Powered by Techcity

Nâng tầm nước mắm Phan Thiết

Những ngày qua, thông tin Hiệp hội Nước mắm Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ cùng nghiên cứu, xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nghề làm nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đã làm những người gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời ở Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung vui mừng. Bởi nước mắm Việt Nam đã có bề dày lịch sử lâu đời với những giá trị văn hóa độc đáo.

Thơm, ngon từng giọt

Có thể nói, nước mắm đã và đang trở thành “quốc hồn quốc túy” của người Việt bởi trong mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng, quán ăn từ Bắc đến Nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Thậm chí, nhiều người đi du lịch, phải đem theo chai nước mắm nhỏ để dùng kèm trong các bữa ăn như một thói quen hiện hữu.

Với chiều dài hơn 300 năm lịch sử, nghề làm nước mắm ở Phan Thiết đã thành một nghề truyền thống. Nói đến nước mắm Bình Thuận, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài cũng biết hương vị đặc biệt thơm ngon đậm đà của nó. Nhờ kỹ nghệ làm nước mắm phát đạt mà đời sống ngư dân Bình Thuận những năm qua dần khởi sắc. Nhìn tuy đơn giản, bởi không cần máy móc cầu kỳ, chỉ cần cá và muối, nhưng để cho ra những giọt nước mắm thơm ngon, đòi hỏi người làm nghề phải có nhiều kinh nghiệm cũng như bí truyền riêng.

co-so-san-xuat-nuoc-mam-thien-hong-anh-n.-lan-6-.jpg
Một cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống bằng thùng lều gỗ

Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, cơm mờm, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm xuất hiện nhiều từ tháng 4 cho đến tháng 8 âm lịch, đây cũng là thời điểm các nhà lều, các cơ sở sản xuất nước mắm nhập nguyên liệu để ủ chượp. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng nước mắm còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng 8 thường béo, ngon hơn, thì nước mắm làm ra cũng thơm và đạt độ đạm cao nhất. Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, sau đó đem trộn với muối theo tỷ lệ 3 cá 1 muối. Tiếp theo, những người làm nước mắm sẽ ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ngoài trời. Có lẽ nhờ cái nắng chói chang của xứ Phan đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay.

co-so-san-xuat-nuoc-mam-ba-hai-anh-n.-lan-2-.jpg
Nhờ cái nắng chói chang đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay

Ông Nguyễn Hữu Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Nước mắm Bà Hai (phường Phú Hài) cho biết: “Sau thời gian ủ chượp từ 9 tháng đến 1 năm với nhiều công đoạn khác nhau, lúc này nước mắm đã chín sẽ trong suốt với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tùy theo từng mẻ cá) không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng. Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ – hoàn toàn từ thân cá thủy phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ, người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm đồng nhất bán ra thị trường, người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác nhau. Đây là phương pháp làm nước mắm phổ biến ở Phan Thiết, đặc biệt là trong các cơ sở làm mắm truyền thống”.

nuoc-mam-hieu-con-ca-vang-anh-n.-lan-3-.jpg
Nước mắm nhỉ truyền thống của Phan Thiết

Sau những thăng trầm…

Nhiều người bảo thị trường nước mắm là một “mỏ vàng” nếu biết khai thác đúng hướng. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, các cơ sở và làng nghề nước mắm truyền thống hiện nay đều khá nhỏ lẻ, manh mún, chưa có chiến lược đầu tư bài bản để sản xuất kinh doanh lớn, chiếm lĩnh thị trường. Chủ yếu là các cơ sở tự cung tự cấp sản xuất gia truyền tại các hộ gia đình, lâu dần phát triển thành các xưởng sản xuất lớn hơn.

co-so-san-xuat-nuoc-mam-ba-hai-anh-n.-lan-3-.jpg
Kế thừa về thương hiệu thị trường họ duy trì và phát triển hơn nghề truyền thống của gia đình

Ông Trương Quang Hiến – Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết: Trải qua nhiều thăng trầm, nhất là sự cạnh tranh của những “ông lớn” nước chấm công nghiệp, nghề làm nước mắm truyền thống ở Phan Thiết cũng dần mai một, các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống hiện đang ít dần đi. Một số cơ sở chỉ tập trung vào sản xuất gia công cho các doanh nghiệp khác, hoặc bán nước mắm thô dẫn đến thương hiệu nước mắm Phan Thiết dần vắng bóng trên thị trường. TP. Phan Thiết hiện có hơn 100 cơ sở chế biến nước mắm truyền thống, trong đó Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết có 44 hội viên với quy mô sản xuất trung bình khoảng 20.000 tấn, tương đương 20 triệu lít/mỗi năm. Tuy vậy, cũng có vài cơ sở từ sự kế thừa về thương hiệu, thị trường, truyền thống gia đình, họ duy trì và phát triển hơn nhưng không phải là quá mạnh. Họ có kế hoạch, chiến lược khá bài bản nhưng quy mô còn nhỏ, thiếu đầu tư lớn cho sản xuất và phát triển thị trường.

ong-nguyen-huu-dung-giam-doc-cong-ty-tnhh-nuoc-mam-ba-hai-anh-n.-lan-.jpg
Ông Nguyễn Hữu Dũng Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Bà Hai chia sẻ

Ông Dũng chia sẻ thêm: “Gia đình tôi có truyền thống làm nghề sản xuất nước mắm hơn 50 năm, nhưng chủ yếu nhỏ lẻ. Từ năm 2003, tiếp nối nghề của mẹ, tôi tiếp quản xưởng sản xuất và phát triển dần, mở rộng thị trường. Sau rất nhiều nỗ lực, sản phẩm nước mắm Bà Hai đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, để nước mắm Phan Thiết vươn xa, những cơ sở sản xuất cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ các sở, ban ngành liên quan về vốn, hành lang pháp lý, về xúc tiến thương mại, dây chuyền sản xuất… để những chai nước mắm đến tay người tiêu dùng “đậm chất Phan Thiết”.

co-so-san-xuat-nuoc-mam-ca-den-anh-n.-lan-5-.jpg
Có không ít thương hiệu nước mắm Phan Thiết trở thành thân quen với người tiêu dùng

Những năm gần đây, có không ít thương hiệu nước mắm Phan Thiết trở thành thân quen với người tiêu dùng trong cả nước và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Tuy nhiên, con đường xuất khẩu nước mắm vẫn còn rất khiêm tốn. Giải thích nguyên nhân, nhiều cơ sở cho biết: Thị trường nội địa vẫn chưa có đủ hàng cung cấp, giá cả ổn định, nên các doanh nghiệp thực sự chưa quan tâm đến xuất khẩu nước mắm sang nước ngoài với rất nhiều thủ tục và tiêu chí khắt khe. Do đó, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tập trung xúc tiến, hỗ trợ xuất khẩu nước mắm sang thị trường tiềm năng, dễ thâm nhập như Lào, Campuchia, tiếp theo là những thị trường có đông đảo kiều bào Việt sinh sống.

PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam từng phát biểu, Việt Nam có 6 vùng sản xuất nước mắm nổi tiếng là Cát Hải (Hải Phòng), Ba Làng (Thanh Hóa), Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc với hàng chục thương hiệu. Tiềm năng của thị trường là rất lớn, ngoài 100 triệu dân trong nước, còn hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài và ngày càng có nhiều người tiêu dùng nước ngoài quan tâm tới nước mắm Việt Nam.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết không nơi nào sánh bằng. ...

Những chuyện xưa, ít biết về nghề nước mắm

Nghề làm nước mắm Phan Thiết có lịch sử gắn với quá trình định cư của những lưu dân Việt trên đất Bình Thuận. Xung quanh nghề nước mắm, sử liệu đã cung cấp nhiều điều thú vị, ít biết về nghề này. 1. Phủ biên tạp lục công trình sử học...

Sản phẩm nước mắm OCOP Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết có tiếng là thơm ngon với màu sắc vàng rơm hoặc vàng nâu, thơm lựng, từ năm 2007 đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết”, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm...

Sản phẩm OCOP đặc trưng vùng biển

Hầu hết những du khách đến Bình Thuận tham quan, nghỉ dưỡng, khi trở về đều chọn nước mắm Phan Thiết làm quà cho người thân, bạn bè. Theo thời gian, những cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống đã đầu tư công nghệ, nhãn mác, kiểu dáng chai, marketing… nên những chai nước mắm đến tay người tiêu dùng không chỉ chất lượng, mà còn mang nhiều thông điệp quảng bá du lịch địa phương. ...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất