm hiểu thông tin, phân tích, đánh giá thị trường, bảo quản nông sản, thậm chí là hướng người nông dân tham gia làm dịch vụ nông nghiệp. “Mấy vụ rồi do giá phân bón tăng cao, vật tư nông nghiệp và diễn biến thị trường không thuận lợi, nhưng bà con vẫn có thu nhập khá, ai cũng vui” – ông Nghĩa bộc bạch.

Tôi biết, làm nông nghiệp thì câu chuyện “cần câu và con cá” luôn là những trăn trở của chính quyền và nông dân, song ở Phú Lạc là minh chứng sinh động thể hiện kết quả của sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới. Đưa tay chỉ ra cánh đồng xanh ngát, anh Nghĩa cười vui vẻ, nói “Có cần câu rồi, nông dân chúng tôi sẽ câu được nhiều cá hơn, cá càng to càng mừng”.

Về Phú Lạc, vùng quê yên bình trong tiếng cười trong trẻo, hiếu khách. Mọi người chí thú làm ăn, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự ở xóm làng, trong đó các vị sư cả, chức sắc luôn gương mẫu, khuyên bảo trong họ tộc, con cháu sống đoàn kết, hòa thuận, hiếu nghĩa. Điều đáng mừng đó là người dân Phú Lạc luôn giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa tự ngàn xưa. Các đền, tháp, miếu, chùa ở đây đều là những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm tinh thần dân tộc; không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo mà còn phản ánh sức phát triển kinh tế, đời sống văn hóa và tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước của người dân Phú Lạc.

Theo các vị chức sắc, dân tộc Chăm và các dân tộc khác ở Phú Lạc sống rất gần gũi, cộng canh cộng cư với nhau, dựa lưng vào nhau trong mọi sinh hoạt để hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực và thân tình. Chính sự hỗ trợ này khiến cho cư dân Chăm và các dân tộc khác xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống. Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế đã tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa các dân tộc như về ăn, mặc, về ngôn ngữ, về tôn giáo, tín ngưỡng… Đặc biệt, trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử đã tác động đến tâm tư tình cảm và thử thách rèn luyện con người nơi đây xuyên suốt chiều dài lịch sử qua các thế hệ, người dân Phú Lạc luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường, chung sức chung lòng, xây dựng và vun đắp những truyền thống tốt đẹp trong lao động sản xuất và đời sống, trong chiến đấu, trong đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt để vượt lên đói nghèo, lạc hậu.

Chia tay Phú Lạc – vùng đất của sắc xanh và ấm no. Lễ hội Katê đã về, làng quê sẽ vui hơn với những vũ điệu Chăm duyên dáng, uyển chuyển, cùng tiếng trống Ghinăng, Paranưng bập bùng, tiếng kèn Saranai réo rắc… làm say đắm lòng người.  

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Tiên phong trồng dưa lưới công nghệ cao

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang được bà con nông dân trong tỉnh rất chú tâm và từng bước áp dụng ở Tuy Phong. Trong đó, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao, đem lại hiệu quả cũng như thu nhập bước đầu ổn định cho các thành viên. ...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo...

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10

 Vị trí và hướng đi của bão số 10 vào chiều ngày 23/12. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Cùng chuyên mục

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

BTO-Sáng 18/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Ông Nguyễn Hồng Hải...

Cảnh báo hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn từ sở đồng chức năng của tỉnh Lạng Sơn về việc hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại. Theo đó thông tin từ cuối tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất