Powered by Techcity

Nhớ khói

Tự dưng sáng nay làm siêng đi đốt rác, khói vương mắt cay xè.

Tự dưng nhớ.

Cả một thời ấu thơ bay về rợp ký ức…

Ngày còn nhỏ nhà nghèo, toàn chụm bếp củi. Ba uốn cong thanh sắt thành cái kiềng dài nấu được lần hai xoong. Củi thì mấy chị em gom từ hồi hè. Cứ mỗi khi hè đến nghỉ học, chị em lại rủ nhau mót củi từ những vườn điều, vườn tràm người ta tỉa nhánh. Lâu lâu hên gặp được vườn họ hạ cây bán gỗ thì mừng còn hơn trúng số nữa. Củi được chặt từ khi còn tươi, lấy xe đạp thồ về, xếp gọn bên chái bếp. Cứ bỏ mặc đó dầm mưa nắng ba tháng hè, tới đầu năm học là củi khô, chụm được rồi.

khoi-1.jpg

Bình thường ngày nắng khi nào nấu cơm chỉ cần ra đống củi ôm một ôm là đủ nấu cả ngày. Mưa thì cực hơn, dù đã lấy bao ni-lon trùm kín đống củi, vậy mà củi vẫn ẩm ướt, canh khi nào trời hửng nắng là phải tranh thủ đem hong cho khô. Mà có khô được đâu. Củi ẩm chụm khói nhiều cay xè, nước mắt giàn giụa y như đang khóc.

Nấu hoài thì nhìn khói cũng biết củi khô hay ướt nữa. Củi khô khói mỏng như vải voan, lượn lờ bay chút đã tan vào không khí. Củi ướt thì khói đặc, nhiều, đậm màu hơn, mà hăng nồng cay mắt lắm. Gặp những ngày mưa, quần áo giặt chẳng khô được, đành phải đem hong khô có cái mà mặc đi học. Củi ướt. Quần áo ướt. Khói được dịp trổ tài bám dày vào thớ vải. Mặc cái áo đi học mà như mang cả gian bếp đến trường, hăng nồng mùi khói. Đến độ bạn học phải nhăn mũi khó chịu khi ngồi gần, bởi vậy chỉ thui thủi chơi một mình, ngó nắng ngoài sân trường, hóng cây bàng từ khi ra hoa vàng tới khi quả chín vàng rụng đầy gốc.

Dẫu vậy chẳng bao giờ ghét khói. Chỉ là sau này khi tôi lên đại học, xa nhà, ở thành phố toàn nấu bếp gas. Phố mà, củi đâu mà nấu. Cho dù có củi thì cũng chẳng có không gian rộng như ở nhà quê để tự do nấu bếp củi. Phố mà đốt chút rác hàng xóm cũng đã rần rần la làng khói quá, ô nhiễm môi trường quá. Hơn nữa, thời đại phát triển, má cũng mua bếp gas xài với người ta. Nấu cho nhanh, má biểu. Công chuyện thì nhiều mà còn mò mẫm nấu củi biết chừng nào xong. Mà giờ, củi cũng hiếm hoi, người ta cưa cây san nền bán hết đất rồi, đâu còn những vườn điều, vườn tràm bạt ngàn như hồi đó nữa. Thành ra, bao nhiêu năm nay vắng khói, chẳng còn cơ hội được khói ám vào tóc, vào quần áo nữa. Con người thiệt lạ, có thì than, thì mong đừng có, rồi khi không có lại nhớ, lại tiếc.

khoi.jpg

Nhất là khi người ta ở độ tuổi lưng lửng dốc đời, niềm nhớ, tiếc lại càng cồn cào, day dứt hơn. Bởi tự dưng khói lỡ vương vào mắt có chút xíu mà tôi khóc thiệt. Không phải cay mắt, mà là nhớ. Tôi nhớ cái tuổi thơ cơ cực. Tôi tiếc tháng ngày ấu thơ bên chị em, bên ba má. Thời đó tuy nghèo mà bình yên, sum vầy. Giờ thì mỗi người một nơi, tính tình cũng thay đổi nhiều. Như lũ gà con hồi nhỏ chiêm chiếp rúc cánh mẹ, ngủ cùng nhau, lớn chút có lông có cánh thì lại đá nhau, cắn nhau giành ăn. Ai cũng lo thu vén cho gia đình nhỏ của mình, ganh ghét nhau.

Thôi thì đành nhớ. Ký ức bao giờ cũng là nơi yên bình nhất cho tâm hồn trú ẩn.

Và tôi trốn trong ký ức để được thỏa thích hít hà mùi khói. Nhớ những sáng giáp tết như vầy, trời lạnh, sương dày, má thường dậy sớm đốt đống lá gom từ hồi chiều qua cho lũ con ngồi sưởi ấm. Nhà nghèo, quần áo ấm đâu có, má biểu cả năm lạnh có mấy ngày, sưởi ấm đi chớ mua quần áo mà mặc được có mấy bữa phí lắm. Vậy là sáng nào cũng vậy, chúng tôi dậy sớm chồm hổm ngồi cạnh nhau bên đống lửa, hơ tay, hơ chân cho ấm. Ngồi thì buồn tay buồn chân, chúng tôi rủ nhau nướng đủ thứ. Lúc thì vùi hạt mít, củ khoai lang còi cọc mót ngoài vườn, trái chuối chưa kịp chín còn chát xít. Bữa nào sang thì có bắp nếp, đó là những ngày vườn bắp bắt đầu khô râu, hạt căng sữa, sau vài bữa thì bắp già, ăn cứng. Hết bắp nếp, chúng tôi lén bẻ cả bắp đỏ trồng cho gà đã già ngắc đem vùi ăn. Ăn xong mặt mày đứa nào đứa nấy lem nhem nhọ nồi, nhìn nhau phá lên cười. Dĩ nhiên má biết hết mấy trò quậy phá của chúng tôi nhưng không la. Sau này mỗi lần nhắc lại má hay chặc lưỡi tội nghiệp ngày xưa.

Là ngày xưa tội nghiệp hay ngày nay tội nghiệp? Đôi lần tôi vu vơ hỏi lòng mình như vậy. Ngày xưa đói khổ thiệt mà thương yêu, đùm bọc nhau. Ngày nay khá giả thiệt mà cứ lo nhìn nhau để ganh tị, châm thọc. Vậy thì giữa cái xưa và nay cái nào đáng thương hơn cái nào?

Tôi đem câu hỏi vu vơ cài vào trong khói. Khói la đà mặt đất chút ít rồi nhanh chóng bay vào không gian, biến mất. Khói đã lên trời mang theo câu hỏi của tôi. Tôi tin là vậy.

Và, tết sắp về…

Câu hỏi còn lưng lửng đâu đó giữa tầng cao kia, khói tan mất tiêu rồi, ai biết có đưa câu hỏi lên được tới ông trời hay không!

Nguồn

Cùng chủ đề

Cửa hàng cho thuê áo dài nhộn nhịp cuối năm

BTO-Càng gần tới Tết Nguyên đán, nhu cầu thuê áo dài và các phụ kiện của khách để chụp hình ngày càng tăng, có cửa hàng ghi nhận hơn 100 khách trong ngày. Tại cửa hàng thời trang Dân Dân trên đường Từ Văn Tư (TP. Phan Thiết), hơn 1 tháng nay...

Gìn giữ, phát triển tình hữu nghị giữa Bình Thuận và tỉnh Kampong Chhnang

Tại Tỉnh ủy, Đại tá Khou Sophann bày tỏ lòng biết ơn, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, giúp đỡ của quân – dân Việt Nam trong suốt thời gian qua. Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Tiểu khu Quân sự Kampong Chhnang cho biết, trang sử hào hùng của Campuchia khẳng định, Campuchia có được như hôm nay có sự giúp đỡ trên tinh thần chí tình, chí nghĩa của Quân đội nhân dân...

Kỳ vọng cho ngành chăn nuôi

Mong thị trường dịp tết khởi sắc Những ngày đầu tháng chạp năm Quý Mão 2023, chúng tôi ghé đến nhà anh Huỳnh Văn Bé – thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) – một trong những hộ chăn nuôi heo lâu năm, có quy mô lớn trên địa bàn. Với không gian chăn nuôi khá rộng rãi, gia đình anh đầu tư quy mô khoảng 300 m2 chuồng trại để chăn nuôi khoảng 140 con heo, gồm...

Đã nghe gió tết…

Chuyển trời, bấc bắt đầu thổi, dữ dội nhất là lúc chiều về. Mùa này chạy xe trên đường cũng phải chạy chầm chậm cẩn thận vì có khi gió mạnh muốn xô ngã cả người lẫn xe. Rồi thì bụi. Bấc làm bụi bay đầy. Chạy xe mà không đeo kính...

Trao 200 suất quà Trung thu cho trẻ em Mỹ Thạnh

Xã Mỹ Thạnh là xã miền núi của huyện Hàm Thuận Nam, tập trung người Chăm và Raglay sinh sống. Dù có nhiều thay đổi về đời sống kinh tế, thiếu niên nhi đồng ở đây vẫn còn thiếu thốn trong đời sống tinh thần, nhất là vào những dịp Lễ, Tết. Nguồn

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Nhiều hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em

BTO-Trẻ em khó khăn tại xã Suối Kiết (Tánh Linh), Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) vừa có một kỳ trung thu đơn giản nhưng đong đầy yêu thương. Trẻ em Suối Kiết hào hứng vui Tết Trung thu Tại điểm trường Sông Dinh (xã Suối Kiết, Tánh Linh), Chi đoàn Trại tạm giam...

Xây dựng nơi hoạt động thể thao cho người dân

Thị xã La Gi là địa phương có ưu thế về phong trào thể dục thể thao so với các đơn vị khác trong tỉnh, nổi bật nhất là bộ môn võ cổ truyền. Hàng năm La Gi đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao từ cơ sở...

Ấm áp “Trung thu cho em” tại Mỹ Thạnh

BTO-Tối 15/9, chương trình “Trung thu cho em” đã diễn ra tại Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam), gần 400 trẻ em đồng bào Rai đã có một đêm vui và ý nghĩa trong dịp Tết đoàn viên. Chương trình “Trung thu cho em”  không chỉ tặng quà, lồng đèn cho gần...

Khai mạc Giải bóng đá vô địch tỉnh Bình Thuận – Tiger Cup 2024

Tổng biên tập: Lê Huy Toàn Phó Tổng Biên tập: Thanh Quang, Huỳnh Thanh ...

Sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng nay (13/9), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận. Tham dự có bà Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện cùng các vị chức sắc, chức việc, nhân sĩ, trí thức người Chăm trên địa bàn tỉnh. ...

Phan Thiết, dòng sông cùng bao nỗi nhớ

1. “Soi bóng Cà Ty” là tên của tập thơ có sự góp mặt của 24 tác giả thuộc Chi hội Văn học TP. Phan Thiết, do Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp phép xuất bản quý III năm 2020. Tập thơ gồm 120 thi phẩm gồm nhiều thể loại. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất