Powered by Techcity

Miền của gió

Vì Kỳ Lân Hồ – Cù Mi Thượng liên quan đến một quyển sách đang viết về phía Nam tỉnh nên tôi quyết tâm đi xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân đến lần thứ bảy trong năm.

Các vị lão nông, ngư phủ kì cựu lần lượt qua đời mang theo cả một phần lịch sử mà thế hệ trẻ khó chạm đến hoặc ghi nhận. Nhìn một Tân Thắng sầm uất, nhà cửa san sát, đời sống được nâng cao từng ngày như hiện nay ít ai quay về, hình dung nổi một vùng đất Kỳ Lân Hồ – Cù Mi Thượng danh tiếng chạy dọc trên tuyến đường quan báo ngày xưa (Triều Thành Thái) khi còn thuộc tổng Phước Thắng, tỉnh Bình Thuận này. Và cũng không thể hình dung nổi từ 9 gia đình miền Trung ban đầu được linh mục Huỳnh Công Ẩn chiêu tập cùng với một số đồng bào Chăm, Châu Ro đã hình thành nên làng xã hơn 2.000 hộ khẩu đông đúc như ngày nay.

tan-thang.jpg

Ai đặt tên cho quê hương?!

Qua khỏi Sơn Mỹ, một cán bộ làm trong UBND xã Tân Thắng đã hẹn trước dẫn tôi đi dọc dòng sông Kô Kiều, từ cầu Kô Kiều qua khỏi đập và tháp nước, nơi cấp nước sạch cho cả xã, rồi theo đường giao thông nông thôn và những mương dẫn thủy nhập điền mới xây, chúng tôi vòng xuyên ra quốc lộ 55 (liên tỉnh lộ 23 trước đây) thẳng tiến mãi đến dòng sông Chùa, là phần ranh giới với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quay về ăn trưa và nghỉ ngơi tại bãi biển Cù Mi. Tại đây, tình cờ tôi gặp người chủ quán, anh cho biết mình là cháu chắt thuộc 9 hộ đầu tiên vào đây lập nghiệp. Qua tìm hiểu những người còn sống của 9 dòng họ này và thêm phần tra cứu, trao đổi với những người tin cậy, câu chuyện khai hoang và những tên làng, tên huyện xa xưa đã bắt đầu “hiện ra” rõ hơn!

… Khoảng năm 1885, sau khi hoàn tất địa bạ phần đất trích từ ấp Liên Trì thuộc làng Tam Tân, tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý để lập thôn Tân Lý, hình thành giáo họ La Gi, linh mục Huỳnh Công Ẩn chiêu mộ 9 hộ giáo dân từ Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên vào, cùng vài người dân lân cận đến khai phá vùng đất hoang có tên là Kỳ Lân Hồ – Cù Mi Thượng. (Có giả thiết cho rằng chữ Cù Mi là biến âm qua quá trình Việt hóa từ chữ Bhummi – nghĩa của từ Chăm này có nghĩa là quê hương; Kỳ Lân Hồ là do thế hình phong thủy của vùng đất in đậm trong tư duy, trong ước mơ, khao khát của những người tiên phong đi lập làng ngày xưa chứ không phải do những câu chuyện ly kỳ thêu dệt sau này). Năm 1916, huyện Hàm Tân được thành lập gồm hai tổng Phong Điền và Phước Thắng của huyện Tuy Lý, (tổng Phong Điền có 4 làng: Phong Điền, Hiệp Nghĩa, Tam Tân, Tân Lý; tổng Phước Thắng có 5 làng: Phước Lộc, Hàm Tân, Phò Trì, Hàm Thắng, Thắng Hải). Tên làng Hàm Tân thuộc tổng Phước Thắng được đặt thành tên huyện Hàm Tân là do Trụ sở huyện đặt tại làng, là một phần đất của phường Phước Hội, La Gi hiện nay.

Trao đổi về giai đoạn này, nhà nghiên cứu Phan Chính cho biết thêm: “Sau năm 1910, cấp huyện và phủ ngang nhau. Địa danh Hàm Tân chỉ là một làng trích từ phần đất của Phước Lộc phường (địa danh này xưa nhất, cùng thời với Văn Kê, Tân Hải, Tân Quý, Tân Nguyên (tức Tam Tân – 3 xã gộp lại). Con dấu triện xưa – bằng đồng (khoảng sau 1916) – viền khung ghi (đơn vị hành chính – ghi chữ đầu) : P. Bình Thuận/P là Tỉnh- Province; C. Phước Thắng/ C. là Tổng- Canton; H. Hàm Tân/ H. là Huyện (trong Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị – Nxb. Minh Hoa trước 1975 không dịch từ “huyện” nhưng từ “Huyện đường” dịch là Bureau du huyen hay “Quan huyện” dịch là Chef d’un huyen… và V. Hàm Tân/ V. Làng- Village. Như vậy làng Hàm Tân về địa lý nằm bên hữu ngạn Sông La Di (Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là La Di – Sông Dinh”.

Những gì người thời nay biết rõ hơn là giai đoạn từ sau khi thành lập tỉnh Bình Tuy (1956). Tỉnh lúc này gồm 3 quận Hàm Tân, Tánh Linh và Hoài Đức. (Hàm Tân có 6 xã: Phước Hội, Bình Tân, Bà Giêng, Hiệp Hòa, Tân Hiệp, Văn Mỹ; quận lỵ Hàm Tân đặt tại Tân Hiệp, nay là khu chợ Tân Hải, thuộc thị xã La Gi).

Nói dài dòng như vậy để chứng minh một điều tên làng Hàm Tân đã trở thành tên huyện, tên quận, ngày nay là huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận và cũng là phần nền cơ bản để chúng ta hiểu rõ hơn trong sự liên đới, nguồn gốc xa xưa của Kỳ Lân Hồ – Cù Mi Thượng và cả “miền gió” phía Nam tỉnh.

Một thương binh kỳ cựu của vùng đất Tân Thắng kể cho tôi nghe câu chuyện khác về địa danh, đó là láng Tuyết Mai (Khu Suối Độn và láng Cát Lớn sau trường học Tân Thắng ngày nay). Việc có tên láng Tuyết Mai là một trong nhiều câu chuyện xúc động về những năm tháng chống Mỹ ác liệt và bi hùng.

Lúc bấy giờ, người dân trụ lại xã Hiệp Hòa đều vào rừng thành lập căn cứ. Huyện lúc này, ngoài các ấp, xã, vùng kèm còn có những vùng giải phóng như Văn Mỹ (Tân Thành), Kim Bình (Phú Sung), Hiệp Hòa và Bà Giêng. Những năm sáu mươi địch đánh phá ráo riết, đời sống của cán bộ, công nhân viên cơ quan và bà con vùng giải phóng rơi vào cảnh thiếu đói trầm trọng. Đào củ nần, bột thiên tuế, khoai chụp, măng rừng, rau tàu bay ăn thay cơm nhưng nguồn trong rừng cũng cạn dần, không có muối, phải ăn lạt nên chân tay rã rời, đi không muốn nổi, người sinh phù thủng. Mặt khác, những vùng ta sản xuất như Hiệp Hòa, địch tăng cường rải chất độc hủy diệt môi trường sống. Mọi người phải cày cấy, làm đất, thu hoạch vào ban đêm. Để có miếng ăn, có lúc phải hy sinh bằng chính mạng sống của mình.

Trước tình hình đó, Cơ quan Văn phòng Huyện ủy Hàm Tân thành lập một bộ phận sản xuất tự túc do đồng chí Nguyễn Hòa phụ trách. Bộ phận sản xuất tự túc này lên kế hoạch phát rẫy, làm ruộng, trồng trọt các loại lúa khoai để cung cấp thực phẩm cho toàn cơ quan. Vào khoảng tháng 8/1966, có đợt huy động tập trung để thu hoạch lúa, bắp ở rẫy (Cơ quan Văn phòng Huyện ủy có phát 2 cái rẫy liền kề nhau, diện tích trên 20.000 mét vuông) và xay lúa, giã gạo. Đợt huy động này có gần 20 đồng chí tham gia, phân công làm 2 tổ. Tổ 1 gồm có đồng chí Tuyết, đồng chí Mai và đồng chí Thứ làm nhiệm vụ giữ rẫy (đuổi két, đuổi khỉ phá hoại lúa, bắp), tổ 2 do đồng chí Nguyễn Thanh Hải phụ trách.

Thoạt đầu một chiếc máy bay “đầm già” L.19 quần đảo ở khu vực rẫy sản xuất, ngay sau đó 2 chiếc khu trục cơ bay ào tới, một chiếc phóng rocket, chiếc còn lại bỏ 2 quả bom xăng. Lửa bốc cháy hừng hực. Cô Tuyết (Côi) và cô Mai (Hiệp) đang chăm rẫy đã hy sinh, đồng chí Tuyết bị phóng rocket trúng, thân người đứt ra nhiều mảnh, đồng chí Mai bị bom xăng thiêu cháy co quắp lại. Sau khi mai táng hai người con gái xinh đẹp, đồng chí, đồng đội cảm thương đặt tên láng tang thương này là láng Tuyết Mai.

“Cặm cụi vá lưới nhưng không vá nổi một vết thương lòng”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một phụ nữ ngồi vá lưới ở bãi biển Cù Mi đã tâm sự với tôi như thế khi nhắc đến những sự hy sinh của người thân trong kháng chiến. Nhưng chị cũng chia sẻ thêm: Vùng đất này nhiều đau thương lắm nhưng phải vượt qua nỗi đau để sống và nỗ lực để sống tốt hơn! Lời bộc bạch tâm sự của chị cũng chính là nỗi niềm và quyết tâm của người dân nơi đây.

Ở Tân Thắng có nhiều gia đình mà tất cả các thành viên trong nhà đều tham gia hoạt động cách mạng như gia đình ông Phạm Tiền, chị Tám Lý, gia đình ông Sáu Kềm, ông Tư Nhiều, gia đình ông Nguyễn Thành Tâm… Nhiều người con của quê hương Tân Thắng, có cả những người theo đạo Thiên Chúa, dân tộc Chăm như các anh, các chị: Lương Văn Thìn, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Xi, Phan Thanh Kim, Phạm Văn Ba, Phạm Văn Năm, Nguyễn Thành Tâm, Lương Văn Nhứt, Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hai, Thông Văn Đức… và nhiều người khác đã giác ngộ tham gia cách mạng, chiến đấu và anh dũng hy sinh trong chống Mỹ cứu nước ngay trên quê hương thân yêu. Nhân dân vùng giải phóng Hiệp Hòa thật sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, tình cảm của các tập thể đơn vị đóng quân công tác tại khu căn cứ. Tình cảm của bà con nhân dân đối với cách mạng thật nồng nàn, sâu nặng tình nghĩa. Những tình cảm và sự giúp đỡ của nhân dân vùng giải phóng Hiệp Hòa-Tân Thắng là nguồn động viên to lớn đối với cán bộ, đảng viên và bộ đội trên con đường công tác, chiến đấu vì lý tưởng cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Đó là những nhân tố mang tính quyết định vào thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tân Thắng. Từ năm 1975 đến năm 2020, chặng đường 45 năm ấy đối với công cuộc cải tạo và xây dựng một miền quê có thể nói là đầy khó khăn, thử thách, nhưng để lại cho mọi người trong chúng ta niềm tự hào.

Sau chiến tranh, từ một làng quê sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào thiên nhiên, canh tác manh mún, lạc hậu, nhà cửa của dân đa phần là tranh tre, vách lá đơn sơ… Ngày nay, Tân Thắng đã đổi mới, đời sống nhân dân đang chuyển từ “phấn đấu ăn no mặc ấm” sang “phấn đấu ăn ngon mặc đẹp”. Từ chỗ sản xuất theo kiểu tự túc tự cấp, cuộc sống thiếu trước hụt sau, đến nay đã tự chủ, phát triển mô hình sản xuất-kinh doanh hàng hóa có giá trị kinh tế cao; nhiều người dân đã tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp. Nhà cửa của nhân dân được xây dựng khang trang, kiên cố. Số hộ có xe máy, xe ô tô, phương tiện nghe, nhìn chiếm trên 98%. Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia, sử dụng điện thoại cố định và di động chiếm trên 95%. Trẻ em trong độ tuổi đi học lớp 1 đạt 100%. Tân Thắng đã phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Trẻ em được chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh hàng năm đầy đủ.

Đồng chí Nguyễn Thanh Trường, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thắng cho biết: “Có được thành tựu như ngày hôm nay, trước hết phải nói đến vai trò lãnh đạo       của Chi bộ, Đảng bộ xã Tân Thắng – là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong công cuộc cải tạo và xây dựng quê hương, sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và tinh thần, ý chí vươn lên của nhân dân xã Tân Thắng để làm giàu cho chính mình và xây dựng quê hương, xây dựng xã hội mới. Năm 1975, chỉ có 3 đồng chí đảng viên, nay đã trở thành đảng bộ với 110 đảng viên, gồm 13 chi bộ trực thuộc. Qua các thời kỳ, tập thể chi bộ, đảng bộ và đảng viên kiên định lý tưởng cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ khi thực hiện các chủ trương, nghị quyết. Đây là truyền thống tốt đẹp của đảng viên, chi bộ, Đảng bộ Tân Thắng. Chi bộ, Đảng bộ xã Tân Thắng luôn luôn bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Thường xuyên tổ chức quán triệt và tuyên truyền rộng rãi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho toàn cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ các đồng chí lãnh đạo đến từng đảng viên đều gắn bó, gần gũi với nhân dân, lắng nghe, tiếp thu phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Chi ủy, Đảng ủy Tân Thắng đã triển khai các chủ trương về cải tạo, phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Nhất là nhờ chủ trương đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế đã tạo cho Tân Thắng có bước phát triển trong sản xuất và đời sống. Chi bộ, Đảng bộ Tân Thắng qua các thời kỳ đều chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng nông thôn mới. Trong mọi công tác đều bảo đảm nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tân Thắng ngày nay không chỉ có khu dân cư sầm uất, buôn bán náo nhiệt dọc theo quốc lộ 55, từ cầu Kô Kiều đến bờ sông Chùa, mà còn bao trùm một miền bãi biển như vòng eo trinh nữ tạo thành hai cung bờ hư thực, gió biển lồng lộng, mát mẽ, quanh năm ì oạp tiếng sóng nhật triều đều đặn như điệu ru miên viễn về nỗi đa sầu đa cảm mông lung. Miền ấy đã in đậm, ghi dấu vào tâm khảm, ký ức của bao người con quê hương, của bao khách lãng du hay người tha hương cầu thực, xa quê vì miếng cơm manh áo. Miền quê xứ ấy là điểm cuối tỉnh Bình Thuận, là vùng đất cuối của miền gió từ “La Di” đổ vào nên câu chuyện cũng vì thế mà tản mạn suốt một dọc bãi bờ thương thiết!

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Cử tri xã Tân Thắng, Thắng Hải: Kiến nghị các vấn đề liên quan đến đầu tư hạ tầng

BTO-Chiều 7/5 tại UBND xã Thắng Hải, bà Phạm Thị Hồng Yến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với cử tri xã Thắng Hải và xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân. Cùng dự buổi tiếp xúc có đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương và các sở, ban,...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Khó mấy cũng phải thực hiện cho được

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển...

Cùng chuyên mục

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất