Powered by Techcity

Linh thiêng dòng lịch sử

Là vùng đất hội tụ đủ những yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Việt Bắc vinh dự được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn làm căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo toàn dân tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền và kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Mỗi một địa danh lịch sử tại các tỉnh thuộc khu vực Việt Bắc đều gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Rất đỗi thiêng liêng và đầy niềm tự hào….

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
TRONG phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc những thập niên đầu thế kỷ XX, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang là những địa bàn chiến lược quan trọng. Năm 1941, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chiến khu Cao – Bắc – Lạng đã được thành lập, trở thành nơi khởi nguồn cho sự lan tỏa sức mạnh giải phóng dân tộc.

Cột mốc 108 – nơi Bác Hồ đặt chân về nước đầu tiên sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và những kỷ vật của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mang từ nước ngoài về.
Cao Bằng là mảnh đất vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Cũng từ nơi đây, các vị lãnh tụ của Đảng ta đã cùng Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Từ những cánh rừng của Cao Bằng, Bắc Kạn, nhiều lớp tập huấn chính trị và luyện tập quân sự đã diễn ra. Chiến thắng Phai Khắt – Nà Ngần (Cao Bằng) như hiệu lệnh báo hiệu cao trào cách mạng đã đủ sức khởi đầu cho một làn sóng vĩ đại.
Du kích tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn 1940 (ảnh trên); Đồn Phai Khắt – Nà Ngần 1944 và hiện tại (ảnh dưới).
Ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập Khu giải phóng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Tuyên Quang được lựa chọn làm Thủ đô khu giải phóng. Xã Tân Trào, huyện Sơn Dương được chọn là nơi đặt “đại bản doanh”.
Cuộc hành trình lịch sử từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) của Bác Hồ và đoàn công tác là kết tinh của cả một quá trình hình thành và phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, được thắp lên từ ngọn lửa khao khát tự do.

Ngày 21 – 5 – 1945, sau hơn 400 cây số trèo đèo, lội suối, Bác Hồ và đoàn công tác dừng chân nghỉ tại đình Hồng Thái, trước khi vào làng Kim Long (nay là thôn Tân Lập), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Tại Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 – 15/8/1945), Quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8/1945) được tổ chức. Nhiều quyết sách quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc Việt Nam được ban hành. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước từ Bắc chí Nam đã tiến hành tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, mở ra trang sử vàng cho lịch sử cách mạng Việt Nam.

Khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào được xếp hạng là Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt: Đình Tân Trào, Lán Nà Nưa, Cây đa Tân Trào – nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Theo Tiến sỹ Lê Thị Thu Hồng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám thành công đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Hồ Chí Minh và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc vinh quang của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó còn có phần đóng góp to lớn và ghi dấu ấn sâu đậm của chiến khu Việt Bắc nói chung và Tuyên Quang nói riêng.
TRONG cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp, cùng với các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc, Tuyên Quang trở thành nơi che chở, bảo vệ cho Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, là nơi đồng bào cả nước hướng về “mà nuôi chí bền”. Đúng như Bác đã khẳng định: “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Một số di tích của các tỉnh Việt Bắc giai đoạn 1946 – 1954: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá, Thái Nguyên (ảnh 1);  Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (ảnh 2);  Di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông (ảnh 3).
Đặc biệt, Tuyên Quang một lần nữa được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng chọn là trung tâm đầu não kháng chiến, là nơi làm việc của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, là nơi đặt trụ sở của hầu hết các ban, ngành, cơ quan Trung ương. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc gần 6 năm, ở nhiều địa điểm khác nhau. Tân Trào, Kiên Đài, Kim Bình, Kim Quan, Hùng Lợi, Bình Yên, Mỹ Bằng… mỗi một địa danh ở đây đã trở thành những mốc son trong lịch sử dân tộc.

Lán và hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1953 – 1954, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) (ảnh trái); Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Bình, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) (ảnh phải).
Việt Bắc còn là căn cứ an toàn để Đảng ta tổ chức các sự kiện chính trị mang ý nghĩa lịch sử gắn liền với vận mệnh của toàn dân tộc. Đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt diễn ra tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); là phong trào phát động quần chúng giảm tô và thí điểm cải cách ruộng đất; là phong trào tòng quân lên đường giết giặc, chi viện sức người, sức của, lập nên kỳ tích cho cách mạng Việt Nam.

Khu di tích lịch sử Kim Bình được xếp hạng là Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Có thể nói, gắn với cuộc kháng Pháp trường kỳ ngót trăm năm, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, Việt Bắc là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng nhất so với các vùng đất khác của miền Bắc nước ta. Cho đến nay, những di tích lịch sử này đã được khắc ghi trong không gian sinh hoạt văn hóa sinh động và hấp dẫn của đồng bào các dân tộc 6 tỉnh Việt Bắc. Nét đẹp truyền thống văn hóa như được tiếp thêm sức mạnh bởi truyền thống cách mạng, nhân lên niềm tự hào về một vùng đất lịch sử của dân tộc Việt Nam.


BAOTUYENQUANG.COM.VN

Nguồn

Cùng chủ đề

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2024): Lý Tự Trọng

BTO - Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024) không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc mà còn là cơ hội để mỗi đoàn viên, người lao động tự soi mình, học hỏi từ tinh thần cách mạng kiên định của anh. Tấm gương sáng về lòng yêu nước, dũng cảm đấu tranh của đồng...

Lãnh đạo tỉnh viếng Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

BTO-Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay - 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận. Đến viếng...

Triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc”

Chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2024), gắn với Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ 70 năm về trước

BTO- Điện Biên Phủ - Chứng tích của lòng dũng cảm tuyệt vời và một trí tuệ vô cùng mẫn tiệp, của ý chí quyết chiến quyết thắng cho nỗi khát khao cháy bỏng về độc lập tự do của một dân tộc. Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên...

Đại sứ quán Lào tại Việt Nam dâng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh...

Nhân chuyến thăm Bình Thuận, chiều ngày 26/3/2024, đoàn Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam do đồng chí Khăm-phau Ơn-tha-văn dẫn đầu đã đến dâng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận. Trong...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất