Powered by Techcity

Nói thêm về chiếc tĩn đựng nước mắm ngày xưa

Khi nói đến Phan Thiết thì không thể nào không nhắc đến nước mắm – một sản vật đã nổi tiếng từ xưa của vùng đất này. Tuy nhiên ít người biết rằng để góp phần làm cho hương vị nước mắm “bay cao bay xa” như vậy là nhờ vào chiếc tĩn – dụng cụ chủ yếu để đựng nước mắm trước năm 1975.

1. Nguồn gốc tên gọi

Nghề làm nước mắm ở Bình Thuận ra đời và phát triển khá sớm. Từ thời các chúa Nguyễn đến triều Nguyễn, nước mắm là một trong những sản vật phải chịu thuế biệt nạp. Trong các thế kỷ XVIII-XIX, qua một số sử liệu như: Phủ biên tạp lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí thì dụng cụ đựng nước mắm để nộp thuế là chĩnh, chum hoặc vò. Sau này (có lẽ từ thời Pháp thuộc), trong dân gian mới bắt đầu xuất hiện tên gọi là tĩn, riết quen dần rồi trở nên phổ biến.

nuoc-mam-1-.jpg
Bến tập kết vỏ tĩn bên sông Cà Ty trước năm 1945 Ảnh tư liệu

Cách gọi tĩn hay tỉn đều đúng, đều chỉ một loại hũ nhỏ thấp, có hình tròn bầu và hông nhọn ở giữa tựa như hình chiếc bánh ú. Đây là những tên gọi do người xưa mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Theo tác giả Vũ Văn Kính (Đại tự điển chữ Nôm, 2005), tĩn là do chữ井(đọc theo âm Hán Việt là Tĩnh) mà ra; còn tỉn là do 2 chữ Kim/金và Tỉnh/省ghép lại (theo lối hài thanh) mà thành.

2. Thời gian ra đời và địa bàn sản xuất

Nghề làm tĩn ở Bình Thuận bắt đầu từ năm 1927, tại nơi mà ngày nay ta gọi là xóm Lò Tĩn. Địa danh này nằm ở phía tây nam thành phố Phan Thiết, giữa cây số 3 và 4 trên đường Trần Quý Cáp thuộc địa bàn phường Đức Long – giáp xã Tiến Lợi.

Tính đến những năm 1960, ở khu vực này (lúc bấy giờ gọi là ấp Phú Phong B, xã Phú Lâm, quận Hàm Thuận) có cả thảy 5 lò làm tĩn, tất cả đều của tư nhân mang hiệu: Minh Thành, Công Minh, Mỹ Lợi, Hiệp Nghĩa và Hiệp Thành.

3. Năng lực sản xuất

Theo số liệu thống kê, những năm 1960, các lò tĩn mỗi năm sản xuất khoảng 3 triệu chiếc. Đến những năm 1970 giảm còn khoảng 1,8 triệu chiếc, cụ thể: Lò Công Minh 450.242 chiếc, lò Hiệp Nghĩa 410.200, lò Mỹ Lợi 340.420, lò Minh Thành 320.680 và lò Hiệp Thành 270.820. Số lượng này chắc chắn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của các hàm hộ.

Quay ngược thời gian về những năm 1930, ta thấy số nước mắm mà người Bình Thuận làm ra thật là “khủng” – 50 triệu lít vào năm 1928. Vì thế phải cần tới 13 triệu chiếc mới kham nổi. Giải pháp là nhập thêm tĩn từ Bình Dương, Chợ Lớn và có cả Phú Yên như trường hợp của Công ty Liên Thành.

4. Sự biến động của dung tích

Nhìn vào những chiếc tĩn còn sót lại hiện nay ta thấy chúng có dung tích ít hơn thời Pháp thuộc rất nhiều. Guillerm trong “L’industrie du Nuoc-Mam en Indochine” cho biết: Trước năm 1931, các tĩn chứa 7 lít nước mắm; nhưng sau đó, dung tích gần như đồng nhất từ 3 lít đến 3 lít 25. Sau này, tác giả Lê Văn Lúa (1973) còn đưa ra số liệu cụ thể về sự biến động của dung tích mỗi tĩn nước mắm: 1951-1954: 2 lít 7, 1955-1956: 2 lít 9, 1957-1958: 3 lít, 1959-1960: 3 lít 3; từ năm 1961 đến trước 1975 là 3 lít rưỡi. Do đó, một số hiện vật tĩn mà ta thấy hiện có rất nhiều kích cỡ.

nuoc-mam-2-.jpg
Trong một lò làm tĩn ở Phan Thiết trước 1945 người thợ đang quét nước vôi lên vỏ tĩn Ảnh TVQG Pháp

5. Quy trình chế tác

Trước năm 1975, các lò tĩn ở Phan Thiết thường có 3 cỡ sau: Lò hạng nhất có thể chứa đến 4.000 chiếc; lò hạng nhì chứa 3.000 chiếc và lò hạng ba chứa khoảng 2.000 chiếc tĩn. Lò làm tĩn được xây cất theo kiểu hình trường và dài, trên cao dưới thấp, khác với kiểu lò gốm sản xuất gạch ngói thông thường. Để xây một cái lò làm tĩn ít nhất tốn 300.000 đồng (khoảng gần 6 cây vàng) và 100 nhân công lao động.

Nguyên liệu chủ yếu để làm tĩn là đất sét khai thác từ đồng ruộng (mà tốt nhất ở khu có gò mối). Đất được đưa về lò cho vào một cái hầm chứa nước ngâm cho mềm. Ngoài đất sét, thợ lò còn trộn thêm cát trắng, đất sỏi đỏ; đạp thật nhuyễn rồi đưa vào khuôn tạo dáng. Tĩn thành hình được nhúng qua nước men; men nhúng tĩn là hỗn hợp bùn non (lấy từ con sông chảy qua cầu ông Nhiễu (còn gọi là cầu 40) và nước tro trong. Sau khi áo men, tĩn được đem đi phơi nắng trong vòng 48 tiếng đồng hồ, rồi đem vô lò nung chín.

Khi tĩn ngụi sẽ được lấy ra khỏi lò, nhân công dùng giẻ hoặc xơ mướp, xơ dừa lau sạch bên trong. Sau lại dùng xi măng pha loãng với nước quét bên ngoài da tĩn, để khô rồi giao cho thợ kiểm tra lần cuối trước khi xuất xưởng, công đoạn này gọi là “chí” tĩn. Bằng cách nhúng cho ngập chiếc tĩn vào một thùng nước lạnh để xem chúng có nứt hay lủng bể gì không; nếu có, nhẹ thì sửa chữa bằng cách dùng hỗn hợp: Xi măng, vôi bột và dầu cá trám lại, nặng thì bỏ hẳn. Tĩn sau khi chí xong còn phải quét thêm 2 lớp nước vôi (pha với xi măng) mới thành phẩm.

6. Những ưu điểm của tĩn

Ở thời mà ngành nước mắm chưa áp dụng máy móc tối tân để đóng chai thì việc dùng tĩn có miệng rộng rất thuận tiện cho việc san chiết. Sau khi rót nước mắm vào tĩn, nhân công sẽ dùng một chiếc nắp (cũng bằng gốm, gọi là nắp vũm/dũm) đậy kín miệng, rồi dùng một loại vữa tam hợp gồm: Vôi, cát và mật đường (hoặc xi măng) trét kín lại (còn gọi là khằn). Trong lúc vữa còn ướt thì dán nhãn hiệu lên, chờ khô và ràng quai xách bằng sống lá buông.

Hồi thời Pháp thuộc, theo quy định, trên tĩn nước mắm phải đề rõ ràng giấy hiệu bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Hoa để biết là nước mắm ở đâu chế ra.

Do hình dạng túm ở hai đầu và phình ra ở bụng (tĩn nước mắm Phú Quốc bụng thon) nên có thể chồng chất lên được nhiều lớp, cao 2-3 mét dù là tĩn không hay có chứa nước mắm ở bên trong. Vì lớp tĩn ở trên nằm ngay khoảng trống của 4 chiếc tĩn hàng dưới khiến nó tạo thành một khối, có thể khi vận tải đi xa được số lượng lớn mà không sợ đổ bể. Hơn nữa, tĩn không cần phải có thùng gỗ, bao rơm, chắn trấu, mạt cưa… để bảo vệ như chai. So với việc dùng chai, nước mắm đựng trong tĩn có giá rẻ hơn. Ví như những năm 1960, mỗi tĩn nước mắm (3 lít rưỡi) có giá 5 đồng; trong khi đó, 1 lít nước mắm đựng trong chai có giá 6,05 đồng.

Vả lại tĩn rất thích hợp với nước mắm. Nước mắm để lâu trong tĩn sẽ lên men thêm lần nữa nên càng tăng thêm giá trị phẩm chất. Do đó người Phan Thiết đã ví tĩn chứa nước mắm như rượu tốt chôn dưới đất lâu năm.

Nghề làm tĩn đã góp phần giải quyết công ăn việc là cho nhiều người, từ người đốn củi làm chất đốt cho đến những nhân công chuyên nghề làm tĩn như: Thợ lửa, lao công nắn tĩn, chí tĩn, quét da và phơi tĩn… Và trong khuôn khổ nghề làm tĩn còn phải kể đến thợ hầm vôi để cung cấp vôi quét da tĩn, nghề làm nắp vũm. Ngoài ra, còn phải kể tới những người chuyên sống về nghề làm đệm buồm đã làm ra quai xách tĩn từ sống lá buông ở các địa phương lân cận Phan Thiết.

Hiện nay nước mắm bán lẻ tại Phan Thiết được đóng trong các loại bao bì rất đa dạng, có thể tích từ 27 ml – 1.000 ml. Đó là các loại chai nhựa PET, chai thủy tinh và cả tĩn gốm như thương hiệu “Nước mắm tĩn – công thức 300 năm” của Công ty TNHH Seagull (Bảo tàng nước mắm Làng chài xưa). Tuy các lò làm tĩn đã “tắt lửa” từ lâu, nhưng hình ảnh chiếc tĩn và hương vị nước mắm tĩn ngày xưa vẫn mãi là niềm nhớ không chỉ của người dân Bình Thuận mà còn của khách hàng khắp trong Nam ngoài Bắc.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thảo luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham gia ý kiến dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đại...

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển tương xứng với tiềm năng

Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Tại Bình Thuận, thời gian qua tỉnh đã chú trọng triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, ràng buộc dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi và tiềm năng. ...

Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững

Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất