Powered by Techcity

Mở cửa tham quan di sản Hoàng tộc Chăm


Bắc Bình được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng, hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, trong đó có du lịch di tích lịch sử, văn hóa. Vì thế thông tin Kho mở bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm mở cửa đón khách đang mở ra cơ hội phát triển tuyến du lịch mới, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về một nền văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm ở Bình Thuận.

vuong-mien-vua-va-bui-toc-hoang-hau-bang-vang-the-ky-17.jpg
Vương miện của vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Pô Bia Som bằng chất liệu vàng (ảnh Bảo tàng tỉnh).

Đánh thức di sản

Bình Thuận là vùng đất cuối cùng của vương quốc Champa mà xưa là xứ Panduranga. Riêng ở huyện Bắc Bình, trong lịch sử phát triển của vương quốc Champa trước đây và cả thời gian sau này, qua các thời kỳ đều để lại những dấu ấn đặc sắc về văn hóa gắn với lễ hội tôn giáo tín ngưỡng. Phát huy những giá trị ấy, hòa quyện cùng cảnh sắc du lịch ghép thành bức tranh tổng thể nhiều gam màu đặc trưng của địa phương nằm ở phía bắc tỉnh.

img_3100.jpg
img_3087.jpg
Các hiện vật của Hoàng tộc Chăm được trưng bày

Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm tọa lạc cách QL 1A khoảng 30m về hướng bắc thuộc thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ vua Pô Klong Mơhnai. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật gốc mang đậm giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc Chăm. Gắn với bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm còn có di tích Đền thờ Pô Klong Mơh Nai tọa lạc cách QL 1A khoảng 200m về hướng đông thuộc khu phố Lương Đông, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật Quốc gia năm 1993.

Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm được đánh giá hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của vương triều Chăm xưa với trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung… Trước năm 1975, bộ sưu tập này được bảo quản kín vì lý do tâm linh, tín ngưỡng, bảo đảm an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản. Sau khi được xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật quốc gia, đến nay, gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm đã đồng ý để Bảo tàng tỉnh Bình Thuận thiết kế, trưng bày bộ sưu tập dưới dạng kho mở.

img_3107.jpg
img_3095.jpg
Du khách tham quan, tìm hiểu bộ sưu tập Hoàng tộc Chăm.

Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, từ năm 2023 – 2024, Bảo tàng tỉnh được giao triển khai thực hiện “Xây dựng mô hình kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương”. Qua thời gian khảo sát, thống kê, Bảo tàng tỉnh đã phân loại Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm thành 8 nhóm sưu tập. Đó là sưu tập vương miện vua và hoàng hậu; sưu tập vũ khí: Đao, kiếm; sưu tập nhạc khí (Phèng la); sưu tập đồ thờ tự (tín ngưỡng, tâm linh); sưu tập vải (vải thổ cẩm và vải có nguồn gốc từ nước ngoài); sưu tập gốm sứ; sưu tập giấy: sắc phong một số đời vua triều Nguyễn và một số loại tư liệu về đất đai, địa bạ, các văn bản hành chính sao chép bằng chữ Hán Nôm từ những sắc phong các đời vua nhà Nguyễn; sưu tập gỗ: Rương đựng đồ hoàng tộc, mũ vệ binh. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Pô Klong Mơh Nai vào đầu thế kỷ XVII và búi tóc của hoàng hậu Pô Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo, cùng với bộ trang phục của nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử và công chúa, chiếc áo bào với hoa văn cổ và ngực áo đều thêu dệt nên hình con Makara, để vua Pô Klong Mơh Nai thường mặc lúc ngự triều.

img_3135.jpg
Sắc phong vua triều Nguyễn ban tặng Hoàng tộc Chăm.

Phát huy di sản gắn với du lịch

Du lịch khám phá di sản là loại hình du lịch khá phổ biến được nhiều người yêu thích những năm gần đây. Vì thế ngay khi biết Kho mở di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm chính thức mở cửa, đoàn du khách, những nhà sưu tầm hiện vật đến từ TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng đã đến và đều đánh giá cao giá trị các hiện vật văn hóa. Ông Nguyễn Quốc Dũng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết: Tôi rất vui khi từ nhiều năm nay chính quyền và gia đình đã triển khai nhiều việc nhằm bảo tồn và hiện mở cửa để mọi người đều được vào chiêm ngưỡng các “bảo vật”. Đây là điểm nhấn ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa đa sắc màu của Bình Thuận.

img_3121.jpg
Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đánh giá cao công tác giữ gìn các hiện vật.

Dưới góc độ người làm bảo tàng, bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đánh giá: Theo thời gian và không gian gia đình, nhưng gia đình đã giữ được gần như nguyên vẹn các hiện vật gốc trong 4 thế kỷ, đó là điều rất đáng quý. Tuy nhiên hiện một số bộ trang phục hoàng bào nhà vua theo thời gian đang bị hư hỏng nặng, cần được “trị liệu”, tìm những nghệ nhân Chăm chuyên về thêu thùa hiểu phẩm bậc để phục chế, bảo quản hiện vật. Đồng thời, cũng cần lưu ý về điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, môi trường, hạn chế tác động đến hiện vật và phối hợp đầu tư nhiều hơn đến hình thức trình bày để khách tham quan chiêm ngưỡng được từng nét hoa văn trên từng bộ trang phục của nhà vua, hoàng hậu, công chúa.

img_3133.jpg
Những hiện vật của Hoàng tộc Chăm là tài sản vô giá

Để phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa Chăm, ông Ức Viết Vòng – Trưởng Ban Quản lý Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm cho biết: Hiện các thành viên trong gia đình Hoàng tộc Chăm đã được tham gia khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng xây dựng mô hình và nghiệp vụ du lịch. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối các đơn vị, công ty du lịch xây dựng tour, tuyến khám phá di sản, văn hóa Chăm trong một ngày trải nghiệm từ Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm đến làng gốm Bình Đức, kho mở Hoàng tộc, các đền và thưởng thức món ẩm thực dân gian Chăm, nhằm khai thác, phát huy thế mạnh giá trị văn hóa, du lịch một cách bền vững.

Những hiện vật của Hoàng tộc Chăm là tài sản vô giá do các thế hệ trước để lại cho thế hệ tiếp nối. Đó là cơ sở để gìn giữ, sáng tạo nên những giá trị mới phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Vì thế, theo ông Đoàn Văn Thuận – Giám đốc Bảo tàng tỉnh: Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật đang trưng bày, cần có sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành, chính quyền địa phương và gia tộc hậu duệ vua Chăm để có những giải pháp cơ bản trước hiện trạng thực tế nhằm từng bước phát huy tại chỗ giá trị văn hóa nghệ thuật của bộ sưu tập và cả những giải pháp kinh tế khi đưa vào kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương.

Kho mở di sản văn hóa hoàng tộc Chăm chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 16/7, tại gia đình bà Lư Nguyễn Thị Phương Dung – thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Thời gian mở cửa từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần (trừ thứ năm).



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/mo-cua-tham-quan-di-san-hoang-toc-cham-120445.html

Cùng chủ đề

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. ...

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10

 Vị trí và hướng đi của bão số 10 vào chiều ngày 23/12. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Cùng chuyên mục

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất