Powered by Techcity

Lúa mẹ – “hạt ngọc” của trời!


Theo cảm nhận của đồng bào vùng cao, lúa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon, có vị béo. Ngon nhất khi dùng nấu cháo, đặc biệt rất tốt cho người già đang ốm… Như lời của chủ vườn thì “chỉ cần hàng xóm nấu cháo bằng lúa mẹ thì nhà kế bên đã nghe mùi thơm nức khó cưỡng”.

Nét truyền thống của đồng bào vùng cao

Đang là mùa mưa, nên từng mảnh đất ở vùng núi cao Phan Sơn, Phan Lâm (huyện Bắc Bình) phủ mảng xanh tươi tốt của các loại cây cối. Tại khu vườn rộng rãi của gia đình anh Mang Khánh (thôn Tà Moon, xã Phan Sơn) có nhiều loại cây trồng như cỏ voi, bắp, chuối, nhất là sự xuất hiện của màu xanh mướt của đám lúa mẹ đã gieo được hơn 1 tháng nay.

46031bef9cdf388161ce.jpg
Anh Mang Khánh chăm sóc lúa mẹ trong vườn.

Anh Mang Khánh dẫn tôi ra khu vườn rộng rãi với nhiều loại cây trồng. Anh chỉ cho tôi thấy khoảnh vườn tầm hơn 20 m2 trồng lúa mẹ, xanh um đã hơn 1 tháng. Anh Khánh chia sẻ rằng, đã mấy chục năm nay gia đình anh vẫn giữ truyền thống trồng lúa mẹ, bởi nó được ví như “hạt ngọc” của trời. Hàng năm, thường vào tháng 6 dương lịch, khi mùa mưa bắt đầu, cũng là thời điểm bà con làm đất, gieo hạt. Giống lúa mẹ được đồng bào trồng bằng cách trỉa mầm, dựa vào nước trời và không phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.

b5f7eae46cd4c88a91c5.jpg
Cây lúa xanh tốt vào mùa mưa.

Anh Khánh kể, trước đây mỗi nhà đều sản xuất từ 2 – 3 sào lúa mẹ, nhưng đến thời điểm này, hầu như nhà nào cũng thu hẹp diện tích, chỉ trồng đủ dùng. Đợi đến tháng 11, 12, lúa mới cho thu hoạch, cũng là thời điểm Tết Đầu lúa của đồng bào người Raglay, K’ho tại địa phương. Theo chia sẻ của chủ vườn, lúa mẹ rất dễ trồng, chỉ gieo và làm sạch cỏ, thi thoảng bón phân. Với diện tích ít ỏi này, dự tính sẽ thu hoạch được hơn 20 kg lúa. Sau khi mang lúa về nhà, mỗi gia đình sẽ nấu lúa mới để cúng. Đồng thời dành ra 2 – 3 kg để làm lúa giống cho mùa sau. Phần còn lại bà con dành gạo nấu cháo ăn.

Còn ông Mang Ngọc Văn (SN 1959 ở tổ tự quản số 2, xã Phan Lâm), một già làng uy tín tại địa phương chia sẻ: Mấy chục năm nay gia đình trồng lúa mẹ như một cách giữ gìn truyền thống, không thể bỏ. Ông Văn cho biết, trước đây bà con chủ yếu là trồng lúa rẫy, bao gồm nhiều loại lúa nhưng chỉ cúng lúa mẹ. Trải qua thăng trầm của thời gian, diện tích trồng lúa mẹ tại vùng cao Phan Lâm, Phan Sơn đã giảm đi nhiều, nhưng bà con vẫn luôn gìn giữ để bảo tồn truyền thống tốt đẹp này.

Biên tập âm thanh. Ngọc Lân

Bảo tồn giá trị

Ông K’ Bảy – Chủ tịch UBND xã Phan Sơn chia sẻ: Qua rà soát lại trên địa bàn xã Phan Sơn hiện có khoảng 20 hộ dân trồng lúa mẹ. Trong đó, hộ trồng nhiều nhất khoảng nửa sào, hộ ít nhất là 20 m2. Ông Bảy cho biết, hiện nay địa phương vẫn tuyên truyền cho bà con bảo tồn việc trồng lúa mẹ để giữ gìn phong tục.

aa73a524611bc5459c0a.jpg
Đồng bào thu hoạch lúa mẹ.
bcb4b1ea74d5d08b89c4.jpg
Giã lúa.

Riêng để định hướng thành sản phẩm đặc thù của địa phương, Chủ tịch UBND xã Phan Sơn cho rằng rất khó vì cây lúa mẹ thời gian sinh trưởng dài, chăm sóc, dọn cỏ đều bằng tay, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên lúa mẹ được coi là một loại nông sản sạch, chất lượng cao, thơm ngon. Đặc biệt là hạt gạo của lúa mẹ nấu cháo rất ngon. Bà con khi thu hoạch, nếu dư sẽ để lại bán cho những hộ khác làm giống, cúng, với giá khá cao, khoảng 30.000 đồng/kg.

285618466975cd2b9464.jpg
Giã lúa mẹ trong dịp Tết Đầu lúa.

Theo tìm hiểu tại 2 xã vùng cao Phan Lâm, Phan Sơn, được biết giống lúa mẹ được đồng bào dân tộc Raglai và K’ho rất quý. Lúa mẹ khi nấu cơm, hạt gạo sẽ nở to, xốp, có vị ngọt, thơm. Giống lúa mẹ có sức sống rất mạnh mẽ và hạt gạo có màu trắng sữa đặc trưng và khác biệt với các giống lúa khác. Tuy vậy, hiện nay chỉ có một số ít hộ đồng bào còn gieo trồng lúa mẹ trên diện tích nhỏ. Đây cũng là lý do dẫn đến sự thoái hóa nguồn gen, làm cho năng suất và chất lượng đều sụt giảm rõ rệt.

Lúa mẹ – “hạt ngọc” của trời, dù nhiều lý do khác nhau, đến nay đã dần thu hẹp diện tích sản xuất. Nhưng với đời sống của đồng bào K’ho, Raglay, lúa mẹ trồng khô trong nương rẫy, đến nay vẫn gắn liền với đời sống, tâm linh của đồng bào. Đó không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn là một trong những phong tục văn hóa đặc sắc đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì theo thời gian…

Được biết, ngày 7/12/2022, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ “Phục tráng giống lúa mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các xã miền núi tỉnh Bình Thuận”. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Đề tài được triển khai trong 36 tháng với mục tiêu phục tráng giống lúa mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế của giống lúa mẹ và cải thiện đời sống người dân các xã miền núi tỉnh Bình Thuận.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/lua-me-hat-ngoc-cua-troi-123164.html

Cùng chủ đề

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Kiến nghị xem xét đưa xã Hồng Phong ra khỏi khu vực dự trữ titan

Hiện nay các dự án đầu tư, nhu cầu xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã Hồng Phong (Bắc Bình) không thực hiện được. Nguyên do, toàn bộ diện tích đất của xã đang nằm trong quy hoạch vùng dự trữ titan theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 1/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia. ...

Mức hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách còn thấp

BTO-Chiều qua (5/7), tiếp tục ngày làm việc tại huyện Bắc Bình, bà Bố Thị Xuân Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Hồng Phong sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan. ...

Cử tri xã Hòa Thắng (Bắc Bình):  Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đất đai

BTO-Sáng 5/7, bà Bố Thị Xuân Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Cùng dự buổi tiếp xúc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan. ...

Hứa hẹn làm “sáng” kinh tế chăn nuôi truyền thống

Phân viện Chăn nuôi Nam bộ vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận chuyển giao heo cỏ bản địa cho một số hộ chăn nuôi ở xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) và Phan Sơn (Bắc Bình). Đàn giống này góp phần khôi phục lại đàn heo tại địa phương. Qua đó, góp phần lan tỏa trong khu vực, làm tăng sinh kế cho người chăn nuôi tại Bình Thuận nói...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Khẩn trương triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm chống IUU

UBND tỉnh vừa nhận được Công văn số 992/BNN-TS ngày 12/2/2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển khẩn trương...

Thu hút mọi nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Khẳng định vai trò quan trọng của khoa học công nghệ Trong các mô hình phát triển trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho chính con người. Nhưng tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại hiện đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất