Powered by Techcity

Ngư dân Bình Thuận với Lễ hội Cầu ngư

Cầu ngư là loại hình lễ hội hình thành sớm của ngư dân ven biển Bình Thuận, hằng năm, lễ hội diễn ra ở nhiều nơi, như: huyện Phú Quý, Tuy Phong, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết.

Với quy mô, thời gian khác nhau cùng nhiều hình thức, nghi thức tâm linh và nghệ thuật diễn xướng dân gian hàm chứa nhiều giá trị quý báu. Cầu ngư có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, đem lại niềm tin để ngư dân vượt qua bao sóng gió, bám biển vươn khơi hăng say lao động sản xuất. Lễ hội cầu ngư của ngư dân Bình Thuận được duy trì, bảo tồn và phát triển từ xưa đến nay, là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa miền biển.

cau-ngu.jpg
Lễ rước Lệnh Ông Sanh từ Hòn Lao vào cửa Cồn Chà Ảnh Đình Hòa

Bắt nguồn từ những làng biển

Có thể nói chính nguồn gốc dân cư, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường sống là những yếu tố quyết định để hình thành nên sắc thái văn hóa cả vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân cư tại mỗi địa phương. Nơi nào có làng ngư thì ở nơi đó có lăng vạn thờ cá voi (cá ông) và những hoạt động văn hóa tinh thần liên quan đến nghề nghiệp của ngư dân dược duy trì và truyền lưu.

Qua khảo sát của Bảo tàng Bình Thuận thực hiện cho thấy từ Phú Quý đến Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi là những địa phương ven biển nơi nào cũng có lăng vạn thờ cá voi. Tùy thuộc vào số lượng của các làng ngư và số dân ở những làng đó mà có lăng vạn nhiều hay ít. Nhưng ở tất cả các làng ngư thì nơi nào cũng có thiết chế tín ngưỡng là lăng, vạn và từ đây luôn đi kèm về mặt tinh thần là Lễ hội Cầu ngư, gắn với cầu ngư là chèo bả trạo.

Theo thống kê đến năm 2014 toàn tỉnh có 42 vạn thờ và hàng chục nghĩa địa mai táng cá voi. Theo thời gian và sự biến đổi dân số, thay đổi làng mạc một số nơi không còn duy trì loại hình diễn xướng dân gian chèo bả trạo mà chỉ còn lễ cầu ngư theo lệ xưa của từng làng. Ở Tuy Phong có 12 vạn thờ nhưng hiện chỉ còn các vạn ở các xã Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể, Vĩnh Hảo, Hòa Phú, Phan Rí Cửa và Liên Hương còn lưu giữ loại hình diễn xướng chèo bả trạo. Tuy nhiên cũng tùy theo điều kiện lịch sử, văn hóa của từng nơi để có từ 1 – 3 lễ hội hằng năm tại các vạn, trong đó chỉ có vạn Tả Tân diễn ra 3 lễ hội: lễ cầu ngư đầu mùa (vào tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch), lễ cầu ngư chính mùa (diễn ra vào tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch) và lễ cầu ngư cuối mùa (vào tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch) còn lại các vạn khác chỉ tổ chức một lễ hội cầu ngư chính mùa.

cau-ngu-2.jpg
Lễ hội Cầu ngư là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian Ảnh ĐHòa

Ở Phan Thiết Lễ hội Cầu ngư diễn ra tại 12 vạn: Vạn Thủy Tú, vạn Hiệp Hưng, vạn Khánh Long, vạn Nam Nghĩa… Mỗi vạn tùy theo tục lệ và điều kiện kinh tế địa phương mà lễ vật có khi nhiều khi ít, nhưng về căn bản cả về nội dung và quy trình đều được thể hiện theo tập tục của ông cha từ xưa để lại.

Ấn tượng hơn cả là ở huyện đảo Phú Quý, trên diện tích hẹp mà có đến 10 ngôi vạn thờ cá voi. Đa phần các vạn có niên đại từ thế kỷ 18, 19 và còn duy trì Lễ hội Cầu ngư cùng linh hồn của nó là chèo bả trạo. Đây là con số rất lớn so với các làng chài ven biển trong đất liền ở Bình Thuận nói riêng và các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam bộ nói chung. Hơn 16 km2 mà có đến 10 ngôi vạn quả là một mật độ quá dày đặc. Điều đó cho ta thấy tín ngưỡng tôn thờ cá ông được người dân Phú Quý chú trọng và đề cao tín ngưỡng trong nghề nghiệp và cuộc sống. Bởi vì, đối với một cộng đồng dân cư sống giữa một môi trường biệt lập, bốn bề là đại dương bao la, quanh năm phải đối mặt với phong ba bão táp. Nên việc tôn sùng, thờ phụng cá ông trở thành nhu cầu chính đáng và số lượng lăng vạn trên đảo nhiều như thế cũng là điều dễ hiểu.

Chèo bả trạo – linh hồn của Lễ hội Cầu ngư

Cầu ngư nói chung là một hoạt động sinh hoạt văn hóa là sợi dây cố kết tinh thần cộng đồng những người làm nghề với nhau. Đó là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ về công việc và kinh nghiệm nghề nghiệp. Sinh hoạt văn hóa tâm linh được thể hiện rõ nét nhất vào những dịp diễn ra lễ cầu ngư. Đây là dịp để ngư dân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các vị thần biển, đồng thời cũng là nơi giúp cố kết tinh thần cộng đồng.

cau-ngu-1.jpg

Về mặt nghệ thuật diễn xướng dân gian thì cầu ngư là loại hình nghệ thuật đặc sắc còn duy trì đến ngày nay của cư dân ven biển, là sản phẩm trong đời sống văn hóa tinh thần của ngư dân từ lâu đời. Một trong những thành phần chính yếu trong Lễ hội Cầu ngư, ngoài chức năng nghệ thuật, chèo bả trạo còn là một nghi thức tín ngưỡng quan trọng trong các nghi lễ liên quan đến tập tục thờ cúng cá ông. Về nội dung diễn xướng tuy mang đậm màu sắc đượm buồn, có phần bi ai kể về những chuyến đi biển gặp nhiều trở ngại khi sóng to, gió lớn. Thông qua đó ngư dân thể hiện những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng trước cảnh biển và sự trù phú của biển cả, trước tấm lòng cứu nhân độ thế của cá ông. Qua những câu hò, điệu hát trong diễn xướng có thể cảm nhận được tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống để tiếp tục bám biển quê hương với những chuyến biển bội thu.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học: “Sưu tầm, nghiên cứu chèo bả trạo trong văn hóa dân gian của ngư dân vùng biển Bình Thuận” do Bảo tàng Bình Thuận thực hiện. Khi khảo sát nghiên cứu thực trạng tại 6 huyện, thị xã và thành phố ven biển trên toàn tỉnh Bình Thuận, hiện còn 9 đội chèo bả trạo đang hoạt động, với hơn 30 bổn chèo dùng để diễn xướng trong các lễ hội, lễ nghi lên quan đến tập tục tôn thờ cá ông như: lễ an táng, lễ thượng ngọc cốt, lễ nghinh Ông Nam Hải, chánh lễ tế thần trong Lễ hội Cầu ngư… đó là những bổn chèo được coi là nguyên gốc. Trong đó có những bổn chèo bả trạo được mang từ cố hương ở các tỉnh vùng “Ngũ Quảng” vào Bình Thuận, hoặc được sáng tác mới nhằm phục vụ cho tập tục thờ cúng cá ông của cộng đồng ngư dân, phù hợp với môi trường địa lý và điều kiện xã hội tại từng địa phương.

Chèo bả trạo giữ một vị trí quan trọng, là loại hình nghệ thuật diễn xướng gắn với sinh hoạt tâm linh và văn hóa dân gian được truyền lưu qua nhiều thế hệ. Nói chèo bả trạo là linh hồn của Lễ hội Cầu ngư, bởi vì trong một lễ cầu ngư mà không có chèo bả trạo thì lễ cầu ngư đó thiếu đi yếu tố tâm linh làm nên giá trị của các lễ nghi. Bởi nó hàm chứa tất cả những niềm khát khao, mộc mạc, chân thành của những con người làm nghề biển nói chung và với cá ông nói riêng. Mặt khác, nó luôn mang màu sắc riêng biệt của nghề truyền thống nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện ở các phong tục tập quán, lệ làng, nghi lễ, hương ước của cộng đồng mang lại. Nếu mất đi tín ngưỡng này và những lăng vạn thờ cúng cá ông sẽ mất đi phần nào bản sắc văn hóa truyền thống.

Lễ hội Cầu ngư diễn ra tại TP. Phan Thiết kết hợp những hoạt động văn hóa khác trong Năm Du lịch quốc gia 2023 – Bình Thuận – Hội tụ xanh để vừa phục vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, sự hưởng thụ văn hóa của một bộ phận nhân dân, vừa phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong chèo bả trạo và góp phần giới thiệu, quảng bá cho phát triển du lịch.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần

BTO-Ngày 25/10, tại xã Hàm Cần (Hàm Thuận Nam), Trung tâm Khuyến Nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận tổ chức bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần. Đây là nội dung trong mô hình ứng dụng...

Mưa lớn, nhiều diện tích thanh long bị ngập nặng

BTO-Theo ghi nhận vào chiều tối ngày 8/10, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết có mưa rất to ở một số khu vực, trong đó nhiều diện tích thanh long bị ngập đến ngọn. Thông tin ban đầu được biết, do mưa lớn chiều 8/10, đến rạng sáng...

Hỗ trợ sản xuất cho người dân Hàm Thuận Nam trước biến đổi khí hậu

BTO-Dự án SACCR – Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giúp người dân ở Hàm Thuận Nam, nhất là hộ dân nghèo nhận diện rõ hơn những thách thức ở vùng thiếu nước và lựa chọn cách phát triển sản xuất phù hợp. ...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Khó mấy cũng phải thực hiện cho được

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển...

Cùng chuyên mục

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất