Powered by Techcity

Quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm

Nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh, quảng bá, giới thiệu giá trị và bảo tồn vốn quý văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức các chương trình văn hóa phục vụ du khách tham quan tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm.

Sau các nghi lễ cúng vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch, nhằm 14/10/2023 dương lịch tại Di tích tháp Po Sah Inư (phường Phú Hài, TP.Phan Thiết) và Đền thờ Pô Nit (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình), từ sáng sớm 17/10, người dân và du khách ở trong, ngoài tỉnh đã về khá đông để đón xem, cũng như trực tiếp tham gia các hoạt động tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm. Trong đó có cuộc thi viết chữ Chăm truyền thống dành cho lứa tuổi 18 – 50; trình diễn nghề gốm, dệt và làm bánh gừng; hòa mình cùng những lời ca, điệu múa dân gian Chăm hay ngắm nhìn bộ sưu tập với chủ đề “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên” của nhà sưu tập Nguyễn Quốc Dũng (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Ngoài ra, Bảo tàng còn hướng dẫn đoàn du khách tham quan chiêm ngưỡng Bộ sưu tập kho mở Hoàng tộc Chăm tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình; tham quan đền thờ Po Anit tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.

_lan7622.jpg
Lễ cúng cầu an tại tháp Pô Sah Inư
_lan0239.jpg
Múa dân gian Chăm
_lan0421.jpg
Trưng bày triển lãm chủ đề Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên
_lan0424.jpg
Trưng bày triển lãm chủ đề Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên
_lan0430.jpg
<b>Trưng bày triển lãm chủ đề Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên<b>
c0339t01.jpg
Bộ sưu tập kho mở Hoàng tộc Chăm
_lan0701.jpg
Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên
_lan0688.jpg
Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên

Chị Nguyễn Nhã Thanh (du khách Đà Lạt) cho biết: Tôi đã bị cuốn hút bởi đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân người Chăm qua việc trình diễn nặn bánh gừng. Giai đoạn nặn bánh thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo cùng tình cảm của người làm bánh. Bánh củ gừng nặn thủ công hoàn toàn, tạo hình gần giống với củ gừng ở ngoài. Nhìn những chiếc bánh nhỏ xinh, nhánh ngọn ra đều, mịn bóng, lại nhìn những nụ cười của các cô, các chị sau mỗi chiếc bánh hoàn thiện mới thấy người Chăm nâng niu những chiếc bánh cổ truyền như thế nào.

_lan0634.jpg
Bánh gừng

Lễ hội Katê của người Chăm thường diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch hàng năm (tương ứng vào tháng 10 dương lịch). Theo quan niệm của người Chăm, Lễ hội Katê hay còn gọi là Tết Cha để tưởng nhớ công đức của các vị nam Thần (dương tính). Bên cạnh Tết Cha, người Chăm còn có Tết Mẹ là Lễ hội Cambur được diễn ra vào giữa tháng 9 Chăm lịch để tưởng nhớ công ơn của các nữ Thần, đặc biệt là Tổ mẫu Po Inâ Nâgar (âm tính).

Ông Lâm Tấn Bình – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm ở Bình Thuận cho biết: Đi đôi với việc tưởng nhớ đến cội nguồn, công đức của các vị tiền nhân, ý nghĩa trưng bày lễ vật cúng Katê tại mỗi gia đình tộc họ còn mang nội hàm thể hiện lòng chung thủy của người mẹ và tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của người cha lúc sinh thời theo chế độ mẫu hệ và cầu mong cho nhân sinh vật thịnh.

c0082t01.jpg
Đền Pô Nit
c0321t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0330t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0337t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0364t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
_lan0679.jpg
Thi viết chữ Chăm
_lan0718.jpg
Biểu diễn tạo hình sản phẩm gốm Chăm truyền thống của nghệ nhân làng gốm Bình Đức
_lan0581.jpg
Biểu diễn nghề dệt vải truyền thống của người Chăm
_lan0483.jpg
Biểu diễn nghề dệt vải truyền thống của người Chăm

Văn hóa của dân tộc Chăm là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm hiện đang trưng bày hơn 1.500 hiện vật, cổ vật, chia theo các chủ đề: Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm; các hình ảnh và cổ vật; nông cụ và ngư cụ truyền thống; hiện vật và trình diễn chế tác các sản phẩm gốm Chăm; các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công truyền thống và kết quả nghiên cứu sản phẩm văn hóa phi vật thể, phản ánh rõ nét đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc Chăm xưa và nay. Từ khi đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010, nơi đây trở thành ngôi nhà chung để đồng bào và du khách đến nghiên cứu, giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần trong dịp lễ, tết. Trong đó, từ đầu năm đến nay trung tâm đã đón hơn 7.000 lượt khách đến tham quan.  

Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê 2024

BTO-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024. Lễ hội Katê sẽ diễn ra từ ngày 1 - 2/10/2024, tại di tích tháp Pô Sah Inư, gồm phần lễ và phần hội. Trong...

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại Hàm Trí

BTO-Chiều 19/4, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc. Tham gia lớp học có 21 học viên trên địa bàn thôn Lâm Giang, xã...

Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm Phan Hòa

Chiều 6/11, Bảo tàng tỉnh phối hợp với UBND xã Phan Hòa (Bắc Bình) khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn xã Phan Hòa. Lớp học có 25 học viên, do các nghệ nhân và người am hiểu về nghệ thuật hát ngâm Ariya của người Chăm ở Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc truyền dạy. ...

Tín ngưỡng thờ Po Cei Khai Mâh Bingu của người Chăm

Cộng đồng người Chăm thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh tổ chức lễ cúng cho Po Cei Khai Mâh Bingu trên núi theo định kỳ từ 3 - 5 năm/lần. Việc thờ cúng Po Cei Khai Mâh Bingu nhằm mục đích cầu mong thần phù hộ cho cuộc sống dân làng ấm no và hạnh phúc. ...

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né: Hướng tới trở thành điểm đến hàng đầu khu vực châu Á

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nội dung rất quan trọng. Qua đó cụ thể hóa và từng bước triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… ...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng là xu thế chung của nền sản xuất hàng hóa. Đây là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV đấu nối sau trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo

Sau thời gian khẩn trương thi công, với tinh thần "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất