Powered by Techcity

Rời phố về quê nuôi heo rừng lai

Hiện trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc có nhiều gương nông dân, phụ nữ có tri thức, tốt nghiệp đại học, ở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc nhiều năm nhưng thu nhập không ổn định đã trở về quê hương lập nghiệp, phát huy hiệu quả kinh tế từ những cây trồng vật nuôi lợi thế, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong đó, có chị Nguyễn Hoàng Hạc, ngụ thôn 3, xã Hàm Liêm nuôi heo rừng lai và heo đen theo hướng hữu cơ, mỗi năm thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chị Hạc ở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc theo đúng chuyên ngành đã học. Gần 20 năm lao động cần mẫn, nhưng thu nhập của gia đình không mấy ổn định nên năm 2015, hai vợ chồng chị Hạc quyết định trở về quê hương thôn 3, Hàm Liêm lập nghiệp. Nơi quê nhà, có đất rộng, thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ từ nghề nông nghiệp. Qua tìm hiểu, nhận thấy nghề chăn nuôi heo rừng lai và heo đen theo hướng hữu cơ có nhiều triển vọng: Thứ nhất là đầu ra thuận lợi khi thị trường đang có nhu cầu về thịt heo rừng lai và heo đen có chất lượng thịt thơm ngon; thứ hai kỹ thuật nuôi khá đơn giản, dễ thực hiện; nguồn thức ăn tận dụng được từ các phụ phẩm hàng ngày, dễ tìm; không tốn nhiều công chăm sóc và ít tốn chi phí về thuốc phòng, chữa bệnh.

vlcsnap-2023-10-10-16h19m39s080.png

Từ những yếu tố trên, chị Hạc quyết định chọn nghề chăn nuôi heo rừng lai và heo đen theo hướng hữu cơ làm trụ cột phát triển kinh tế. Qua gần 7 năm thực hiện, trang trại chăn nuôi heo của chị Hạc cơ bản hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi được xây dựng với 21 chuồng nuôi. Ngoài ra, trên diện tích đất gần 2 ha xung quanh cơ sở chăn nuôi heo, chị trồng thêm 350 gốc mít nghệ Thanh Sơn, 150 cây dừa xiêm và 500 cây chuối xứ. Các sản phẩm phụ từ vườn cây này cũng góp phần phục vụ nguồn thức ăn xanh cho heo.

Hiện trang trại chăn nuôi heo của chị Hạc có 20 con heo nái và 2 con heo nọc giống. Trong đó, 16 con heo nái rừng lai và 4 con heo đen. Heo nái đẻ 2 lứa/năm, trung bình 8 con/lứa, mỗi năm 20 heo nái đẻ khoảng 320 con heo con. Từ số lượng heo này, nuôi xuất bán heo con giống và nuôi chuyên thịt, chị Hạc có thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm. Trong đó, xuất bán khoảng 100 con heo con giống cho nhân dân có nhu cầu chăn nuôi với giá 600.000 đồng/con, thu khoảng 60 triệu đồng; trừ hao hụt, xuất bán khoảng 216 heo thịt/năm, thu 540 triệu đồng. Nhờ áp dụng hình thức chăn nuôi tuần hoàn, khoa học vừa sản xuất con giống vừa nuôi heo thịt, gắn với giải quyết việc làm cho gia đình, lấy công làm lời nên sau khi trừ chi phí, gia đình chị Hạc thu lãi hơn 327 triệu đồng/năm.

vlcsnap-2023-10-10-16h20m28s493.png

“Thời gian đến, gia đình tôi sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng thêm một cơ sở chăn nuôi heo rừng lai và heo đen chuyên thịt ở một địa điểm khác. Cơ sở hiện tại chỉ để sản xuất con giống” – chị Hạc chia sẻ thêm.

Chị Phạm Thị Mỹ Linh – Chủ tịch Hội LHPN xã Hàm Liêm cho biết: Qua theo dõi mô hình chăn nuôi heo rừng lai và heo đen của chị Hạc mang lại hiệu quả kinh tế; Hội Phụ nữ xã đã phát huy vai trò cầu nối, giúp hội viên phụ nữ ở địa phương tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để chăn nuôi heo rừng lai và heo đen phát triển kinh tế hộ.

Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn do giá cả vật tư đầu vào tăng, đầu ra của sản phẩm không ổn định như hiện nay, thì việc đầu tư trang trại chăn nuôi theo hướng hữu cơ theo hướng tuần hoàn của chị Hạc được xem là hướng đi mới cần được nhân rộng.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Kiến nghị sử dụng địa danh “Đa Mi” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Mới đây, sở chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã tổng hợp nông nghiệp Đa Mi sử dụng địa danh “Đa Mi” như là yếu tố cấu thành nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể… Theo công văn gởi UBND tỉnh, Sở Khoa...

Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đây là những mục tiêu hướng tới của Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm...

Chú trọng phát triển du lịch về nguồn

Là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, Bình Thuận sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích mang tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cao. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển thêm du lịch về nguồn. ...

Đậu phộng rớt giá

Đậu phộng đang vào mùa thu hoạch, nhưng rớt giá xuống còn 20.000 đồng/kg, thậm chí 17.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí đầu tư, thuê nhân công thu hoạch thì người trồng xem như không có lãi. Những ngày qua chị Ngọc Chi, ở xã Thuận Minh, huyện Hàm...

Cùng tác giả

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Bình Thuận – hướng ra biển

1. Lúc này, khi giao thông đối ngoại của tỉnh đã và đang dần hình thành thì cũng là lúc cán bộ, người dân Bình Thuận chợt nhận ra một sự tương đồng đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bao nhiêu...

Một nông dân Bình Thuận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa có quyết định trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024 cho 63 nông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Bình Thuận, nông dân Nguyễn Minh Tâm (SN 1981) ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết vinh dự được nhận danh hiệu này. ...

Cùng chuyên mục

Bình Thuận – hướng ra biển

1. Lúc này, khi giao thông đối ngoại của tỉnh đã và đang dần hình thành thì cũng là lúc cán bộ, người dân Bình Thuận chợt nhận ra một sự tương đồng đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bao nhiêu...

Một nông dân Bình Thuận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa có quyết định trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024 cho 63 nông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Bình Thuận, nông dân Nguyễn Minh Tâm (SN 1981) ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết vinh dự được nhận danh hiệu này. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Tập huấn các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường EU

BTO-Gần 60 đại biểu là đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cùng các hợp tác xã, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh vừa tham dự lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường châu Âu”. ...

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, hàng đầu…

BTO-Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan… ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất