Powered by Techcity

Nâng chất lượng thu hút du khách


Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách.

truong-xuan-an.-2024.jpg
Học sinh ở TP. Phan Thiết về thăm Khu di tích

Từ TP. Phan Thiết ngược lên Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ thuộc địa bàn xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 65 km, vừa bước xuống xe, mọi người trong đoàn tham quan đều có chung cảm nhận yên bình của một sớm mai trong lành ngày cuối tuần. Giữa không gian rộng hơn 10 ha, trên đầu những tán cây đan cài xòe che ánh nắng nên có đi tới góc nào cũng thấy dễ chịu. Có lẽ vì điều này mà trong năm 2024, các đoàn khách đến thăm, học tập, nghiên cứu, trải nghiệm tại Khu di tích không ngừng tăng. Theo Ban Quản lý Khu di tích, trong năm đã đón 215 đoàn với hơn 17.000 lượt khách (đạt 171% chỉ tiêu). Ngoài học sinh, học viên, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh còn có các công ty du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng…

2024.-ve-nguon-1.jpg
Các cơ quan, đoàn thể tổ chức về nguồn 

Ông Võ Cáp – Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ cho biết: Đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên tại Khu di tích luôn cố gắng không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và những phương pháp đổi mới để du khách có thể tham quan được nhiều loại hình. Cụ thể năm 2024, Khu di tích thay đổi, bổ sung hình ảnh, hiện vật trưng bày, gia cố đai trưng bày tại Nhà tưởng niệm – Trưng bày Khu di tích. Đồng thời, sưu tầm thêm 20 hiện vật của cán bộ, chiến sĩ Cơ quan Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là các hiện vật gắn bó với đời sống sinh hoạt, tinh thần của cán bộ chiến sĩ nơi chiến trường, như chiếc Radio và đồng hồ Selko của đồng chí Lê Ngọc Liên (xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh), nguyên là cảnh vệ Cơ quan Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn 1961-1975; chiếc võng dù, bi đông đựng nước, ca US và chiếc muỗng inox của bà Huỳnh Thị Xuân Hạnh công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận từ năm 1968-1975; dao cạo râu của Mỹ, là chiến lợi phẩm ông Lê Văn Liêu thu được trong trận đánh chống càn năm 1972 tại hồ Biển Lạc – Tánh Linh…

ve-nguon.jpg
Du khách xem các hình ảnh được trưng bày trong Nhà tưởng niệm – trưng bày

Ngoài ra, Ban quản lý còn sưu tầm được 2 mẩu chuyện kể về liệt sĩ Võ Dân – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và kể về giai đoạn sau năm 1970 đói khổ, để phục vụ công tác thuyết minh.

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin và thuyết minh các điểm di tích, Ban quản lý đã nghiên cứu tài liệu, biên tập viết bài giới thiệu tổng thể, cụ thể về nội dung trưng bày để tạo mã QR. Thực hiện thuyết minh tự động tại Nhà trưng bày, các hầm trú ẩn, lán trại của đồng chí bí thư, phó bí thư, chánh văn phòng, bếp Hoàng Cầm, hội trường vào các thời điểm thích hợp. Song song đó, tạo địa chỉ google business Khu căn cứ Tỉnh ủy và trang bị màn hình cảm ứng trưng bày tư liệu hình ảnh phục vụ du khách tham quan được thuận lợi.

trong-cay.-1.jpg
Đoàn viên thanh niên trồng cây ăn trái tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ

Cũng theo ông Võ Cáp, hiện dự án đầu tư một số hạng mục phục vụ hoạt động của Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đã được trình Sở Kế hoạch và Đầu tư và đang lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương. Trong đó sẽ đầu tư xây dựng mới hệ thống đường dây trung thế 1 pha, trạm biến áp từ xã Đông Giang vào Khu di tích và một số hạng mục phụ trợ, cung cấp lắp đặt thiết bị tại Khu di tích như tường rào bảo vệ di động, nhà bảo vệ, hệ thống thuyết minh tự động, camera giám sát, xe điện trung chuyển… với tổng mức đầu tư dự án hơn 27 tỷ đồng, thời gian triển khai dự kiến trong năm 2024 và 2025. Khi công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý hoạt động và du khách di chuyển, tương tác.

2024.-ve-nguon-2.jpg

Với ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, tỉnh và Ban quản lý khu di tích đang tiếp tục quảng bá, tuyên truyền, đầu tư tôn tạo với hy vọng Khu di tích trở thành điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh tìm về.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/ban-quan-ly-khu-di-tich-can-cu-tinh-uy-nang-chat-luong-thu-hut-du-khach-125680.html

Cùng chủ đề

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 12

BTO-Đây là thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 - 13/12/2024 tại thành phố Phan Thiết hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi, nhiều sắc màu. ...

“Trao đổi kinh nghiệm công tác bảo tồn và phát huy làng gốm truyền thống Chăm”

BTO-Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận tổ chức nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, vào ngày 5/10. Chương trình có sự tham dự của bà Thanh Thị Kỷ - Trưởng...

Khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm

BTO-Sáng 5/10, tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm; tiếp nhận hiện vật, cổ vật năm 2024 và trưng bày chuyên đề “Dấu ấn gốm Chăm”. Hoạt động diễn ra trong ngày 5 - 6/10, chào đón Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Cùng tác giả

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Nhà máy Lego khởi công vào tháng 11/2022 tại Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore 3, tỉnh Bình Dương. (Nguồn: Báo Đầu tư) Thời gian qua, nhiều “ông lớn” trên thế giới đã đến “làm tổ” tại Việt Nam và hướng tới các tiêu chí xanh như dùng năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ máy móc, có các cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường, khí hậu… Đơn cử như dự án đóng vai trò “bước...

Ấm áp chương trình nghệ thuật  “Hướng về cội nguồn”

BTO-Tối 20/11, trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết (1910 – 2024), chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), UBND thành phố Phan Thiết tổ chức chương trình ca nhạc “Hướng về cội nguồn”. ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Cùng chuyên mục

Hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch

Hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhằm phục vụ du khách. ...

Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế

Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây. ...

Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm của chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất...

Đưa ẩm thực của đồng bào Chăm vào phục vụ du khách

Ngoài di sản văn hóa Chăm bao hàm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng bào Chăm ở Bình Thuận còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch

Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. ...

Trải nghiệm du lịch canh nông ở Bình Thuận

Du lịch canh nông hay còn gọi là du lịch nông nghiệp đang thu hút lượng khách khá đông. Đây là mô hình đã có một số tỉnh, thành triển khai như Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai... Tại Bình Thuận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh... hiện nay được một số doanh nghiệp, hộ cá nhân thử nghiệm và có kết quả khả quan... ...

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Nguồn lực tài nguyên – tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Bình Thuận đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Nếu tiếp tục khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận

BTO-Nội dung các hoạt động phải có sự chọn lọc, thiết thực, tạo được hiệu quả và sức lan tỏa trong công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Bình Thuận, đồng thời tạo cơ hội thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế… Đó là một trong những yêu cầu của Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025) vừa được...

Ẩm thực Bình Thuận trong mắt du khách Nhật Bản

Là người theo dõi chi tiết phần thi của các đầu bếp, đến khi là người được thưởng thức từng món ăn. Ông Oyama Kansuke luôn tấm tắc: Rất ngon, sự kết hợp nhuần nhuyễn của các bạn trong việc kết hợp thực phẩm tươi ngon, độc đáo ở Bình Thuận đã tạo ra những món ăn trên cả tuyệt vời. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/am-thuc-binh-thuan-trong-mat-du-khach-nhat-ban-125287.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất