Powered by Techcity

Phan Thiết: Phòng chống thiên tai “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn


Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2024, bước vào cao điểm mùa mưa lũ trong năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt mưa lớn, gây thiệt hại về người và tài sản, hạ tầng, cây trồng của nhân dân. Trong đó tại TP. Phan Thiết, tình hình sạt lở, cát tràn xảy ra liên tục, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt.

Ảnh hưởng do thời tiết biến đổi bất thường

Những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra ảnh hưởng vô cùng nặng nề ở các tỉnh phía Bắc. Tại Bình Thuận dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng vẫn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về người, hạ tầng, sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương.

76902809073ea060f92f.jpg
Cát đỏ tràn xuống đường tại TP. Phan Thiết đầu tháng 9/2024.

Riêng tại TP. Phan Thiết, liên tiếp trong 3 ngày (3,4 và 5/ 9), do ảnh hưởng mưa lớn, nước chảy mạnh từ trên đồi cao tuyến đường Võ Nguyên Giáp (đường 706B) xuống đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài cuốn theo một lượng cát đỏ hơn 500 m3 tràn trên đường với chiều dày hơn 50 cm, gây ách tắc giao thông cục bộ, 1 người bị thương, hư hỏng tài sản, đồ dùng của nhân dân trong khu vực…Trước đó, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài ngày 21/5 đã gây cát tràn tại khu vực Hàm Tiến, Mũi Né. Cát từ dự án Sentosa tràn xuống với độ dày từ 0,5 đến 1m gây ách tắc giao thông. Tại khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu cát tràn khoảng 150 m gây ách tắc giao thông… Ngay khi xảy ra sạt lở, địa phương đã huy động khẩn trương các phương tiện cùng lực lượng để khắc phục sự cố, nhanh chóng trả lại bề mặt đường cho xe cộ lưu thông…

d30c6b1f43cbe495bdda.jpg
Dọn sạch cát đảm bảo lưu thông.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN TP. Phan Thiết, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó từng bước triển khai đạt hiệu quả, đã ngăn ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra trên địa bàn. Tuy nhiên, các tình huống, phương án xử lý, kế hoạch phòng ngừa đối với một số loại hình thiên tai của địa phương và đơn vị được xây dựng trên lý thuyết, ít tính thực tiễn. Do đó, không có kinh nghiệm chuyên sâu xử lý cho từng tình huống, phương án cụ thể nếu thiên tai lớn xảy ra thực tế sẽ rất lúng túng. Bên cạnh, các lực lượng tham gia xử lý tình huống không được luyện tập, diễn tập và chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị ứng phó, phù hợp với các tình huống thiên tai, sự cố lớn…

Tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về ứng phó thiên tai

Theo nhìn nhận của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Phan Thiết, nguyên nhân là hiện nay tình hình thời tiết biến đổi bất thường, nhiều diễn biến phức tạp. Tình trạng ngập úng cục bộ còn xảy ra nhiều nơi khi trời mưa to. Hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng nhu cầu, việc xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa lớn diễn ra thường xuyên. Tại TP. Phan Thiết, cửa sông Phú Hài, sông Cà Ty bị bồi lấp, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào, ảnh hưởng việc sắp xếp neo đậu tàu thuyền trong trường hợp xảy ra bão, lũ. Riêng đối với các xã, phường như Tiến Thành, Hàm Tiến, Mũi Né vị trí neo đậu tàu thuyền chưa đảm bảo an toàn trong phòng, tránh trú bão.

6081b3035e9af9c4a08b.jpg
Tàu thuyền neo đậu tại sông Cà Ty.

Nguyên nhân cần nhắc đến nữa là hiện nay các hộ dân sinh sống dọc theo các tuyến đường nội thị có hành vi lấp các miệng hố ga, xả rác làm chặn dòng chảy của hệ thống thoát nước cũng làm hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra. Huy động và sử dụng phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” còn hạn chế. Công tác huy động lực lượng cứu hộ cứu nạn chưa theo kịp tình hình thiên tai, sự cố…

Theo nhận định, tình hình thời tiết, thủy văn năm 2024 ở Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường do tác động cực đoan của biến đổi khí hậu. Do đó, các phòng, ban đơn vị và địa phương trên địa bàn thành phố cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phân công, phân cấp xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn.

6fb2a5154a8cedd2b49d.jpg
UBND TP. Phan Thiết triển khai làm rọ đá ngăn cát, giảm lượng cát tràn khi có mưa lớn tại đường Nguyễn Thông.

Nhất là cần rút ra bài học từ các đợt thiên tai trước, đó là tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng khi thiên tai xảy ra để tự người dân có thể tự đối phó khi có sự cố xảy ra. Nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố nhằm đảm bảo không xảy ra hiện tượng ngập úng khi mưa lớn. Tại các khu vực xung yếu như thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, các khu vực ven biển như Hàm Tiến, Mũi Né có kế hoạch ứng phó trước khi triều cường dâng như: Xây dựng kè tạm, gia cố tại các vị trí xung yếu không nên chờ sau khi đã xảy ra mới tiến hành khắc phục hậu quả…

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Phan Thiết cho biết: Trong năm 2023 thành phố có 10 căn nhà bị ngập, sập công trình phụ, hư hỏng; bờ kè bị sạt lở 350 m, mái kè bị sụp lún, gãy đổ 250 m, đường bộ hành kè Đồi Dương bị sụp lún 200 m. Ngoài ra, thiên tai còn gây ra 2 vụ tai nạn trên biển, làm chết một thuyền viên. Tổng giá trị thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước khoảng 2,5 tỷ đồng do triều cường, gây sạt lở.


K. HẰNG



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/phan-thiet-phong-chong-thien-tai-4-tai-cho-gan-voi-xay-dung-cong-dong-an-toan-124024.html

Cùng chủ đề

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Quảng bá thanh long Bình Thuận tại Hội chợ rau quả Quốc tế Á Châu

BTO-Từ ngày 4 – 6/9/2024, trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2024 do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương chủ trì, Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 19 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ triển lãm trái cây, rau quả châu Á (Asia Fruit Logistica) 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Asia World-Expo ở Hong Kong (Trung Quốc). ...

Lấy người nông dân là trung tâm và động lực phát triển

BTO-Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hội nông dân và phong trào nông dân. Song song, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, xây dựng tổ chức hội là trách nhiệm của hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó chủ yếu, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền và ban chấp hành hội nông dân các cấp. ...

Cầu nối vững chắc giữa nông dân với Đảng, Nhà nước. Bài 3

BTO- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hội nông dân và phong trào nông dân. Song song, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, xây dựng tổ chức hội là trách nhiệm của hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo...

Cùng tác giả

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành tại...

Cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

BTO-Sáng 18/9, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn Đoàn giám sát có buổi làm việc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh) về việc phân bổ, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư công từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2024 tại Bình Thuận. ...

Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi, báo cáo hoạt động sản xuất lúa

BTO-Ngày 18/9 tại TP. Phan Thiết, Cục Trồng trọt phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội thảo “Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa - RiceMoRe”. Tham dự có đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các địa phương trong tỉnh. ...

Để kinh tế tập thể là động lực quan trọng của nền kinh tế

Ở Bình Thuận, các mô hình kinh tế tập thể (KTTT) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để khu vực KTTT, hợp tác xã (HTX) phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. ...

Các hợp tác xã cùng tham gia vào phát triển kinh tế ban đêm

Kinh tế ban đêm đang thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương có ngành du lịch phát triển, trong đó có Bình Thuận. Phát triển kinh tế ban đêm nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. ...

Lao đao phận biển vì… “hải tặc”

Đi biển thì sợ, ở bờ thì lo! Tôi hiểu rằng, với ngư dân - biển chính là nhà, là nguồn sống, là hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, khi hay tin ngư dân liên tục bị mất ngư cụ, thiệt hại tiền tỷ, tôi quyết định gác lại những việc khác để gặp bà con. Vào buổi sáng trung tuần tháng 9, khi biết chúng tôi đến, nhiều ngư dân cùng vợ con của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất