Powered by Techcity

Phát huy tiềm năng và lợi thế của rừng để phát triển bền vững


Vai trò bảo vệ rừng không còn của riêng các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội mà là của cả cộng đồng. Bảo vệ rừng không chỉ là tuần tra, giám sát mà còn kết hợp với phương pháp mới về phục hồi rừng, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng sống gần rừng, trồng thêm cây xanh và nâng cao vai trò bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt trong đó nêu rõ: Mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội. Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững. Bên cạnh đó là đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020. Đến năm 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đặc biệt là đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước… Để thực hiện kế hoạch của Chính phủ, tỉnh Bình Thuận cũng đã đề ra mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh thực sự trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản. Đồng thời quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các bon từ rừng, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

rung.jpg
Rừng thuộc cung đường đèo Đại Ninh (huyện Bắc Bình). Ảnh: Đình Hòa.

Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị và địa phương cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông đến người dân về vai trò, giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, vai trò của rừng với giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ và lưu giữ các bon, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ quốc phòng và an ninh của rừng. Nâng cao nhận thức về quá trình phát triển rừng bền vững, rừng trồng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, sử dụng lâm sản có nguồn gốc hợp pháp. Đồng thời phổ biến pháp luật về lâm nghiệp cho người dân, nâng cao ý thức xã hội về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống chặt, phá rừng trái pháp luật. Bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng cường công tác quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng bản địa đưa vào trồng rừng, kỹ thuật thâm canh rừng và trồng rừng gỗ lớn. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản để nâng cao năng suất, chất lượng. đặc biệt là công tác bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hiệu quả lợi ích từ nguồn gen, kết hợp nghiên cứu với đào tạo, chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến lâm. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất, quản lý nguyên liệu và sản xuất sản phẩm lâm sản từ gỗ rừng trồng.

Trồng rừng cùng với bảo vệ rừng cũng như nâng tỷ lệ che phủ, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu, suy thoái đất canh tác, bão lũ diễn ra khó lường đang có chiều hướng gia tăng và một trong những nguyên nhân căn bản đó đến từ nguy cơ hủy hoại rừng. Tỷ lệ rừng ngày càng suy giảm đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Chính vì vậy, thực hiện các dự án về trồng rừng, bảo vệ rừng, xây dựng vườn quốc gia, trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng rừng và bảo tồn các nguồn gen di truyền quý hiếm của rừng là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/phat-huy-tiem-nang-va-loi-the-cua-rung-de-phat-trien-ben-vung-124647.html

Cùng chủ đề

Toàn tỉnh trồng mới 790 ha rừng, tăng 1,28% so cùng kỳ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh đạt 790 ha, tăng 1,28% so với cùng kỳ. Thời điểm này đang vào mùa mưa, các đơn vị chủ rừng tập trung gieo ươm, chăm sóc cây giống,...

Thêm gỗ lớn, rừng Bình Thuận đa dạng nguyên liệu gỗ

Ngoài khu vực đất tốt tập trung tại Hàm Tân, La Gi, Hàm Thuận Nam có thể phát triển rừng gỗ lớn, các khu vực còn lại trong tỉnh như Bắc Bình, Tuy Phong có thể phát triển vùng nguyên liệu gỗ nhỏ. Nỗ lực chuyển sang gỗ lớn Mới đây, Công ty...

Cùng tác giả

Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025

Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội; Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội; Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai. Sau đây là các thông tin bất động sản...

Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận biến động và giá ổn định so với ngày hôm qua. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hà Nội vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo...

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Thử thách đặc biệt ở giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng

Ở 5 mùa giải đã qua, HTV Challenge Cup liên tục đổi mới về địa hình lẫn hạng mục thi đấu nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả lẫn cộng đồng đam mê xe địa hình tại Việt Nam. Mùa giải thứ 6 sẽ diễn ra ngày 30.11 và 1.12 tại khu du lịch NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận). Giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng – HTV Challenge Cup 2024 thi đấu trên địa hình...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án có tổng vốn 88 triệu USD và hơn 100 tỷ đồng

BTO-Chiều 19/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án do doanh nghiệp đăng ký triển khai tại KCN Hàm Kiệm II và KCN Tân Đức. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, đơn vị, chủ đầu tư hạ tầng các KCN liên quan và doanh nghiệp thực hiện dự án. ...

Nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã và đang đóng vai trò chủ lực trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm nông thôn, giúp các sản phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc không chỉ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang nét đặc trưng về văn hóa và truyền thống mà còn đạt tiêu chuẩn chất...

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, trong đó có vùng biển Bình Thuận. Không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh trật tự trên biển, lực lượng cảnh sát biển còn được xem là điểm tựa của ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế, gắn với bảo...

Nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguy cơ dịch bệnh động vật tiếp tục phát sinh và lây lan trong cả nước, trong đó bệnh dại với 199 ổ dịch bệnh dại ở 35 tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, đây cũng là thời gian cao điểm các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh, điển hình tại TP. Phan Thiết. ...

Ngư dân phấn khởi khi được hỗ trợ phí thuê bao VMS từ năm 2025

Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri cùng với những trăn trở về các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành thủy sản, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã nỗ lực xây dựng các quyết sách phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất