Powered by Techcity

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong đồng bào DTTS

Thời gian qua, bằng nhiều cách làm linh hoạt và hiệu quả, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế – xã hội, cũng như đời sống của người dân địa phương.

Phú Lạc là xã thuần đồng bào Chăm sinh sống thuộc địa bàn huyện Tuy Phong, hôm nay đã có nhiều khởi sắc. Miền quê nghèo khó, lạc hậu thuở nào nay đã thay da đổi thịt, trở thành miền quê giàu sức sống. Điểm nhấn đó là vào năm 2022, địa phương này được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thành quả trên có được, đó là hành trình nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị ở cơ sở cũng như sự chung sức đồng lòng từ phía người dân, trong đó đặc biệt là công tác dân vận đã làm cho bộ mặt nông thôn mới ở địa phương này thêm khang trang, rạng ngời sức sống.

z4600141207371_9bcef18052dd3808d5e8e57e757efd04.jpg

Ông Mai Đức Nghĩa – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong cho biết, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, nên nông dân trên địa bàn xã Phú Lạc – huyện Tuy Phong đã mạnh dạn chuyển sang đa canh cây trồng, trong đó ớt, hành tím và đậu phộng là những cây hoa màu ngắn ngày cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nông hộ của địa phương trong những năm qua. Ngoài ra, nho và táo cũng là những cây trồng lợi thế và đặc sản của địa phương. “Hiện toàn xã có gần 1 hecta nho hồng nhật, 22 hecta nho xanh và 18 hecta táo trồng giàn có phủ lưới. Thời tiết nắng gắt và gió nhiều là bất lợi trong canh tác nhưng lại là điểm cộng cho trái cây sau thu hoạch sẽ ngon, giòn và ngọt hơn. Mặc dù chi phí đầu tư trồng một sào nho và táo tương đối lớn, nhưng bù lại giá cả ổn định và ở mức cao nên nông dân thu lãi không dưới 50 triệu đồng mỗi năm. Nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả, mà thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Phú Lạc vào cuối năm 2022 đạt 44,3 triệu đồng một người, hộ nghèo giảm còn 4,3%”, ông Nghĩa cho biết

Cũng theo ông Nghĩa, điểm sáng nổi bật khác khi đến xã Phú Lạc hôm nay đó là các đường làng trong thôn, ấp thảm bê tông thẳng tắp, xanh – sạch và sáng. Có 5 mô hình: “Họ tộc tự quản về an ninh trật tự”; “Cựu chiến binh giữ gìn an ninh trật tự”; “Phòng chống ma túy dựa vào hộ gia đình và cộng đồng dân cư”; “Đội thanh niên tình nguyện xanh và phòng, chống ma túy”; “Đội xung kích gìn giữ về an ninh trật tự” của các ban, ngành đoàn thể và Ban điều hành thôn chủ trì thực hiện mang lại cuộc sống an vui, hạnh phúc đến với tất cả mọi người. Tất cả những thành quả đó là nhờ công tác dân vận trong thời gian qua.

z4600141205004_2d5ba09087c0d0af7b2d23d29bda029e.jpg

Bình Thuận có 34 DTTS, trong đó, đồng bào dân tộc Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro sống tập trung ở 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép; đồng bào Chăm sống tập trung ở 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép; đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Hoa sống ở 2 xã thuần và 2 thôn xen ghép. Những năm qua, Bình Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên tăng cường, đổi mới công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, đến thời điểm này, đời sống vùng đồng bào DTTS tỉnh đã có chuyển biến rõ nét, hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp, 100% xã đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh và có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Đặc biệt, thông qua công tác dân vận, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được quan tâm đầu tư và nhân rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm… Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu cấp tỉnh như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp triển khai công tác phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn bà con áp dụng, nhân rộng thành công mô hình sản xuất lúa theo phương thức cải tiến SRI ở xã Phan Sơn (Bắc Bình). Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn UBND xã Hải Ninh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn 7 hộ dân ở Hàm Cần vay vốn chăn nuôi với số tiền 200 triệu đồng. Mô hình tiêu biểu cấp huyện như: Sản xuất sầu riêng an toàn ở xã La Dạ, trồng ớt ở xã Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc)…

z4600141202813_5af12406a0c624996c43ec05314a48f0.jpg

Có được kết quả trên, bắt nguồn từ việc Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên bám sát địa bàn nắm bắt kịp thời dư luận xã hội và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS để kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề bức xúc, khó khăn phát sinh trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Đồng thời phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

Để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian đến, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc. Trong đó, phong trào thi đua: “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đồng bào DTTS tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội Katê sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Lễ hội Katê năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) vào ngày 1 - 2/10. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khẩn trương hoàn tất. ...

Khởi sắc Lâm Giang

Nhiều năm trở lại đây, diện mạo ở thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí (huyện Hàm Thuận Bắc) có nhiều chuyển biến rõ rệt, kinh tế - xã hội phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Chung sức xây...

Nét văn hóa đặc trưng của người Chăm Bình Thuận

Cúng đất là một tập quán đẹp của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, thể hiện lối ứng xử khiêm nhường, thân thiện đối với mảnh đất định canh, định cư, tạo dựng cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phản ánh thái độ trân trọng, có trước có sau với những người đã có công khai phá để người đến sau có nơi tá túc làm ăn, phát triển sản nghiệp… ...

Phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong đảm bảo an ninh trật tự

Bình Thuận có 34 DTTS số đang sinh sống và chiếm khoảng 8% dân số của tỉnh. Trong đó, đồng bào Chăm có số dân đông nhất, chiếm trên 3% dân số toàn tỉnh và chiếm 39% trong các DTTS. Người Chăm sinh sống ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất tại Bắc Bình với 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm là: Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Hiệp. Những năm trước, tình hình...

Di sản văn hóa là tài sản vô giá

Trong những di sản văn hóa đó không thể không kể đến đó là di sản văn hóa Lễ hội Katê của đồng bào Chăm đã có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở, sáng 14/10, Lễ hội Katê năm...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng là xu thế chung của nền sản xuất hàng hóa. Đây là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV đấu nối sau trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo

Sau thời gian khẩn trương thi công, với tinh thần "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất