Powered by Techcity

“Ông Phật chế tạo vũ khí”

Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại làng Chánh Hiệp, huyện Tam Bình; Nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1946, khi ông đang có cuộc sống giàu sang tại nước ngoài, song theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trái tim hướng về Tổ quốc thân yêu, ông đã từ bỏ Paris với cuộc sống giàu sang phú quý để cùng Bác Hồ trở về nước tham gia hoạt động Cách mạng và được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa. Ông là người đại diện xuất sắc cho đội ngũ khoa học nước nhà, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lối sống giản dị, mẫu mực, được đồng nghiệp và nhân dân yêu mến, kính phục.

gia-san-vu-khi-nao-cua-gs-tran-dai-nghia-khien-ke-thu-khiep-so.jpg
Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa bìa phải xem sản phẩm do Quân giới sản xuất thời chống Mỹ

Thời thơ ấu, khi cậu học trò nghèo Phạm Quang Lễ mới vào bậc Tiểu học thì cha đã mất. Vì nhà nghèo nên chị ruột phải nghỉ học để cho em được học tiếp. Người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm nuôi dưỡng 2 con. Gia cảnh nghèo khó và thiếu vắng người cha từ nhỏ, nên người học trò Phạm Quang Lễ đã sớm rèn cho mình tính tự lập cao và tinh thần tự giác trong học tập. Mỗi khi đi học, ông đi trên con thuyền nhỏ để người chị ruột chèo lái đưa qua sông Măng. Dòng sông Măng luôn in đậm trong nỗi nhớ thương của ông suốt cả cuộc đời, bởi nơi đó gắn với hình ảnh người mẹ tần tảo và người chị gái đảm đang; nơi mà cả một thời thơ ấu nghèo khó, ông vẫn đến trường. Cho đến sau này, khi sang Paris – Thủ đô hoa lệ của nước Pháp, nơi có dòng sông Seine nổi tiếng, thì dòng sông Măng nơi miền quê nghèo vẫn luôn thấm đẫm trong ký ức ông mỗi buổi chiều ngắm sông Seine và trong những giấc mơ về nơi “chôn rau cắt rốn”…

Học xong Tiểu học, người học trò Phạm Quang Lễ thi đậu học bổng toàn phần vào Trường Fertruts Ký tại Sài Gòn (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP. Hồ Chí Minh). Với trí tuệ của một thiên tài, ông được đi du học tại Pháp. Tại đây, ông tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris; Đại học Mỏ; Đại học Điện; Đại học Sorbonne; Đại học Cầu đường Paris; sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay…

Trong khoảng thời gian này, những phong trào yêu nước (như phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, đám tang cụ Phan Chu Trinh, phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh…) đã tác động nhiều đến tình cảm yêu nước của ông, khơi dậy trong ông sự quan tâm nghiên cứu những vấn đề lịch sử của dân tộc. Ông đặc biệt nghiên cứu về các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và tự tìm hiểu nguyên nhân tại sao người dân đất nước mình đều rất trung kiên, mà cuộc khởi nghĩa nào rồi cũng đi vào thế thất bại, tan rã. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu lịch sử, ông đã rút ra một nguyên nhân rất quan trọng, đó là: Thất bại của các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, đó là không chịu tiếp thu các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (đối với triều đình Nhà Nguyễn), thiếu vũ khí cần thiết để tự vệ (đối với các phong trào yêu nước của các sĩ phu). Và trong lòng ông luôn luôn nung nấu một hoài bão lớn thầm kín: Học để có kiến thức đầy đủ cho việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vũ khí để sau này trở về phục vụ cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Từ năm 1936, khi còn học tập tại Pháp, sinh viên Phạm Quang Lễ đã được nghe và biết đến tên tuổi Nguyễn Ái Quốc. Từ thời điểm này, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đã định hướng về mặt chính trị cho người thanh niên Phạm Quang Lễ. Trong thời gian 11 năm học tập, làm việc tại Pháp, bên cạnh vai trò là một chuyên gia về chất nổ – am hiểu thành thạo các phản ứng hóa học và những lĩnh vực liên quan đến ngành cầu đường, hàng không… ông còn làm kỹ sư chính cho một Viện nghiên cứu chế tạo máy bay, với mức lương tương đương khoảng 22 lượng vàng/tháng vào thời điểm này.

Ngày 5/7/1946, cùng với hàng vạn Việt kiều tại Pháp, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã ra sân bay Le Beurget để đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam sang Pháp. Với sự cảm mến, kính phục, tin yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh và là người có nhiều am hiểu về giới trí thức Việt Nam tại Pháp lúc bấy giờ, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã được tháp tùng, đi cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc gặp gỡ, làm việc với bà con kiều bào. Trong 2 tháng làm việc, đi thăm bà con Việt kiều (từ 7/1946 – 9/1946), kỹ sư Phạm Quang Lễ đã trao đổi với Bác những am hiểu và nhận định về tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt là về quá trình làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân với mong muốn được phục vụ Tổ quốc… Ngày 8/9/1946, Bác Hồ gọi Phạm Quang Lễ đến, cho biết là Hội nghị Phôngtenơblô đã không thành, rồi Bác đề nghị: “Bác về nước, chú về với Bác…”. Và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Paris về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã theo Người trở về Tổ quốc sau hơn 11 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp.

7 ngày sau khi về nước (27/10/1946), kỹ sư Phạm Quang Lễ được giao trực tiếp lên Thái Nguyên, nghiên cứu chế tạo súng chống tăng dựa theo mẫu badôca của Mỹ, với hai viên đạn do GS. Tạ Quang Bửu cung cấp. Ngày 5/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mời kỹ sư Phạm Quang Lễ đến Bắc Bộ Phủ. Tại đây Người đã trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa. Được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã cùng nhiều đồng chí xây dựng và phát triển ngành quân giới, chế tạo ra nhiều loại vũ khí mới trong điều kiện vô cùng thiếu thốn về vật tư thiết bị, trong đó nổi bật nhất là súng và đạn Bazoka, súng không giật SKZ góp phần quan trọng để quân đội ta chiến thắng trên chiến trường. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã mở nhiều lớp đào tạo và bồi dưỡng lý thuyết và thực hành chế tạo vũ khí cho cán bộ, công nhân ngành quân giới trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Với những cống hiến hết mình, tại Đại hội anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ở Việt Bắc năm 1952, kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, một trong bảy Anh hùng lao động đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ những năm 1950 cho đến cuối đời, nhà khoa học Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng: Cục trưởng Cục quân giới, Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần rồi Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật (Bộ quốc phòng). Từ Thứ trưởng Bộ Công thương rồi Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc và lại tiếp tục được cử giữ nhiều trọng trách mới: Phó chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước. Chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước. Hòa bình lập lại, ông đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam rồi Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam… Mỗi chặng đường công tác thành công của ông đều được ghi nhận bằng những huân chương và giải thưởng cao quý như: Danh hiệu Anh hùng lao động, huân chương kháng chiến, huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh và được bầu là Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (trước đây). Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu chế tạo Bazoka, súng không giật… trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Các công trình nghiên cứu của ông đã được quốc tế đánh giá cao và được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội…

Ngày 9 tháng 8 năm 1997, ông lâm bệnh và qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã cống hiến trọn vẹn cho khoa học và trên hết là cho tất cả dân tộc Việt Nam. Nhà Vật lý Nguyễn Văn Hiệu nói: “Đối với thế hệ chúng ta, công lao và đạo đức của nhà khoa học ấy đã đi vào lịch sử như một thiên thần thoại truyền kỳ”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì gọi Trần Đại Nghĩa là: “ông Phật chế tạo vũ khí”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm ảnh chuyên đề “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”

Sáng 10/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận và Thư viện tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chuyên đề “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” tại Trường THCS Lê Văn Tám (Tuy Phong). Tham dự có lãnh đạo Bảo...

Lãnh đạo tỉnh viếng Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

BTO-Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay - 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận. Đến viếng...

Triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc”

Chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2024), gắn với Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại Đền Hùng

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo người dân và du khách dự lễ.Phát biểu tại buổi...

Một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ 70 năm về trước

BTO- Điện Biên Phủ - Chứng tích của lòng dũng cảm tuyệt vời và một trí tuệ vô cùng mẫn tiệp, của ý chí quyết chiến quyết thắng cho nỗi khát khao cháy bỏng về độc lập tự do của một dân tộc. Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên...

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Khách hàng mua sắm mặt hàng tươi sống tại Co.opmart Huế – Ảnh: M.T Ngày 19-9, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền Trung cho biết đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó trong thời điểm mưa gió hoành hành khu vực bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Game ‘Chạy trốn phồn hoa’ được Apple vinh danh

Ngay từ ngày đầu ra mắt, tựa game đã gây thích thú cho người chơi với tạo hình game pixel cùng lối chơi đơn giản, thông qua hành trình khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như: Cầu ngói Thanh Toàn (Huế), đình cổ Hương Canh của Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho đến Thủy Đình ở Thiên Phúc Tự (Hà Nội), Tháp chuông Vọng Lĩnh Cao Đài trên đỉnh Fansipan (Lào Cai), Tháp Chăm Poshanu...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành tại...

Mưa dông hầu khắp cả nước, Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7

Từ chiều tối 17 đến ngày 18/9, các khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào...

Bổ sung nút giao vào Dự án đường cao tốc Biên Hòa

 Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hiện nay. (Ảnh: PL) Ngày 17/9, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ để đề xuất đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình (ĐT.991). Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng cho phép bổ sung nút giao nói trên vào Dự án đường cao...

Tin áp thấp nhiệt đới và các chỉ đạo ứng phó

(Chinhphu.vn) – Dự báo trong ngày 17/9, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 4. Bộ NNPTNN đã ban hành công điện chỉ đạo chủ động ứng phó. Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới (bão số 4). Ảnh NCHMF Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Ngày 16/9, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất