Powered by Techcity

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế


Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho các địa phương trong tỉnh.

_lan3566.jpg
Lễ hội Cầu ngư tại TP. Phan Thiết (ảnh Ngọc Lân)

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản

Các di tích lịch sử – văn hóa ở Bình Thuận có niên đại tạo lập sớm muộn khác nhau. Ngoài các di tích khảo cổ thời tiền sơ sử thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh và di chỉ Đa Kai có niên đại cách ngày nay từ 2.500 – 3.000 năm. Hầu hết các di tích trên địa bàn tỉnh ta đều có niên đại tạo dựng cách ngày nay trên dưới 200 năm. Riêng các nhóm tháp Chăm được xây dựng sớm hơn rất nhiều, có nhóm tháp đã trải qua hơn 1.000 năm tuổi, các nhóm đền tháp muộn nhất cũng được xây dựng từ thế kỷ XVI – XVII. Tiêu biểu cho nhóm đền tháp có niên đại sớm thuộc phong cách nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận là tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết), tháp Pô Dam (Tuy Phong)…

thap.-2023.jpg
Di tích tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết) thu hút lượng khách đông đảo vào các dịp tết, hè

Đến nay, toàn tỉnh có 28 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) xếp hạng di tích quốc gia và 49 di tích được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử – văn hóa này đều đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của nhân dân địa phương và nhu cầu tham quan, chiêm bái, thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài nước. Trong đó nhiều di tích, danh thắng trở thành những điểm đến không thể thiếu trong các tour, tuyến du lịch văn hóa, tín ngưỡng tâm linh và sinh thái.

2023.ve-nguon.jpg
 Hành trình về nguồn  tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ

Đặc biệt, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) dù mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2023 nhưng trở thành “địa chỉ đỏ”, nơi tổ chức hoạt động về nguồn, sinh hoạt dã ngoại ý nghĩa. Ngay trong năm đó, Khu di tích tiếp đón và phục vụ hơn 31.000 lượt khách trong, ngoài tỉnh.

nghe-nhan-trinh-dien-1.jpg
Các nghệ nhân ở làng gốm Bình Đức biểu diễn làm gốm thủ công

Bên cạnh di sản văn hóa vật thể, nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh cũng được quan tâm kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị đưa lại hiệu quả khá tốt. Đến nay, Bình Thuận có 4 di sản được Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức (Bắc Bình); Lễ hội Cầu ngư tại vạn Thủy Tú (Phan Thiết), Lễ hội dinh Thầy Thím (La Gi) và Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận. Trong đó, nghệ thuật làm gốm của người Chăm thôn Bình Đức đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện ngành văn hóa đã triển khai xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt 4 đề án bảo tồn và phát huy phục vụ phát triển du lịch 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nêu trên.

nl.-dai-le-cung-ta-on-nu-than-po-sah-inu-va-cac-vi-than-linh.jpg
nl.-2023.dong-bao-cham-thanh-kinh-ta-on-nu-than-po-sah-inu.jpg
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tại tháp Po Sah Inư. Ảnh: N.Lân

Đồng bộ các giải pháp

Các di tích lịch sử – văn hóa ra đời trước hết xuất phát từ những nhu cầu về tinh thần, tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh của con người. Bản thân di tích là biểu hiện vật chất của các giá trị văn hóa phi vật thể ẩn chứa bên trong nó, còn giá trị văn hóa phi vật thể tồn tại như là biểu hiện tinh thần của di tích đó. Hai mặt của di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) hòa quyện vào nhau trong một thể thống nhất. Do đó, một nguyên tắc quan trọng trong công tác trùng tu di tích là làm sao để bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà di tích hàm chứa, đảm bảo cho di tích tồn tại lâu dài, bền vững không chỉ về mặt vật chất mà quan trọng hơn là các giá trị về mặt tinh thần, đây cũng chính là yếu tố nội sinh quan trọng, là linh hồn để nuôi sống di tích.

_lan3373.jpg
a-lan.-2023.jpg
Lễ hội Cầu ngư tại TP. Phan Thiết. Ảnh: N.Lân

Hơn 20 năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp, tu bổ di tích, Nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí khá lớn, cùng một phần kinh phí của di tích và nguồn xã hội hóa do nhân dân đóng góp để trùng tu, tôn tạo, khôi phục lại diện mạo, kết cấu kiến trúc cổ xưa vốn có của di tích. Qua đó bước đầu khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương. Đã có 24/28 di tích cấp quốc gia được trùng tu, tôn tạo. Trong đó nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo bằng 100% vốn tự có của di tích như dinh Thầy Thím (La Gi), chùa Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), chùa Cổ Thạch (Tuy Phong)…

img_9535.jpg
Học sinh và giáo viên xem triển lãm tranh vẽ về di tích, lễ hội 
img_6964.jpg
Truyền dạy dân ca, dân vũ của đồng bào K`ho xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc)

Riêng di tích cấp tỉnh, ngoài các di tích được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, do ngân sách địa phương còn khó khăn nên Nhà nước mới chỉ đầu tư tu bổ, tôn tạo 10/49 di tích. Đối với các di tích cấp tỉnh còn lại, sẽ ưu tiên những di tích xuống cấp nặng nề đưa vào danh mục trùng tu, tôn tạo bằng nguồn vốn đầu tư trung hạn của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo và nguồn xã hội hóa.

img_3095.jpg
Khách tham quan xe Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm tại Bắc Bình

Ngành VHTT&DL tỉnh nhìn nhận: Bên cạnh du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng thì du lịch văn hóa, tâm linh tín ngưỡng gắn với các di tích và lễ hội đã và đang ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Vì thế Bảo tàng tỉnh cũng như toàn ngành đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa và tạo mã QR các hiện vật, di tích, lễ hội… có giá trị tiêu biểu của tỉnh để tuyên truyền, quảng bá lên trên Youtube, Website, Fanpage, Zalo… của đơn vị phục vụ phát triển du lịch. Song song, tiếp tục lựa chọn các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu, đặc sắc, đang có nguy cơ mai một, biến thể… để khảo sát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học trình Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đáng chú ý, những năm gần đây, Sở VHTT&DL phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 – 2025. Bằng hình thức tham quan trực tiếp và đưa tranh, ảnh về trường học đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, những lớp truyền dạy văn hóa thuộc Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thực hiện trong năm 2023, 2024 là cơ sở để khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngành VHTT&DL tỉnh đang định hướng xây dựng, kết nối để hình thành các tour, tuyến du lịch đến các di tích, lễ hội tiêu biểu hoặc kết nối tham quan các di tích, lễ hội với các tour, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và dã ngoại khác. Như với huyện Bắc Bình, có thể kết nối từ Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm – Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm – đền thờ vua Chăm Pô Klong Mơh Nai – đền thờ vua Chăm Pô Nít – Làng nghề gốm thủ công Bình Đức và một số làng dệt thủ công truyền thống của người Chăm. Còn các địa phương khác cũng cần hình thành, nối kết các tour, tuyến du lịch để tạo sự liên hoàn và gắn kết giữa các loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng với du lịch văn hóa, tín ngưỡng tâm linh để thu hút du khách.

Căn cứ vào đặc thù, tình hình, Bình Thuận tiếp tục thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến các sở, ngành, địa phương trong tỉnh để tiếp tục nâng cao nhận thức và tầm nhìn về vai trò quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-gan-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-124161.html

Cùng chủ đề

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. ...

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Cùng tác giả

Thông báo thay đổi tên gọi Văn phòng Công chứng Trần Huy Kháng

Địa chỉ: 126 ĐT766 thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận Điện thoại: 0965.889939 Trưởng Văn phòng: ông Trần Huy Kháng. Theo Quyết định số 343/QĐ-STP ngày 27/12/2024 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận về việc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 26/TP- ĐKHĐ-CC (cấp lại lần...

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 22/1, Mục sư Võ Đông Thu - Ủy viên Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), đặc trách tỉnh Bình Thuận và các thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã đến chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Gặp mặt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

BTO-Chiều 21/1, Tỉnh ủy – HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh -...

Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm dịp trước, trong và sau tết

BTO-UBND tỉnh vừa có văn bản đến Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Cục quản lý thị trường tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, đề nghị tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật. UBND...

Lãnh đạo tỉnh viếng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Sáng nay 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dự lễ viếng...

Cùng chuyên mục

Di tích vạn Thạch Long – nơi bảo tồn văn hóa vùng biển

Di tích vạn Thạch Long được hình thành từ thế kỷ XVIII. Di tích bao gồm quần thể kiến trúc trên diện tích gần 9.000 m2, kiến tạo theo lối kiến trúc nghệ thuật dân gian truyền thống, bề thế, trang nghiêm gồm các hạng mục công trình lịch sử - văn hóa như: Chánh điện, Võ ca, gian thờ Tiền vãng, gian thờ Năm bà Ngũ hành, am thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cột cờ, án phong, nhà...

Khách Tây thích thú tự tay gói bánh chưng ở Phan Thiết

Du khách tự tay gói bánh chưng và thưởng thức đặc sản truyền thống Việt Nam dịp cận Tết Nguyên đán ở Phan Thiết. Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 18.1 tại The Cliff Resort ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 dành cho du khách đang lưu trú. Rất đông du khách tham gia lễ hội ở Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn Đặc sắc nhất lễ hội là du khách quốc tế thi...

Bao sắc quà xuân

1. Những ngày cận tết, giữa những dòng người hối hả trên đường, bà con của quê hương dễ nhận ra: không ít người tham gia giao thông chở những giỏ quà tết. Những giỏ quà tết làm đẹp thêm phố phường những ngày cuối năm. Như một trong những nếp truyền...

Ngày xuân viếng thăm dinh Thầy Thím

Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, dinh Thầy Thím là một điểm đến tâm linh nổi tiếng, đặc biệt vào dịp đầu xuân (ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch) diễn ra Lễ Tảo mộ Thầy Thím rất đông người dân địa phương, khách thập phương đến tham gia các nghi thức lễ và viếng mộ. ...

Khai mạc Phố ẩm thực đêm đầu tiên ở thành phố Phan Thiết

BTO-Tối 17/1, Phố ẩm thực Phan Thiết đã chính thức mở cửa phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Đây là phố ẩm thực đêm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức. ...

Chữ nghĩa văn chương từ hương nước mắm…

1. Từ câu ca: “Nước mắm ngon thượng thủ Chấm miếng đu đủ lẫn đẫn lờ đờ”… Phan Thiết vốn là xứ nổi tiếng về nước mắm ngon xưa nay. Ngon từ màu sắc đến mùi vị. Khác biệt chung nhất, dễ nhận thấy nhất của nước mắm Phan Thiết so với các...

Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ

BTO - Chi hội đầu bếp Bình Thuận vừa kết nạp thêm 6 thành viên, nâng tổng số lên 60 hội viên là những đầu bếp chuyên nghiệp. Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ đến rộng rãi hơn với du khách khi đặt chân đến Bình Thuận Để tiếp tục...

Khát vọng vươn lên cùng năm rắn

Năm Ất Tỵ 2025 đang gõ cửa, mang theo hơi thở của sự đổi mới, chuyển mình và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Hình ảnh loài rắn, linh vật của năm, với vẻ đẹp uyển chuyển, bí ẩn và sức sống mãnh liệt, không chỉ đơn thuần là 1 con giáp trong 12 con giáp mà còn là một biểu tượng văn hóa đa tầng, đa diện, in sâu vào từng câu chuyện lịch sử, thấm đẫm trong...

Một năm “rực rỡ” của thể thao thành tích cao

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để thể thao tỉnh nhà tiếp tục phát triển sau những nỗ lực vượt bậc trong năm qua. Có thể nhận thấy, năm 2024 thể thao Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại dấu ấn đặc biệt như phối hợp tổ chức thành công Giải vô địch thế giới Carom 3 băng năm 2024 (World Championship 3 - Cushion 2024) và phiên họp Đại hội đồng Liên...

Trao chứng chỉ quốc tế cho huấn luyện viên yoga

BTO - Chiều 11/1, Liên đoàn Yoga Bình Thuận tổ chức lễ bế giảng và trao giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp HLV yoga 200H quốc tế khóa III. Bà Huỳnh Thị Duy Ninh - Chủ tịch Liên đoàn Yoga Bình Thuận, cho biết sau khi hoàn thành và được cấp chứng chỉ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất