Powered by Techcity

Lễ hội Katê – điểm đến thú vị cho du khách

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận sẽ được tổ chức trang nghiêm theo đúng phong tục tập quán truyền thống của người Chăm địa phương, với sự tham gia của cộng đồng người Chăm toàn tỉnh. Lễ hội năm nay diễn ra vào ngày 13 – 14/10/2023, hứa hẹn là hoạt động trải nghiệm thú vị của du khách trong chuyến du lịch Phan Thiết vào dịp cuối tuần này.

img_1267.jpg
Lễ cúng tại tháp Pô Sah Inư

Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Vào lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm đang sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè, người thân.

mua-cham1.jpg
Múa Chăm

Theo trình tự các nghi thức của lễ hội sẽ bắt đầu từ đền tháp cho đến các làng xã và về mỗi gia đình. Năm 2005, Lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) và trở thành một trong 6 lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Từ đó, lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm, mà còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Cụ thể, Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư, gồm phần lễ và phần hội diễn ra hài hòa, gắn kết tạo nên không khí vừa mang nét trang nghiêm, vừa vui tươi, lành mạnh và đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc. Trong đó, phần lễ được xem là nội dung chính, cốt lõi của lễ hội. Phần lễ do các chức sắc người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc điều hành, thực hiện theo quy định tôn giáo, phong tục truyền thống vốn có do ông bà để lại, gồm các nghi thức như thực hiện nghi lễ cúng cầu an, nghi thức múa mừng, thỉnh mời thần linh; mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga – Yoni, mặc trang phục và Đại lễ cúng tạ ơn nữ thần Pô Sah Inư và các vị thần linh (tại tháp chính).

img_1205.jpg
img_1225.jpg
Du khách trải nghiệm làm gốm và dệt vải

Đến phần hội, bà con người Chăm đến từ các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh và Hàm Tân sẽ chia thành các đội và tham gia thi giã gạo, đội nước vượt – chướng ngại vật, thi thổi kèn Saranai, trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng để dâng tế nữ thần Pô Sah Inư; diễn xướng, giao lưu nghệ thuật dân gian Chăm tạo không khí phấn khởi, vui tươi và đoàn kết.

img_1203.jpg
Du khách mua sản phẩn lưu niệm tại tháp

Không chỉ được hòa mình vào đoàn nghinh rước y trang nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính, du khách còn có thể trải nghiệm chơi trò bịt mắt đập niêu hay nặn đồ gốm, dệt vải – đây là hai nghề thủ công truyền thống của đồng bào Chăm vẫn còn được lưu giữ.

Bình Thuận có hơn 40.000 người Chăm sinh sống. Đồng bào luôn ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Katê. Ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong tỉnh nói chung và Lễ hội Katê của người Chăm nói riêng.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Chợ Tết Phan Thiết bắt đầu mở từ ngày 20 tháng chạp

BTO-Nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND thành phố Phan Thiết vừa ban hành kế hoạch tổ chức sắp xếp kinh doanh chợ Tết. Thời gian tổ chức chợ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong 6 ngày, bắt đầu...

Khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm

BTO-Sáng 5/10, tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm; tiếp nhận hiện vật, cổ vật năm 2024 và trưng bày chuyên đề “Dấu ấn gốm Chăm”. Hoạt động diễn ra trong ngày 5 - 6/10, chào đón Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm ...

Đồng bào Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Katê 2024

Katê là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận, diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch năm nay (nhằm ngày 1 và 2/10 Dương lịch). Với giá trị văn hoá đặc sắc, Lễ hội Katê ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước tham gia. Sẵn sàng cho ngày hội Gốm Bàu Trúc và Dệt Mỹ Nghiệp là 2 làng nghề truyền thống của...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Cùng tác giả

Kịp thời thể chế hóa chủ trương đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

BTO-Chiều nay 13/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham gia ý kiến tại hội trường, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông bày tỏ thống nhất cao Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và dự thảo...

Giữ nguyên hoạt động của Hội đồng Nhân dân cấp xã

BTO-Sáng nay 13/2, tham gia góp ý tại phiên thảo luận ở Tổ Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Đặng Hồng Sỹ cơ bản nhất trí với các nội dung trong dự thảo luật, đồng thời đề xuất...

Huyền ảo đá bảy màu Cổ Thạch

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km trên đường quốc lộ 1A về phía bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng một bãi đá bảy màu kỳ diệu nằm trong quần thể Khu du lịch Cổ Thạch trên bãi biển thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Bãi biển...

11 dự án bất động sản ở Bình Thuận đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng

Sở Xây dựng vừa có văn bản công bố các dự án bất động sản đủ điều kiện giao dịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 3 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đó là Khu đô thị Dịch vụ...

Công bố Chương trình Xúc tiến thương mại năm 2025

Sở Công Thương vừa công bố, công khai nội dung của Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận năm 2025, qua đó địa phương sẽ tham gia góp mặt tại nhiều sự kiện liên quan. Theo đó, chương trình xúc tiến thương mại được giao Trung tâm Khuyến công và...

Cùng chuyên mục

Huyền ảo đá bảy màu Cổ Thạch

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km trên đường quốc lộ 1A về phía bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng một bãi đá bảy màu kỳ diệu nằm trong quần thể Khu du lịch Cổ Thạch trên bãi biển thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Bãi biển...

Bảo vệ thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng (huyện Bắc Bình) là địa điểm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước đến tham quan khi đặt chân đến Bình Thuận, bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Tuy nhiên thời gian vừa qua tại điểm du lịch này đã xảy ra một...

Du lịch Bình Thuận: Tăng tốc đầu năm

Hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục diễn ra sôi động cho thấy những tín hiệu tích cực ngay trong tháng đầu năm mới - tháng có Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025... Tháng đầu năm nay trùng với dịp Tết cổ truyền của dân tộc, trong đó...

Mùa rêu Cổ Thạch

Bình Thuận với những cảnh quan xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ đối với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế. Một trong những địa danh du lịch độc đáo thu hút du khách đó là bãi rêu Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Bình Thuận đón khoảng 220.000 lượt khách dịp tết

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận, trong 9 ngày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn tỉnh đón khoảng 220.000 lượt khách, tăng 10% so với tết cổ truyền năm ngoái, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 360 tỷ đồng. Hoạt động du...

Khởi sắc cho du lịch Bình Thuận

Bình Thuận - một trong những tỉnh trong cả nước phát triển mạnh ngành “công nghiệp không khói” cũng hưởng lợi từ chính sách miễn thị thực theo chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 của Chính phủ. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11 về...

Nhộn nhịp và tràn ngập không khí xuân ở các khu du lịch

BTO-Ngoài các điểm du lịch vui chơi giải trí và tâm linh, ở các khu du lịch của Bình Thuận những ngày Tết đang tràn ngập không khí du khách vui xuân. Bình Thuận - một trong những tỉnh phát triển mạnh du lịch vì có lợi thế khí hậu ấm áp...

Chúc tết, lì xì du khách nhân ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025

BTO-Sáng ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình chúc tết du khách, doanh nghiệp tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Bình Thuận. Theo đó tại Hàm Thuận Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn...

Đảm bảo môi trường du lịch an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, sự đa dạng các loại hình du lịch cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, lượng khách đến Bình Thuận trong dịp Tết năm nay được dự báo sẽ tăng cao. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất