Powered by Techcity

Quanh chuyện Rừng Buông


Tôi được sinh ra ở Hàm Tân chỉ trước vài năm nơi này trở thành vùng căn cứ địa thời chiến tranh chống Pháp. Với tuổi thơ đủ sớm thấm thía nỗi ám ảnh rờn rợn bởi bóng rậm cây rừng dưới chân núi Bể của căn cứ địa Giao Loan – Rừng Lá bạt ngàn.

Đêm đêm trong bóng tối bao trùm gian nhà lá, vách che bằng cây gỗ ghép lại nghe tiếng hổ gầm, mễn tác càng thấy sự mỏng manh mạng người. Rồi dần dần quen đi khi nhiều nóc nhà của người dân tản cư bên rẫy mọc lên và cảm thấy yêu mến hơn thiên nhiên, ấm áp tình xóm giềng.

11-rng-la-buong.jpg.jpg

Giao Loan – rừng lá buông

Cho đến bây giờ, hơn nửa thế kỷ với bao vật đổi sao dời khó mà hình dung lại trong nỗi nhớ mênh mang ngày xưa cũ. Nhưng dưới bầu trời căn cứ Giao Loan của miền Đông Nam bộ, hình ảnh cây buông rừng đã ăn sâu vào tâm khảm của tôi. Ngày đó, má và các chị tôi ra rẫy trỉa lúa mà nơm nớp lắng nghe tiếng máy bay oanh tạc của Tây rình rập trên bầu trời. Nhưng cái nghề gần như đuổi theo đời sống một bộ phận cư dân quanh năm, đó là chằm lá, vót đũa, đan tu ví bằng nguyên liệu là cành lá buông non. Những tiếng xào xạc từ mũi ghim nhọn kết thành tấm lá, tiếng lách cách bện từng tấm đệm buồm… trở thành sản vật được bó gọn gàng và chuyển bằng xe trâu hoặc gánh bộ ra xóm biển Tam Tân, La Gi, Thắng Hải, Bình Châu, để bán cho thương buôn hay đổi hàng vải mặc, thuốc tây, xà bông, kim chỉ… ở vùng tạm chiếm.

Cách đây hơn 70 năm đằng đẵng nhưng vẫn hiện lên trong tâm trí tôi cảnh rừng thâm u dưới chân núi Bể, Mây Tàu và phía bên kia núi là đất Đồng Nai- Xuyên Mộc. Nhưng vẫn hít thở luồng sinh khí của vùng căn cứ kháng chiến rộng lớn mang địa danh Giao Loan xưa, kéo dài đến núi Chứa Chan, mốc ranh cực Nam Trung bộ với đất Nam phần.                

Lại nhớ trong sách Gia Định Thành Thông Chí gọi tên Cây Lá Buông theo chữ Hán đẹp như thơ là Bối Diệp Giang, bởi cây buông mọc nhiều, dọc một con sông trên đất Xuân Lộc, Long Khánh. Say sưa những trang sử Địa chí Đồng Nai dẫn tôi đến với một sự kiện hào hùng liên quan. Đó là năm 1863, giặc Pháp đánh vào căn cứ Lý Nhơn, nghĩa quân Trương Định quyết tử chiến phá vây, nhưng do Huỳnh Công Tấn phản bội, phục kích Trương Định hy sinh (19/8/1864). Trương Quyền là con trai Trương Định cùng Phan Chỉnh (Phan Trung) tiếp tục sự nghiệp của cha, lập căn cứ Giao Loan (Rừng Lá) và lùi sâu vào địa bàn Tánh Linh, Bình Thuận để khai khẩn đồn điền, lập kho trữ quân lương. Tỉnh Bình Tuy từ 1956 – 1975 dưới thời Việt Nam cộng Hòa, đã đặt lãnh thổ tỉnh này thuộc Miền Đông Nam Phần, cũng không ngoài ý đồ chiến lược quân sự. Điều đó cho thấy tầm quan trọng vùng đất này như thế nào.

Có tư liệu nói đến cây lá buông với gốc tên từ Bối Diệp Giang (貝 葉 江/ sông Lá Buôn), còn có tên gọi khác là Rạch Lá Bôn. Bản đồ quân sự VNCH 1964 lại ghi sai “Sông Lá Buông, nguồn từ suối Đá Bàn chảy ngang huyện Thống Nhất (Đồng Nai)… “cư dân ở đây phần đông sinh sống bằng cách lấy lá buông dệt buồm, đan tấm, đánh dây, chặt tàu đem bán, do đó mà gọi tên sông”.

Nhớ lại thời khó khăn

Thương nhớ rừng lá buông tĩnh mịch, u trầm. Hình ảnh cây buông rừng và những nhu dụng trong sinh hoạt hàng ngày từ mép lá vuốt tròn nên đôi đũa, làm tên bắn ná, từ cành làm mái lợp, vách nhà… quá chừng gần gũi trong ký ức tôi. Đến mãi sau này, trên đường quốc lộ 1 từ ngã ba Ông Đồn, Cẩm Mỹ, Suối Cát, Căn cứ 4 (Xuân Hòa) qua các thôn xóm dọc dài đến Tân Minh, Tân Nghĩa (Hàm Tân), những sân phơi ven đường với cánh lá buông non trắng muốt, trải bung ra mang hình mặt trời mọc đã gợi nhớ trong tôi một hình tượng của linh khí hồn rừng, tình đất. Vẫn bằng nguyên liệu lá buông, sau ngày thống nhất đất nước 1975, thị xã La Gi và huyện Hàm Tân (Bình Thuận) bấy giờ khai thác lợi thế lâm đặc sản cây lá buông vùng rừng địa bàn Giao Loan miền Đông Nam bộ. Các Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tiên Tiến, Đoàn Kết, 19 tháng 4 Tân An ở La Gi – Hàm Tân ra đời sau ngày vừa giải phóng 1975, đã thu hút trên chục ngàn lao động trực tiếp và cả lứa tuổi học trò cấp 2 mà dẻo tay đan từng cuộn nang buông gia công. Các thương hiệu với mặt hàng, đũa, giỏ, túi xách, nón, mành… đến thị trường Đông Âu.  

Rừng Lá với tên gọi Giao Loan huyền thoại đã là một phần linh khí hào hùng của một thời lịch sử chống ngoại xâm, như một biểu tượng tự hào trên đất miền Đông Nam bộ. Cây lá buông trải dài trên đất tây nam Bình Thuận giáp đến vùng biên với các địa danh Xuyên Mộc, Lộc An, Xuân Hòa, Gia Ray… Có thể, các vùng đất xa hơn vẫn rải rác có cây buông sinh trưởng nhưng vùng đất Giao Loan xưa với miền Đông Nam bộ thời kỳ sau này vẫn coi cây buông còn gắn liền với một phần cuộc sống của người lao động nông thôn. Nếu miền Đông Nam bộ là nơi hội tụ về tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng phong phú, khí hậu ôn hòa thì địa danh Rừng Lá/ Giao Loan cũng rạng rỡ nổi lên như một biểu tượng sáng ngời. Đó là nơi hội tụ hào khí chủ nghĩa yêu nước, khao khát tự do. Năm 2018, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xếp hạng cấp tỉnh Di tích lịch sử căn cứ Rừng Lá xã Xuân Hòa (căn cứ 4/quốc lộ 1), huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Có sự nhầm lẫn về khái niệm “căn cứ” là một khu, vùng, địa bàn rộng lớn của lực lượng kháng chiến trong chiến tranh chống xâm lược. Hoàn toàn khác với các tên gọi căn cứ 1, 2, 3, 4, 5… là cứ điểm (đồn bót nhỏ) quân sự VNCH trước 1975, canh giữ quốc lộ 1 từ Gia Ray – ngã ba Ông Đồn (Xuân Lộc) đến địa phận (Hàm Tân) Bình Thuận.

Chữ Chăm cổ trên lá buông

Theo di sản văn hóa Chăm có nói đến những văn bản xưa, bài kinh, văn tế được ghi chép bằng lá buông (agal bac) đã bị thất truyền cách đây đến 5 đời với kỹ thuật chế tác và được lưu giữ mang tính huyền bí, linh thiêng. Những cả sư trong vùng Chăm Ma Lâm (Pajai) hay đền tháp Po Klaong Girai (Ninh Thuận) cho rằng nguồn lá buông lấy từ vùng núi Tánh Linh hoặc mua lại của người Raglai. Lá được chọn phải là lá buông non, phơi kỹ, để lâu không bị mối mọt. Viết chữ bằng mũi dao nhọn, đầu bút hơ lửa cho nóng. Chữ được dùng mực đen nguyên là mủ gỗ lim. Theo kỹ thuật bí truyền của người Chăm từ xưa đã có cách dùng lá buông để chế tác văn bản xuất phát từ đảo Bali- Indonesia. Bởi đặc điểm đất đai, khí hậu một số vùng nhiệt đới Đông Nam Á phù hợp với loại cây buông phát triển. Với biến thiên lịch sử, người Chăm ở các tỉnh Nam Trung bộ, vùng đồng bằng giáp Campuchia đã tiếp nối truyền thống sử dụng văn bản lá buông coi như trang kinh tụng thiêng liêng cho cúng tế.

Nguồn tư liệu sưu tầm từ những nhà nghiên cứu Chăm đã góp phần không nhỏ trong việc xác lập quá trình hình thành địa phương và góp phần phát huy di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/quanh-chuyen-rung-buong-123760.html

Cùng chủ đề

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt...

Sẽ xây nút giao dạng kim cương trên cao tốc Biên Hòa

TPO – Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ 991, đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình dạng kim cương hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.495 tỷ đồng. Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu vừa thông báo kết luận đồng ý chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ...

Tập trung đề ra giải pháp tích cực, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm

BTO- Chiều 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2024. Cùng tham dự có đại diện HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội - đoàn thể; các huyện, thị xã, thành phố dự họp tại phòng họp trực tuyến của địa phương. ...

Vùng Cảnh sát biển 3: Phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” tại Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa

BTO-Ngày 16/9, tại TP. Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho gần 28.929 em học sinh thuộc 33 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện Tuy Phong (Bình Thuận), huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh). ...

Đồng hành cùng hợp tác xã kết nối tìm kiếm thị trường

BTO-Để tạo điều kiện cho các Hợp tác xã ( HTX), tổ hợp tác và đơn vị thành viên có thêm cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng, nhiều năm gần đây Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. ...

Cùng tác giả

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt...

Sẽ xây nút giao dạng kim cương trên cao tốc Biên Hòa

TPO – Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ 991, đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình dạng kim cương hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.495 tỷ đồng. Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu vừa thông báo kết luận đồng ý chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ...

Tập trung đề ra giải pháp tích cực, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm

BTO- Chiều 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2024. Cùng tham dự có đại diện HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội - đoàn thể; các huyện, thị xã, thành phố dự họp tại phòng họp trực tuyến của địa phương. ...

Vùng Cảnh sát biển 3: Phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” tại Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa

BTO-Ngày 16/9, tại TP. Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho gần 28.929 em học sinh thuộc 33 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện Tuy Phong (Bình Thuận), huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh). ...

Đồng hành cùng hợp tác xã kết nối tìm kiếm thị trường

BTO-Để tạo điều kiện cho các Hợp tác xã ( HTX), tổ hợp tác và đơn vị thành viên có thêm cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng, nhiều năm gần đây Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. ...

Cùng chuyên mục

Ấm áp “Trung thu cho em” tại Mỹ Thạnh

BTO-Tối 15/9, chương trình “Trung thu cho em” đã diễn ra tại Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam), gần 400 trẻ em đồng bào Rai đã có một đêm vui và ý nghĩa trong dịp Tết đoàn viên. Chương trình “Trung thu cho em”  không chỉ tặng quà, lồng đèn cho gần...

Khai mạc Giải bóng đá vô địch tỉnh Bình Thuận – Tiger Cup 2024

Tổng biên tập: Lê Huy Toàn Phó Tổng Biên tập: Thanh Quang, Huỳnh Thanh ...

Sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng nay (13/9), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận. Tham dự có bà Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện cùng các vị chức sắc, chức việc, nhân sĩ, trí thức người Chăm trên địa bàn tỉnh. ...

Phan Thiết, dòng sông cùng bao nỗi nhớ

1. “Soi bóng Cà Ty” là tên của tập thơ có sự góp mặt của 24 tác giả thuộc Chi hội Văn học TP. Phan Thiết, do Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp phép xuất bản quý III năm 2020. Tập thơ gồm 120 thi phẩm gồm nhiều thể loại. ...

Về Tánh Linh gặp bạn bè “mì Quảng”

Thiếu tá Lê Ngôn, nguyên là cán bộ Công an Bình Thuận đã về hưu ở huyện Tánh Linh. Anh là dân gốc Quảng Nam, người luôn xem món mì Quảng quê mình như tri kỷ. Tuy định cư ở quê mới gần cả đời người nhưng có dịp gặp nhau, món mì vẫn là câu chuyện muôn thuở. Nhân món ăn này được xếp văn hóa phi vật thể quốc gia, anh điện thoại mời tôi về Tánh...

Dừng  tổ chức Lễ hội Trung thu thành phố Phan Thiết

BTO-Chiều 12/9, Ban tổ chức Lễ hội Trung thu thành phố Phan Thiết năm 2024 đã ban hành thông báo chính thức về việc dừng  tổ chức Lễ hội Trung thu thành phố Phan Thiết năm 2024. Thông báo nêu rõ, trong những ngày qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây...

Chuẩn bị tốt cho Giải Billiards 3 băng Thế giới lần thứ 76

BTO-Phiên họp thứ 2, ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức địa phương Giải Billiards Carom 3 băng vô địch cá nhân thế giới lần thứ 76 (gọi tắt là giải), đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban Tổ chức để thống nhất phương án tổ chức trong quá trình diễn ra giải. ...

Tạo điều kiện cho đồng bào Chăm Bàlamôn đón Tết Katê vui tươi, an toàn, tiết kiệm

BTO-Đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại Bình Thuận sẽ đón Tết Katê năm 2024 từ ngày 2/10 (nhằm ngày 30/8 âm lịch). UBND tỉnh vừa ban hành công văn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh ký yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan tạo điều kiện...

Công nhận Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam vừa có quyết định công nhận Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận. Được biết, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam được thành lập năm 2013 theo quyết...

Phong trào chơi pickleball đang lan rộng

Nhen nhóm chơi từ năm 2022, nay phong trào chơi môn thể thao mới pickleball đang lan rộng ở Phan Thiết và các huyện, thị khác trong tỉnh, được xem như “làn gió mới” với phong trào thể thao quần chúng trong tỉnh. Xuất hiện ở Tuy Phong từ 2018 Nhắc đến môn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất