Powered by Techcity

Phụ nữ không phải để hy sinh

Má luôn dặn có chuyện gì cũng nhịn đi con, giữ gìn gia đình, làm việc gì cũng nghĩ đến hai đứa con. Má luôn biểu má nhịn ba cả một đời người, tụi bây đàn bà thì nhịn chồng một chút có sao đâu.

Má luôn kể lể mình tưởng mình khổ chứ nhìn ra ngoài biết bao nhiêu người còn khổ gấp mấy lần mình, không thấy bà A chồng đi nhậu mà hồi đó chưa có xe cộ phải lội ruộng cõng chồng mấy cánh đồng giữa đêm khuya về nhà sao. Hay bà B chồng đi đánh bài nợ nần chồng chất mà cũng phải gồng gánh vừa lo con cái vừa trả nợ cho chồng. Còn bà C thì chồng gái gú lăng nhăng mà phải cắn răng chịu đựng, hở một tiếng ghen là ổng đánh bầm mặt. Người ta khổ đến vậy còn phải chịu đựng vì con thì tụi bây chồng mới đi nhậu về khuya, chồng mới to tiếng chửi chút đã la khổ, đã đòi bỏ rồi. Lấy chồng là phải nhịn nghen con. Lấy chồng ai cũng khổ hết, cũng phải ráng mà sống giữ gìn gia đình, vì con cái. Phụ nữ là khổ vậy đó.

1508419966-25482c9299f179feb77785385e5df9b0-watermark.jpg

Má ơi, con biết những lời má dạy là đúng chứ, nhưng má ơi, từ bao giờ phụ nữ được mặc định phải chịu nhịn, chịu khổ, chịu hy sinh. Người ta nói phụ nữ là một đóa hoa. Một đóa hoa có vẻ đẹp riêng của nó, có sự kiêu hãnh của nó, cho dù cả khi đã tàn phai. Một gia đình êm ấm, hạnh phúc phải có được sự tôn trọng lẫn nhau từ hai phía, cả vợ lẫn chồng, và phải có sự hy sinh từ hai phía nữa. Sao phụ nữ phải đầu bù tóc rối vừa đi làm, vừa chăm con, vừa làm việc nhà còn đàn ông thì được thoải mái làm xong thì đi bù khú với bạn bè tới khuya lơ khuya lắc mới về. Về đến nhà cũng đã yên đâu, lải nhải chửi những ông A, ông B, thằng C nào đó đã gây trong cuộc nhậu và bắt vợ phải ngồi nghe. Cũng có khi thì nôn thốc nôn tháo bắt vợ phải dọn dẹp, nấu gừng cho uống, lo lắng mất ngủ. Má ơi, vậy có quá bất công không má. Má đã sống một đời nhẫn nhịn vì các con, con biết ơn má nhiều lắm chứ, nhưng đôi lúc con trách má tại sao lại phải nhẫn nhịn để làm gì, tại sao lúc ba đánh má, má không làm dữ lên, tại sao lúc ba bỏ đi theo người khác, má lại phải khóc lóc kêu các chú các bác đi tìm về. Tại sao má phải gắn cuộc đời mình vào hai chữ “hy sinh”?

“Hy sinh” luôn là từ mà các bà mẹ hay dạy con gái. Phụ nữ là phải hy sinh vì chồng vì con. Má ơi, con không muốn dạy các con của con, cháu ngoại của má hai từ “hy sinh” nữa. Phụ nữ phải là để yêu thương. Phụ nữ phải mạnh mẽ sống cho mình và cho các con. Nếu thấy hôn nhân không hạnh phúc phụ nữ có quyền được chấm dứt, không phải là để kiếm một bờ vai khác vững chãi dựa vào mà là để mạnh mẽ sống độc lập. Phụ nữ cũng có công việc mà, cũng lo kinh tế được mà, cũng có thể thay cái bóng đèn, nối đường ống nước bể, đóng chân ghế gãy… Còn việc gì nặng nhọc không tự làm được thì có quyền thuê thợ làm, có gì đâu mà phải lo. Phụ nữ có thể sống tốt dù chỉ một mình nuôi con.

Bởi vậy con không thích hai từ “hy sinh” má hay dạy tụi con. Má dạy đúng chớ không sai nhưng hai từ đó đã không còn phù hợp nữa. Phụ nữ đừng bao giờ hy sinh bản thân mình. Một gia đình hạnh phúc thì người mẹ, người vợ phải cảm thấy mình hạnh phúc. Cố gắng chiều chuộng, cố gắng chịu đựng để làm gì hở má. Sao phụ nữ không đi làm đẹp, chăm sóc bản thân, lãnh lương ra tự thưởng cho mình món đồ mình yêu thích. Sau khi sống vì bản thân mình một chút thì chăm sóc cho con, cho chồng. Khi soi mình vào gương thấy mình đẹp ra mỗi ngày, khi nhìn vào con cái thấy con cái tươm tất, nhà cửa sạch sẽ vậy không hạnh phúc hơn sao phải đầu bù tóc rối, phải suốt ngày tất bật lo toan. Thay vì chờ đợi chồng đi nhậu cả ngày dài thì mình đi spa hay đi cà phê cùng bạn bè, làm những gì mình thích. Vậy không hạnh phúc hơn sao.

Con đã phải tự thoát ra hai chữ “hy sinh”, hay nói đúng ra là tỉnh ngộ sau khi thấy một chị bạn thân thiết mất vì bạo bệnh. Sau khi chị mất mọi người mới biết tủ quần áo của chị có rất nhiều quần áo hàng hiệu nhưng chưa cái nào gỡ mạc, thì ra chị bận bịu kinh doanh, bận bịu lo chồng con quá đến nỗi chẳng có thời gian để dành cho bản thân mình. Khi chị mất, con trai chị đang học lớp 10 nhưng ăn cơm cá còn chẳng biết gỡ xương, chồng chị còn chẳng biết nấu được bữa cơm để hai cha con ăn. Con tự hỏi sự hy sinh của chị có đáng hay không khi thấy chồng chị cặp kè người khác. Cũng phải, thiếu vắng một bàn tay phụ nữ thì hai cha con cũng khó mà tự chăm sóc lẫn nhau lắm. Đàn ông mà, họ có thương vợ bao nhiêu thì cũng khó ai ở vậy cả đời. Thế là con tỉnh ngộ khỏi cơn mê dài của đức hy sinh đã được dạy từ hồi còn chập chững biết đi tới khi lấy chồng, có con. Con bắt đầu biết chăm sóc bản thân mình hơn, biết thế nào là hạnh phúc thật sự.

Má ơi, phụ nữ chỉ hạnh phúc khi làm chủ bản thân, được làm những gì mình thích. Và, má ơi, con sẽ không bao giờ dạy con của con, cháu của má, hai chữ “hy sinh” nữa mà sẽ dạy chúng nó rằng: Phụ nữ là phải biết chăm sóc bản thân cho đẹp, phải làm việc tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, đừng bao giờ hy sinh cho chồng con mà ru rú xó bếp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Công nhận Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam vừa có quyết định công nhận Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận. Được biết, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam được thành lập năm 2013 theo quyết...

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ Hội tinh nhuệ trong thực hiện nhiệm vụ

BTO-Đây là ý kiến chỉ đạo của bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tại buổi làm việc với Hội LHPN tỉnh về kết quả hoạt động công tác Hội, phong trào phụ nữ 5 tháng đầu năm 2024, vào sáng 22/5. ...

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024

BTO-Chiều 21/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2024 (Phật lịch 2568), Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam do bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, chức việc thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Thuận. ...

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hàm Thuận Nam vừa phối hợp Đồn Biên phòng Tân Thành tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ huyện Hàm Thuận Nam hướng về Điện Biên", chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). ...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất