Powered by Techcity

Những chuyện xưa, ít biết về nghề nước mắm

Nghề làm nước mắm Phan Thiết có lịch sử gắn với quá trình định cư của những lưu dân Việt trên đất Bình Thuận. Xung quanh nghề nước mắm, sử liệu đã cung cấp nhiều điều thú vị, ít biết về nghề này.

1. Phủ biên tạp lục công trình sử học – địa chí của Lê Quý Đôn viết về xứ Đàng Trong (từ năm 1558 đến 1775) cho biết: Ở phường Đông An (thuộc phủ Bình Thuận) có đội Hàm thủy chuyên về nghề nước mắm gồm 50 người. Trong đó 30 người hàng năm nộp 30 lường nước mắm, 20 người hàng năm nộp 2 vò mắm mòi, 1 mủng mắm ướp, đều miễn trừ các sắc thuế và sưu dịch. Sử liệu này cho phép khẳng định nghề nước mắm ở Bình Thuận hình thành trên 300 năm, đạt đến một trình độ chuyên nghiệp và được chính quyền chúa Nguyễn tổ chức thành các tổ chức nghề nghiệp như phường, đội.

nuoc-mam-1-.jpg
Bến nước mắm ở Phan Thiết trước năm 1945 Ảnh tư liệu

Đến thế kỷ XIX, tổ chức làm nước mắm được gọi là hộ, hàm hộ. Vua Minh Mạng quy định cơ cấu tổ chức và quy mô của hàm hộ như sau: “Hộ nước mắm tỉnh Bình Thuận, do tỉnh sức cho Hộ trưởng nơi ấy ra sức mộ thêm, hạn trong năm đều bổ sung vào ngạch 50 người, tức thời đề đạt xin cho được thực thụ; nếu ngoài hạn không lấy đủ số sẽ xét theo luật mà răn. Lại xét tỉnh ấy, sẽ sức cho dân ở hạt, có ai tình nguyện làm thì sẽ đặt làm Hộ trưởng, khiến trông coi thu nộp cho đúng lệ”. Như vậy, hàm hộ là tổ chức của những người chuyên làm nước mắm, nhân sự vào hộ là tự nguyện. Mỗi hàm hộ có 50 người, do Hộ trưởng đứng đầu. Đây là tổ chức giúp nhà nước quản lý sản xuất và đốc thúc việc thu thuế.

Sau này, hàm hộ cũng dùng để chỉ những người theo nghề nước mắm nhưng là hộ gia đình, những hộ sản xuất lớn – “đại gia” trong nghề. Cùng với cơ sở chế biến họ còn có đội ghe thuyền đánh bắt và vận chuyển nước mắm, có nhiều nhà đất và nổi tiếng giàu có.

2. Nước mắm Phan Thiết là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu của người Việt. Ví như trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn (từ 1775 đến 1790), quân đội chúa Nguyễn bị cô lập tại Sài Gòn nên nguồn nước mắm từ tỉnh Bình Thuận không chuyển vô được. Và thế là trong các bữa ăn họ liên tục than vãn vì tình trạng thiếu loại nước chấm này.

Một trường hợp khác là vào những năm Thế chiến thứ nhất 1914 – 1918, bữa ăn của những lính thợ An Nam trong quân đội Pháp cũng không thể thiếu nước mắm. Chính quyền thực dân ở Đông Dương lúc bấy giờ đã yêu cầu Viện Pasteur ở Sài Gòn nghiên cứu chế ra một loại nước mắm cô đặc để chuyển sang châu Âu cho binh sĩ người Việt sử dụng. Chất lượng loại mắm cô đặc rất tốt không khác gì so với mắm nước ở cố hương.

nuoc-mam-2-.jpg
Nhãn hiệu con voi đỏ được Công ty Liên Thành dùng để dán lên nước mắm từ 1909 1945 Ảnh tư liệu

3. Dưới triều Nguyễn, nước mắm được phân thành 2 hạng: thượng hảo và tốt vừa và được nhà nước thu mua. Theo Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, giá nước mắm được ấn định là 1 quan 2 tiền (năm 1835). Số này một phần được dùng để ban thưởng cho quan quân triều đình. Cùng với Khánh Hòa, Bình Thuận thường xuyên cung cấp nước mắm cho Gia Định và Trấn Tây Thành (một trấn của Đại Nam thời vua Minh Mạng, nay thuộc Đông Nam Campuchia). Riêng năm 1834, tỉnh Bình Thuận cung cấp tới 1.000 tĩn để các tướng quân, tham tán chia cấp cho quân sĩ dùng. Nước mắm cũng nằm trong các sản vật thưởng tặng, dụ an các tộc người miền núi để họ một lòng quy thuận, đóng góp thuế khóa, làm dân biên giới lâu dài.

Mỗi năm hai lần vào tiết Tiểu mãn (21 -22 tháng 5 dương lịch) và Đại thử (23 – 24 tháng 7 dương lịch), tỉnh Bình Thuận dành hẳn ba chiếc ghe bầu chở số nước mắm về kinh. Tại cửa biển Phú Hài quan tỉnh tổ chức làm lễ tiễn đưa với trống dong, cờ mở rất long trọng.

4. Nước mắm là sản phẩm nặng mùi người ngoại quốc khó mà chấp nhận được; nhưng khi đọc tư liệu xưa thấy rằng không phải người Tây nào cũng “chê” nước mắm. Cách nay đúng 155 năm, một nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa sai hải ngoại Paris có những nhận xét rất tích cực về loại nước chấm “quốc hồn quốc túy” của người Việt như sau: “Nếu đừng chấp nhất với cái mùi nước mắm và xem đó như mùi pho mát hoặc sầu riêng (thì) người ta sẽ thấy ngon. Thật dễ dàng cảm nhận hương nước mắm thực sự không khó chịu chút nào, rằng nó khiến cho một số món ăn trở nên rất ngon và rằng phải có một chút bí quyết để làm cho nó ngon đến thế”.

Vị giáo sĩ này còn cho biết thêm: “Chất lỏng này rất mạnh và rất thiết yếu, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người dân chỉ có cơm làm cái ăn chính… Nước mắm có giá trị về mặt sức khỏe: thiệt là đáng quý vì nó thường xuyên kích thích sự ngon miệng khi chúng tôi bị chứng thiếu máu gây ra chán ăn, nó là chất trợ tì vị khi bị những chứng rối loạn tiêu hóa, là chất tạo ấm rất mạnh khi bị đau bụng và cảm lạnh”.

Sau này, nước mắm được mang sang Pháp dự Hội chợ đấu xảo Marseille (tháng 4/1922) với mục đích thăm dò và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Theo ghi chép của Phạm Quỳnh: bấy giờ người Tây nếm cơm An Nam “nhiều người khen ngon, thứ nhất là khen nước mắm của ta, nói rằng trong các thứ nước chấm không gì bằng nước mắm”.

5. Năm 1906, một công ty nước mắm với nhiều chi nhánh được thành lập tại Phan Thiết; với nhãn hiệu con voi đỏ được sử dụng từ năm 1909. Liên Thành là công ty duy nhất ở Đông Dương chuyên về sản xuất nước mắm có quy mô lớn và mang đầy đủ tính chất của một công ty tư bản.

Điều ít ai biết rằng sự ra đời của công ty Liên Thành là kết quả của một hành động tập thể của các chí sĩ duy tân Bình Thuận, với một tinh thần chung tay xây dựng nền kinh tế tự chủ cho dân tộc. Liên Thành ra đời còn có sự hỗ sự tích cực từ phía nhà cầm quyền Pháp (công sứ Bình Thuận Garnier). Đây được xem là “hiện tượng mới lạ nhất, mở đầu cho một cao trào kinh tế Việt Nam từ trước chưa hề có” (Nguyễn Văn Xuân).

Trước năm 1945, nước mắm là ngành công nghiệp duy nhất của tỉnh Bình Thuận. Theo số liệu công bố vào năm 1931, Bình Thuận có gần 640 hàm hộ, sở hữu 1.525 thùng chượp lớn, 7.759 thùng trung bình và nhỏ. Qua các số liệu thuế quan của tỉnh cho thấy, tổng sản lượng nước mắm sản xuất được là trên 40,6 triệu lít, chiếm xấp xỉ 7/10 tổng sản lượng toàn Đông Dương. Nên Bình Thuận được xem là trung tâm sản xuất nước mắm chính của Đông Dương.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (bản dịch Viện Sử học), tập III. Huế: Thuận Hóa (2005).

Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục, tập 7 (Viện Sử học dịch). Hà Nội: Giáo dục (2006).

Lê Quý Đôn. Toàn tập, tập I – Phủ biên tạp lục (bản dịch của Viện Sử học). Hà Nội: Khoa học xã hội (1977).

Phạm Quỳnh. Pháp-du hành-trình nhật-ký (V). Nam Phong tạp chí, số 65 (tháng 11-1922).

Guillerm, J. (1931), Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (bản dịch Công Khanh đăng trên trang Vũ Thế Thành). Tạp chí Các Viện Pasteur Đông Dương.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết không nơi nào sánh bằng. ...

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất