Powered by Techcity

Nông nghiệp Bình Thuận thực hiện chuyển đổi số và chuyển đổi xanh


Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp nông sản đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm…

Hướng canh tác lúa bền vững

Thực tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng đang phải đối mặt trực tiếp với các tác động của khí hậu cực đoan. Vì vậy, chúng ta phải tham gia hành động để cắt giảm phát thải khí nhà kính theo chủ trương Việt Nam Netzero. Sản xuất nông nghiệp tại Bình Thuận, trong đó có sản xuất lúa gạo cũng cần góp phần giảm tỷ lệ phát thải carbon bằng hướng canh tác lúa bền vững.

c0092t01.jpg
Hướng dẫn nông quy trình sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải (ảnh N. Lân).

Để thực hiện tốt kế hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tập trung tập huấn, tuyên truyền và xây dựng các mô hình khuyến nông chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo. Điển hình như các mô hình canh tác lúa bền vững SRP (mô hình sản xuất mới dựa trên nền sản xuất lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”) tích hợp nhiều tiến bộ mới. Song song, ứng dụng chuyển đổi số khâu ghi chép nhật ký điện tử cho người trồng lúa, giúp nông dân minh bạch hóa quá trình sản xuất, thông qua hệ thống tem nhãn, xây dựng thương hiệu xanh và tạo sức cạnh tranh sản phẩm. Đơn cử trong năm 2024, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP và tập huấn áp dụng nhật ký sản xuất điện tử, truy xuất nguồn gốc với 95 lớp, mỗi lớp 30 người tại 5 huyện trồng lúa trọng điểm trong tỉnh.

c0036t01.jpg
Bình Thuận triển khai mô hình cánh đồng “không dấu chân” (ảnh N. Lân).

Cùng với đó, xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương – cánh đồng “không dấu chân” với quy mô 160 ha; xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao như Đài thơm 8, ST25, Bắc Thịnh… với quy mô hơn 50 ha. Đáng chú ý, tất cả hơn 200 ha sản xuất lúa được triển khai đồng bộ tại các huyện có diện tích trồng lúa trọng điểm của tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Theo đó, lúa được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật đưa ra, có áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm”. Cụ thể, nông dân cần sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo đưa vào sản xuất; giảm lượng hạt giống gieo trồng, sạ hàng từ 80 – 120 kg/ha; giảm phân bón; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch…

d329d8a75297f4c9ad86.jpg
Nông dân Bình Thuận sử dụng APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trong sản xuất thanh long (ảnh K.H).

Chuyển đổi số là phương thức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Một trong những điểm nổi bật hiện nay trong chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh, đó là APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trở thành phương thức quan trọng giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất. Theo đó, tất cả các mô hình lúa triển khai năm 2024 đã được ứng dụng ghi chép nhật ký điện tử, từ đó minh bạch hóa quá trình sản xuất, có thể truy xuất nguồn gốc lúa gạo sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu xanh. Vì vậy, chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh là tất yếu.

b27b80c16acbd3958ada(1).jpg
7d089fce8dc4349a6dd5(1).jpg
Nông dân Bình Thuận sử dụng APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trong sản xuất thanh long (ảnh K.H).

Theo ông Ngô Thái Sơn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, yêu cầu hiện nay đòi hỏi người dân và doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, áp dụng công nghệ. Qua đó, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao không chỉ đối với chất lượng sản phẩm, mà còn cả về mẫu mã và các tiêu chuẩn về môi trường. Để sản xuất lúa đáp ứng nhu cầu hội nhập, xuất khẩu, chúng tôi hướng đến ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Cụ thể, sản xuất lúa đang thực hiện là “1 phải, 6 giảm” gắn chuyển đổi số với chuyển đổi xanh, tích hợp đa giá trị cho sản phẩm lúa gạo Bình Thuận. Cũng theo ông Sơn, ngoài “5 giảm” để tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế thì giảm thứ 6 là “giảm phát thải”. Qua đó, hướng đến đề án mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đang thực hiện tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải). Tỉnh Bình Thuận dù không nằm trong đề án, nhưng luôn tiên phong ứng dụng, áp dụng cái mới để theo kịp xu thế phát triển chung.

Ngoài áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trên cây lúa, vừa qua ngành nông nghiệp Bình Thuận đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc dấu chân carbon cho một số hợp tác xã, các trang trại và vùng sản xuất thanh long. Từ đó, giúp người tiêu dùng trong nước và quốc tế có thể quét mã QR một cách minh bạch để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và mức độ thực hành xanh hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng trong quá trình sản xuất thanh long. Việc dán nhãn xanh làm cho thanh long Bình Thuận nổi bật về môi trường và lợi thế cạnh tranh. Nhãn xanh là chứng nhận đại diện cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về môi trường, thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái và an toàn thực phẩm. Để làm được nhãn xanh đó, hoạt động khuyến nông đã ứng dụng chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, đồng bộ.

Mặc dù quá trình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp tại Bình Thuận còn gặp khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng và đồng hành của cả hệ thống chính trị, các địa phương… nông dân Bình Thuận đã và đang thay đổi tư duy, thay đổi cách làm hướng đến tạo ra được sản phẩm thích ứng cho các phân khúc của thị trường khác nhau. Không chỉ vấn đề canh tác lúa hay thanh long, mà tất cả các hoạt động tạo ra nông sản cần phải áp dụng các quy trình và sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… để không phá hủy hệ sinh thái và đa tầng sinh học. Qua đó, hướng đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong nông nghiệp của tỉnh.

Theo Kế hoạch số 4517/KH-UBND ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉnh ổn định diện tích vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao 17.745 ha, năng suất trên 60 tạ/ha, trong đó khoảng 50% diện tích liên kết, hợp đồng các doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 – 15% so với sản xuất thông thường.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/nong-nghiep-binh-thuan-thuc-hien-chuyen-doi-so-va-chuyen-doi-xanh-124719.html

Cùng chủ đề

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thảo luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham gia ý kiến dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đại...

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển tương xứng với tiềm năng

Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Tại Bình Thuận, thời gian qua tỉnh đã chú trọng triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, ràng buộc dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi và tiềm năng. ...

Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững

Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Khẩn trương triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm chống IUU

UBND tỉnh vừa nhận được Công văn số 992/BNN-TS ngày 12/2/2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển khẩn trương...

Thu hút mọi nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Khẳng định vai trò quan trọng của khoa học công nghệ Trong các mô hình phát triển trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho chính con người. Nhưng tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại hiện đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất