Powered by Techcity

Phát hiện Linga bằng vàng tại tháp Pô Dam

Cuộc khai quật khảo cổ kéo dài 2 năm (2013 – 2014) do Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Bình Thuận thực hiện tại tháp Pô Dam xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, đã đưa lên khỏi lòng đất một số lượng kiến trúc và di vật cực kỳ phong phú, đa dạng về các loại hình, với nhiều thông tin mang lại hiểu biết mới về một nhóm đền tháp thuộc loại cổ nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa hơn 1.300 năm trước.

Những phát hiện mới của đợt khai quật

Đầu thế kỷ XX, nhà khảo cổ học người Pháp – Henri Parmentier chuyên nghiên cứu về văn hóa Chămpa đã khảo sát, nghiên cứu tháp Pô Dam. Do không có điều kiện khai quật, nên khi đến đây ông chỉ khảo sát, đo vẽ những kiến trúc trên mặt đất và kết luận là nhóm tháp này chỉ có 6 tháp, 2 tháp phía Bắc đã bị sụp đổ, còn lại phần đế tháp gạch cao khoảng 1 m.

screenshot_1701356191.png
Bia ký chữ Phạn Sanskrit

Hơn 100 năm sau, các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện thêm 2 đế tháp mới. Cả 2 tháp này đều nằm trước nhóm tháp B về hướng Nam, đã bị sụp đổ, vùi lấp nhiều thế kỷ trước nên không ai biết; trong đó có một tháp có đế dài tới 16,30m và chiều rộng là 6,95m. Đó là dấu tích của một tháp có chiều dài nhất lần đầu phát hiện ở đây và khu vực từ Bình Định trở vào. Trong khi tất cả các tháp Chăm khác ở Bình Thuận cũng như ở miền Trung đa phần đều có bình đồ hình vuông hoặc gần vuông, có một cửa chính trổ về hướng Đông thì ở đây tháp có 2 cửa, một trổ về hướng Bắc và cửa còn lại trổ về hướng Nam. Như vậy, nhóm tháp Pô Dam có tất cả 8 tháp. 4 tháp bị sụp đổ và 4 tháp đã được trùng tu như dáng vẻ ban đầu.

Bên cạnh những phế tích các đế tháp và những bộ phận kiến trúc khác được tìm thấy có kết cấu rất đa dạng, phức tạp thuộc nhiều giai đoạn kiến trúc và sử dụng khác nhau, kết quả khai quật còn phát hiện được khối lượng rất lớn di vật đá, gốm sứ, đất nung, kim loại và một bàn nghiền (pesani – rasun batau) có hình dáng rất khác lạ so với loại bàn nghiền thường tìm thấy trong văn hóa Chămpa.

bia-1-.jpg
Linga vàng là một phát hiện quan trọng của cuộc khai quật này

Một bia ký bằng đá khắc bằng chữ Phạn (Sanskrit) là một cổ ngữ Ấn Độ ghi niên đại là năm 710 (tức đầu thế kỷ thứ VIII). Có thể thấy tấm bia ký này là một phát hiện rất quan trọng, bởi nhờ nội dung khắc trên đó mà những giá trị về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc nhóm tháp được làm sáng tỏ và khách quan, kể cả việc định lại niên đại cho một số tháp Chăm khác.

Hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo nhiều thế kỷ trước tại đây qua sưu tập di vật kim loại thu thập được gồm các loại vật dụng được làm từ những chất liệu khác nhau như vàng, đồng thau, sắt, gốm sứ, như nhạc khí bằng đồng gồm có chuông, chũm chọe, lục lạc. Đồ trang sức với 2 chiếc nhẫn thuộc loại hình phổ biến và mang đậm bản sắc của văn hóa Chămpa (nhẫn mưta); 1 mảnh vỡ gương đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Một cây thước bằng đồng ở giữa 4 cạnh vuông có nhiều khắc vạch cả 4 cạnh với ký hiệu khác nhau, hai đầu tròn là cây thước tỷ lệ dùng để cho người thợ sử dụng khi xây tháp. Đây là một phát hiện kỳ thú và có giá trị khoa học trong kiến trúc và quá trình xây dựng tháp. Những phát hiện trên có giá trị to lớn cả về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của người Chăm xưa.

Phát hiện Linga bằng vàng

Như những ngày bình thường khác khi khai quật khảo cổ trong khuôn viên tháp Pô Dam. Hôm đó vào buổi chiều trung tuần tháng 6 năm Quý Tỵ (2013) khi nhóm công nhân đang đào các lớp đất bên ngoài tường nhóm tháp Bắc, bỗng một công nhân phát hiện vật gì có màu vàng sâu khoảng 50cm dưới lớp đất trộn sỏi và gạch bể. Là người giám sát nhóm công nhân khai quật, anh Uông Trung Hòa (Bảo tàng tỉnh) cùng các chuyên gia ở Viện KHXH bình tĩnh mời mọi người lui ra để xem xét và tác nghiệp kỹ thuật. Lúc sau thì đưa lên một di vật kim loại màu vàng. Không nói ra nhưng nhóm công nhân ở công trường khai quật đều biết đó là vàng. Họ chỉ không biết đó là vật gì, chức năng như thế nào và sao lại chôn ở đó…

Do tính bảo mật của di vật, nên sau khi lập biên bản tại hiện trường và các thủ tục khác theo quyết định cho phép khai quật của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Di vật kim loại màu vàng được hộ tống đưa về Bảo tàng tỉnh ngay trong đêm. Thông qua việc giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là đầu chiếc Linga bằng vàng ròng (vàng có độ tinh khiết cao, không như vàng non trong những chiếc chén phát hiện ở tháp Pô Klong Garai năm 1984 ở Phan Rang). Linga là một tác phẩm nghệ thuật mà với tài nghệ của người thợ kim hoàn đã tạo nên một tuyệt tác mang đầy tính thẩm mỹ của các bậc tiền nhân, thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo mang bản sắc Chăm trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII – cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam.

Kích thước, số đo Linga: Chiều cao 6,4cm; rộng giữa 5,7cm; đường kính ngoài 5,7cm; chu vi 17cm; khối lượng 78,3630g (kết quả giám định của Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3 Bộ KHCN). So với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Chămpa hay văn hóa Óc Eo thì Linga bằng vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị chính của Linga ở Pô Dam không nằm ở chỗ 78,3630g vàng ròng mà nằm ở cấu trúc chiếc Linga, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.

Linga được chế tác bằng phương pháp đúc từ khuôn chứ không phải bằng phương pháp gò hay dập nổi như đa phần di vật vàng phát hiện ở văn hóa Óc Eo (Ba Thê – An Giang) hay ở khu đền tháp Cát Tiên – Lâm Đồng. Điều đặc biệt là Linga phát hiện trong địa tầng khai quật. Những chi tiết trên Linga hình tròn, thân trong và ngoài trơn nhẵn, dưới đế chạy những đường viền mỏng… thể hiện rất tinh tế, chứng tỏ xưa kia những người thợ thủ công Chăm đã đạt đến một trình độ khá cao trong nghệ thuật kim hoàn. Đến thời điểm hiện nay có thể thấy Linga vàng ở Pô Dam là một trong những tác phẩm hiếm hoi được biết đến trong nghệ thuật Chămpa nói chung và Bình Thuận nói riêng. Cùng với những di vật độc bản khác như bia ký, chiếc thước đồng, gương đồng, bộ nhạc khí… thì Linga vàng là một phát hiện quan trọng của cuộc khai quật này.

Nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của vương quốc Chămpa trong những giai đoạn hưng thịnh cho thấy, mỗi vị vua sau khi lên ngôi hay lập được một chiến công hiển hách thường cho xây mới hay tu bổ các tháp cũ, đúc tượng vàng dâng hiến cho thần Shiva là vị thần tối cao. Đó là món quà quan trọng và quý giá nhất mà các vị vua Chămpa dâng lên thần Shiva. Linga vàng ở Pô Dam cũng là trường hợp như thế. Thần Shiva ở tháp Pô Dam chính là hiện thân ở ngẫu tượng Linga – Yoni bằng đá thờ ở nhóm tháp Bắc mà Henri Parmentier đầu thế kỷ XX đã khảo tả. Đây cũng là di vật đặc biệt Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chọn để thiết lập hồ sơ trình Hội đồng Di sản quốc gia xét duyệt, công nhận vật bảo vật quốc gia.

Nguồn

Cùng chủ đề

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Tỉnh duy nhất nào ở miền Trung không có thị xã?

1. Tỉnh duy nhất nào ở miền Trung không có thị xã? Lâm Đồng ...

Du lịch 2/9 ở miền Trung: Check-in loạt địa điểm ‘triệu view’ trên mạng xã hội

Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa là những địa điểm luôn thu hút lượng lớn du khách trong các dịp nghỉ lễ. Dưới đây là gợi ý một số “góc check-in” mới, thú vị tại các điểm đến trên. Hai con dốc “thần thánh” ở Phan Thiết (Bình Thuận) Nếu chọn Phan Thiết là nơi...

Hồ Piscine – vũ điệu của đá và nước

Nếu như Biển Lạc là hồ trên núi có phong cảnh đẹp hữu tình, lãng mạn thì ở phía bắc tỉnh ta cũng có 1 hồ trên núi khác với phong cảnh khiến người thưởng ngoạn phải ngẩn ngơ. Đó là hồ Piscine, thuộc xã Bình An, huyện Bắc Bình. Theo chân...

4 mùa du lịch Bình Thuận

Du lịch của Việt Nam có sự biến động đáng kể về số lượng du khách do các yếu tố mùa vụ. Nhiều du khách thích đi du lịch vào những tháng cụ thể do thời tiết hay khí hậu khắc nghiệt khiến những khoảng thời gian khác mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không sử dụng hết công suất. Đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung, du khách đến tham quan nghỉ dưỡng chủ yếu...

Cùng tác giả

Công ty Điện lực Bình Thuận tuyên truyền phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện

Nhằm đảm bảo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp tết Nguyên đán năm 2025, các chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) chú ý phòng cháy trong sử dụng điện như sau: ...

Triển khai nhiệm vụ năm 2025

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 vào chiều ngày 22/1 tại TP. Phan Thiết. Ông Nguyễn Hồng Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. ...

Rộn ràng xuân mới, hân hoan đón Tết cùng Mirinda tại đường hoa thành phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày cuối năm, không khí lễ hội rộn ràng với sắc màu Tết đang tràn ngập trên từng con phố. Đây là dịp để mọi người cùng nhìn lại một năm đã qua, sẻ chia yêu thương và chào đón năm mới đầy hy vọng. Trong không khí ấy, Đường Hoa Thành Phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra từ 24/1 đến ngày 3/2/2025 tại Phố đi bộ trước công viên Nguyễn Tất Thành, TP. Phan...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Thông báo thay đổi tên gọi Văn phòng Công chứng Trần Huy Kháng

Địa chỉ: 126 ĐT766 thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận Điện thoại: 0965.889939 Trưởng Văn phòng: ông Trần Huy Kháng. Theo Quyết định số 343/QĐ-STP ngày 27/12/2024 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận về việc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 26/TP- ĐKHĐ-CC (cấp lại lần...

Cùng chuyên mục

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Di tích vạn Thạch Long – nơi bảo tồn văn hóa vùng biển

Di tích vạn Thạch Long được hình thành từ thế kỷ XVIII. Di tích bao gồm quần thể kiến trúc trên diện tích gần 9.000 m2, kiến tạo theo lối kiến trúc nghệ thuật dân gian truyền thống, bề thế, trang nghiêm gồm các hạng mục công trình lịch sử - văn hóa như: Chánh điện, Võ ca, gian thờ Tiền vãng, gian thờ Năm bà Ngũ hành, am thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cột cờ, án phong, nhà...

Khách Tây thích thú tự tay gói bánh chưng ở Phan Thiết

Du khách tự tay gói bánh chưng và thưởng thức đặc sản truyền thống Việt Nam dịp cận Tết Nguyên đán ở Phan Thiết. Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 18.1 tại The Cliff Resort ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 dành cho du khách đang lưu trú. Rất đông du khách tham gia lễ hội ở Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn Đặc sắc nhất lễ hội là du khách quốc tế thi...

Bao sắc quà xuân

1. Những ngày cận tết, giữa những dòng người hối hả trên đường, bà con của quê hương dễ nhận ra: không ít người tham gia giao thông chở những giỏ quà tết. Những giỏ quà tết làm đẹp thêm phố phường những ngày cuối năm. Như một trong những nếp truyền...

Ngày xuân viếng thăm dinh Thầy Thím

Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, dinh Thầy Thím là một điểm đến tâm linh nổi tiếng, đặc biệt vào dịp đầu xuân (ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch) diễn ra Lễ Tảo mộ Thầy Thím rất đông người dân địa phương, khách thập phương đến tham gia các nghi thức lễ và viếng mộ. ...

Khai mạc Phố ẩm thực đêm đầu tiên ở thành phố Phan Thiết

BTO-Tối 17/1, Phố ẩm thực Phan Thiết đã chính thức mở cửa phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Đây là phố ẩm thực đêm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức. ...

Chữ nghĩa văn chương từ hương nước mắm…

1. Từ câu ca: “Nước mắm ngon thượng thủ Chấm miếng đu đủ lẫn đẫn lờ đờ”… Phan Thiết vốn là xứ nổi tiếng về nước mắm ngon xưa nay. Ngon từ màu sắc đến mùi vị. Khác biệt chung nhất, dễ nhận thấy nhất của nước mắm Phan Thiết so với các...

Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ

BTO - Chi hội đầu bếp Bình Thuận vừa kết nạp thêm 6 thành viên, nâng tổng số lên 60 hội viên là những đầu bếp chuyên nghiệp. Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ đến rộng rãi hơn với du khách khi đặt chân đến Bình Thuận Để tiếp tục...

Khát vọng vươn lên cùng năm rắn

Năm Ất Tỵ 2025 đang gõ cửa, mang theo hơi thở của sự đổi mới, chuyển mình và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Hình ảnh loài rắn, linh vật của năm, với vẻ đẹp uyển chuyển, bí ẩn và sức sống mãnh liệt, không chỉ đơn thuần là 1 con giáp trong 12 con giáp mà còn là một biểu tượng văn hóa đa tầng, đa diện, in sâu vào từng câu chuyện lịch sử, thấm đẫm trong...

Một năm “rực rỡ” của thể thao thành tích cao

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để thể thao tỉnh nhà tiếp tục phát triển sau những nỗ lực vượt bậc trong năm qua. Có thể nhận thấy, năm 2024 thể thao Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại dấu ấn đặc biệt như phối hợp tổ chức thành công Giải vô địch thế giới Carom 3 băng năm 2024 (World Championship 3 - Cushion 2024) và phiên họp Đại hội đồng Liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất