Powered by Techcity

Mùa gặt xôn xao!

Gần 12 giờ trưa những ngày đầu tháng 4, cánh đồng Vĩnh Hanh vẫn rộn rã tiếng người, tiếng máy gặt đập liên hợp xoành xoạch không ngưng nghỉ… Trước mắt tôi, cánh đồng lúa bao la đang mùa thu hoạch đẹp như một bức họa đồng quê. Ở đó, tôi ngửi thấy mùi hương thơm ngát của lúa mới, của rơm rạ và là “mùi” của quê hương, với sự xôn xao của những người lao động chân chất, lam lũ…

Bức họa đồng quê

Cánh đồng Vĩnh Hanh nằm trên địa bàn Phú Lạc – huyện Tuy Phong, một xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Chăm hiện lên trước mắt tôi không lớn, chỉ khoảng 70 ha, được bao quanh bởi những hàng cây xanh, khu dân cư của xã. Đồng lúa này được lấy nguồn nước tưới từ hồ Sông Lòng Sông. Nhìn từ xa, dưới bầu trời trong xanh, đầy nắng là những mảnh ruộng lúa đã chín đỏ, trĩu hạt, với một khoảng không gian nhuộm màu vàng rực rỡ, mùi lúa thơm mang hơi thở của đất trời. Có 3 – 4 chiếc máy gặt đập liên hợp cùng nhóm lao động đang hăng say làm việc. Máy gặt xong đến đâu, lúa thành phẩm đã được đóng bao tập kết chờ xe tải đến tận ruộng chở về. Trời nắng gắt, nên tôi đã “thủ” cho mình bộ đồ kín mít và chiếc mũ tai bèo làm bùa hộ mệnh. Tôi bước chân đi qua những hàng rơm còn xanh mới đang được rải đều xuống nền đất, hứng nắng, nghe xào xạc.

z5324789096473_cdbfca01eb844a7d6cf875d33705a288.jpg
<i>Máy gặt trên cánh đồng Vĩnh Hanh<i>

Hương lúa, mùi thơm ngào ngạt của rơm rạ quá đỗi quen thuộc với tôi thuở thiếu thời, khiến bản thân không ngần ngại kéo nhanh chiếc khẩu trang xuống để hít hà. Những vùng lúa máy gặt đã đi qua, một nhóm phụ nữ trong xã mang theo thau để mót lúa. Lơ lửng trên không trung, đàn chim hạ cánh dập dìu chỉ quá đầu người, sà xuống cánh đồng dồi dào thức ăn. Tiếng nói cười, í ới nhau của những người lao động vẫn chưa dứt…Trên cánh đồng ấy, còn có đến cả trăm con bò của người dân địa phương đang chăn thả đi thong dong vì được một bữa no nê bởi vô số rơm rạ mới thơm nức trải dài dưới ruộng.

z5324801212874_c513145e77a6b11198c16b47facd364c-1-.jpg
<i>Đàn bò được chăn thả trên cánh đồng<i>

Đứng trên bờ ruộng, anh Đàng Quốc Đại ở thôn Vĩnh Hanh là chủ của đám ruộng đang thu hoạch mồ hôi nhễ nhại. Anh đang hướng dẫn cho nhóm người vận chuyển số lúa vừa đóng bao lên xe tải chở về. Anh Đại chia sẻ, gia đình trồng 1,1 ha lúa và đây là đợt thu hoạch cuối của vụ đông xuân 2023 – 2024, với sản lượng trung bình hơn 8 tạ/sào. Riêng một số ruộng lúa ở Vĩnh Hanh, do gặp đợt sâu đục thân hại lúa nên năng suất có giảm hơn so mọi năm.

z5324796635642_24a7e25a41ecd8488378500141628063.jpg
<i>Vận chuyển lúa sau thu hoạch<i>

Đứng ngắm nhìn cánh đồng và trò chuyện trong thoáng chốc, chúng tôi đã thấy từng mảnh ruộng vàng ươm đã nhanh chóng được gặt hạ, lúa được chất vào bao gọn ghẽ tự bao giờ. Thấy tôi nhìn chằm chằm vào máy gặt, anh Đại chia sẻ thêm: “Nông dân giờ không còn quá vất vả gặt tay, gánh lúa như trước nữa. Đến mùa gặt, bà con thuê công máy gặt đập liên hợp với giá 220.000 đồng/sào. Riêng những lao động phụ theo máy được trả công 12.000 đồng/sào. Trong 1 ngày mỗi máy gặt có thể thu hoạch từ 1 – 4 ha”. Khác với nhiều năm về trước với nghề trồng lúa ở quê tôi, nay nhờ cơ giới hóa nên mỗi sào chỉ gặt và tuốt mất khoảng hơn 10 phút, sau đó người dân chỉ việc chở lúa về nhà…

z5324818793737_304dbadcd4638ec647547a2a1ba6a2c2.jpg
<i>Vận chuyển lúa từ ruộng về nhà<i>

Kỳ vọng về thương hiệu lúa

Trải qua hơn 3 tháng cải tạo đất, gieo trồng và chăm sóc, thì mùa gặt chính là lúc họ nhận lại được thành quả, công sức đã bỏ ra. Thế nhưng nghề nông vốn bấp bênh khi giá cả nông sản không ổn định. Với cây lúa cũng vậy! Nếu như vào cuối năm ngoái, giá lúa trên địa bàn cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng đã tăng lên từ 9.500 – 10.000 đồng/kg khiến bà con vui mừng vì có lãi khá, thì vào thời điểm này giá lúa lại chững lại, đang ở mức từ 7.200 – 8.500 đồng/kg (lúa khô), sau khi trừ chi phí nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng/ha. Ngay cả mặt hàng rơm so vài năm gần đây giá bán mỗi cuộn rơm trên 25.000 đồng thì nay chỉ còn lại khoảng 18.000 đồng/cuộn, nên lời lãi không nhiều.

z5324799642100_425780606a64290f68e8df59cb7d8c24.jpg
<i>Phơi rơm sau khi thu hoạch lúa<i>

Tôi được anh Đại lý giải, vào cuối vụ thu hoạch do sản lượng lúa nhiều, nên giá cả có biến động giảm so với đầu vụ. Riêng mặt hàng rơm trước đây tiêu thụ nhiều do người dân mua đầu tư ủ gốc thanh long, nhưng nay đã giảm nhu cầu kéo theo giá rẻ hơn. Do đó, lượng rơm sau thu hoạch vụ này, gia đình anh Đại và các hộ dân khác trong vùng đang rải phơi tại ruộng, sau 1 ngày thuê máy cuộn thành bó, mang về nhà dự trữ để phục vụ chăn nuôi…

z5324805352539_11bc208cdfc211a08c23d88cc0e4b66c.jpg
<i>Vùng lúa chín vàng ở Tuy Phong<i>

Quả thực, nếu so với các vùng lúa trọng điểm lớn của tỉnh như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh, thì nơi tôi đang đứng không phải là địa phương có diện tích trồng lúa lớn. Tuy Phong hiện chỉ có hơn 2.200 ha đất sản xuất lúa, mỗi năm 3 vụ. Từ một vùng đất khô hạn, khắc nghiệt, nhưng trong những năm gần đây, nhờ nguồn nước thủy lợi đảm bảo tưới tiêu, nên năng suất lúa bình quân của huyện vẫn đạt trên 7,2 tấn/ha. Trong đó có không ít hộ nông dân nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc tốt nên lúa luôn đạt năng suất cao, trên 9 tấn/ha. Theo như lời đánh giá của ông Nhữ Quốc Thích – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phong, vụ đông xuân này bà con chủ yếu gieo các loại giống N25, Đài Thơm 8, ML 48, ML 217, ML 57, trong đó giống ML 48 chiếm đến 70% diện tích toàn đồng. Tuy nhiên khu vực lúa của Long Điền 1 trong giai đoạn trổ thì bị sâu đục thân đã ảnh hưởng đến năng suất. Kế hoạch của huyện, ngay khi vụ đông xuân kết thúc, địa phương sẽ họp bàn thống nhất việc gieo hạn chế diện tích, khi tiếp tục có mưa tùy vào lượng nước về hồ nhiều hay ít thì tiếp tục cho sản xuất, tuy nhiên thời gian xuống giống phải đảm bảo khung thời vụ của tỉnh.

z5324829020404_715f3aa8153951912d5f913bf8d7894e.jpg
<i>Hạ du hồ Sông Lòng Sông<i>

Nắng lên quá đỉnh đầu, thời tiết nắng nóng cao điểm nhất trong ngày, ấy vậy mà không khí lao động trên cánh đồng Vĩnh Hanh vẫn chưa tạm dừng. Cách đó không xa, ở những ô ruộng được gặt trước đó, nông dân đã bắt đầu cày ải, phơi đất để chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu khi có nước tưới thủy lợi và kế hoạch cụ thể của địa phương.

gao_3505.jpg
<i>Gạo Sông Lòng Sông là sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tuy Phong<i>

Chia tay bà con trên cánh đồng Vĩnh Hanh, tôi cảm nhận được nét đẹp yên bình, ấm no ở một vùng quê và cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu. Ở nơi đó là xã nông thôn mới Phú Lạc, bà con đang từng ngày hăng say lao động, sản xuất. Cũng ở vùng đất nắng ấy, tôi lại dấy lên kỳ vọng xa hơn về một vùng lúa gạo chất lượng cao, về thương hiệu “Gạo Sông Lòng Sông” đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của huyện từ năm 2020.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”- câu ca dao tôi được nghe từ thuở thiếu thời, ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân chợt hiện lên trong trí não. Ký ức về mùa gặt trong tôi lại tiếp tục rộn ràng, xôn xao…

Nguồn

Cùng chủ đề

Sôi nổi Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng huyện Tuy Phong

BTO - Trong 2 ngày (12 – 13/10), trên sân bóng Trúc Lâm (thị trấn Liên Hương) đã diễn ra Giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng huyện Tuy Phong năm 2024. Giải bóng đá do UBND huyện tổ chức chào mừng ngày Du lịch Bình Thuận (24/10). Tham dự giải...

Tập huấn kỹ thuật nuôi biển và phòng bệnh thủy sản nước mặn

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi biển và các biện pháp phòng bệnh thủy sản nước mặn tại huyện Tuy Phong. 55 hội viên Hội Nông dân của các xã Chí Công, Bình Thạnh, Phước Thể, Phan Rí Cửa và Vĩnh Tân đã đến tham dự. ...

Giải Vovinam trẻ và vô địch tỉnh Bình Thuận hứa hẹn nhiều hấp dẫn

BTO-Với số lượng vận động viên và số lượng đoàn đăng ký tham dự tăng, Giải Vovinam trẻ và vô địch tỉnh Bình Thuận năm 2024 hứa hẹn diễn ra vô cùng hấp dẫn, mang đến cho khán giả những trận đấu sôi nổi, kịch tính. Giải trẻ và vô địch Vovinam...

24 loài chim và thú khác được ghi nhận tại rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc

BTO-Viện sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Khoa học vật liệu ứng dụng) vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu cheo cheo lưng bạc bằng bẫy ảnh tại Ban quản lý Rừng phòng hộ (BQL RPH) Lòng Sông – Đá Bạc (Tuy Phong). Kết quả, chưa ghi nhận được loài...

Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với sản xuất lúa hiện nay, sạ cụm bằng máy là phương pháp còn khá mới ở Bình Thuận. Do đó trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ đưa vào áp dụng cho chương trình sản xuất lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu từ vụ mùa năm 2024... ...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng là xu thế chung của nền sản xuất hàng hóa. Đây là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV đấu nối sau trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo

Sau thời gian khẩn trương thi công, với tinh thần "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất