Powered by Techcity

Lấy đà cho năm 2024

Mặc dù thời tiết trong năm qua không mấy thuận lợi, nhiên liệu cho chuyến biển vẫn nằm ở mức cao, đời sống ngư dân vẫn khó khăn, nhưng ngành thủy sản Bình Thuận cũng cố gắng hoàn thành các kế hoạch đề ra. Đây là tín hiệu vui cho ngành thủy sản, là bước tạo đà để đạt được các chỉ tiêu trong năm 2024.

Có nhiều lợi thế

Nhiều năm qua, người dân Bình Thuận phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2023, tình hình khai thác thủy sản biển trong tỉnh tương đối thuận lợi. Phát triển khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Năm 2023 sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 235.000 tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế của cộng đồng ngư dân được tăng cường. Lực lượng Kiểm ngư của tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuần tra trên biển, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các tàu cá hoạt động nghề cấm, thuyền nghề giã cào bay hoạt động khai thác sai vùng, sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt ngư trường, nguồn lợi thủy sản tiếp tục duy trì. Đặc biệt, Chi cục Thủy sản tỉnh đã củng cố, phát huy hiệu quả các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý – huyện Hàm Thuận Nam (3 tổ chức cộng đồng/288 hộ gia đình/814 thành viên được trao quyền quản lý vùng biển có diện tích là 43,4 km2). Tỉnh đang khảo sát, đánh giá điều kiện các khu vực biển ven bờ để xây dựng đề án nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh, góp phần bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái ven biển gắn với ổn định sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

vu-ca-nam-o-cang-ca-phan-thiet-anh-n.-lan-7-.jpg
Mùa cá nam Ảnh NLân

Song song đó, tỉnh đã tăng cường nuôi trồng thủy sản với hơn 3.000 ha phát triển theo hướng thâm canh, công nghiệp, đa dạng loài nuôi gắn với bảo vệ môi trường; trong đó sản xuất tôm giống là lợi thế phát triển của tỉnh do có các yếu tố thuận lợi về tự nhiên như khí hậu, chất lượng nguồn nước… Riêng nuôi thủy sản nước lợ phát triển theo hướng đa dạng hóa loài nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường, tập trung chủ yếu nuôi tôm, nhất là tôm thẻ chân trắng; nuôi thủy sản nước ngọt chú trọng phát triển đa dạng các giống nuôi kinh tế: cá tầm, chình, bống tượng, thát lát… Hiện nay, nuôi trồng thủy sản tập trung tại khu vực Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, có thể sử dụng 2/3 số diện tích này đưa vào nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, tập trung ở Hàm Tân (340,2 ha) Tuy Phong (445,5 ha). Ngoài ra, còn có 5 vùng vịnh lớn nhỏ rất thuận lợi cho việc nuôi lồng, nuôi bè các loại như tôm hùm, cá mú, sò, điệp, trai ngọc… Nuôi hải sản trên biển tại huyện Phú Quý và huyện Tuy Phong đang phát triển mạnh, tập trung nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế như: cá mú, tôm hùm, cá bớp… sản lượng đạt khoảng 120 tấn/năm.

nuoi-thuy-san-bang-long-be-o-phu-quy-anh-n.-lan-2-.jpg
Nuôi trồng thủy sản lồng bè ở Phú Quý ảnh N Lân

Nỗ lực vượt khó

Cùng với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Bình Thuận đã tập trung vào chế biến thủy sản. Ngành chế biến thủy sản từng bước được đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO. Đến nay, toàn tỉnh có 212 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; trong đó, có 22 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản qua thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, EU, ASEAN. Các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu chủ yếu là cá biển, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động khai thác hải sản còn gặp nhiều khó khăn, giá nhiên liệu còn ở mức cao, giá bán các mặt hàng thủy sản tăng không tương xứng, trong khi chi phí cho mỗi chuyến biển vẫn còn cao, nên đời sống của ngư dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 có nhiều trở ngại, do thị trường tiêu thụ tôm giống trên cả nước giảm, hoạt động sản xuất tôm giống cầm chừng, nhiều cơ sở tạm nghỉ sản xuất. Tình hình nuôi tôm thương phẩm trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do điều kiện thời tiết thay đổi nhiều, tôm khó nuôi, chi phí đầu tư nuôi tôm tăng cao, hiệu quả nuôi đạt thấp nên bà con nuôi tôm hạn chế thả tôm giống.

hai-san-ve-bai-bien-ke-ga-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg
Phấn đấu sản lượng khai thác thủy sản trong năm 2024 đạt chỉ tiêu đề ra ảnh N Lân

Trong năm 2024, phấn đấu sản lượng khai thác thủy sản đạt 210.000 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, ngành nông nghiệp có kế hoạch cơ cấu lại đội tàu khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ khai thác thủy sản. Tiếp tục phát triển khai thác thủy sản xa bờ hiện đại, bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Phối hợp ngành liên quan tiếp tục củng cố, thành lập mô hình tổ đội, hợp tác, doanh nghiệp khai thác thủy sản gắn với dịch vụ hậu cần trên biển. Thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh, phấn đấu 100% tàu cá được đăng ký, giảm số lượng tàu cá vùng ven bờ, vùng lộng; thực hiện quản lý, cấp phép khai thác theo hạn ngạch. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến trên tàu cá để giảm thất thoát và nâng cao giá trị sản phẩm sau khai thác… Về lĩnh vực nuôi thủy sản, Sở NN&PTNT cho biết, sẽ xây dựng kế hoạch nuôi trồng phù hợp với điều kiện địa phương, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng đối tượng nuôi (ngọt, lợ, mặn); đẩy mạnh nuôi hải sản trên biển với các loài có giá trị kinh tế cao. Nâng cao chất lượng tôm giống, phấn đấu sản lượng tôm giống đạt 25,5 tỷ post. Giữ vững thương hiệu tôm giống Bình Thuận, khẳng định vị thế trung tâm cung ứng tôm giống quốc gia…


M. VÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Gỡ “thẻ vàng” phải dựa trên 3 trụ cột

“Chống khai thác IUU là con đường ngắn, sau đó còn rất nhiều việc phải làm vì nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau, gỡ “thẻ vàng” IUU chỉ là bước đầu, vì vậy để ngành thủy sản phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển”, là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tuyến...

Mong muốn thực hiện mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Từ mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở huyện Hàm Thuận Nam thành công ngoài mong đợi, cho thấy việc thực hiện đồng quản lý đã có tác động tích cực và có sức lan tỏa rộng rãi đến các địa phương có biển khác. Phú Quý đã được đề xuất là 1 trong 16 Khu bảo tồn biển của cả nước, thì việc mong muốn thực hiện mô hình đồng quản lý là...

Tại sao mô hình tái tạo điệp quạt ở Tuy Phong thất bại?

Từng được xem là vùng biển dồi dào nguồn lợi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, năm 2013, Tuy Phong là huyện đầu tiên được UBND tỉnh triển khai dự án “Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể”. Tuy nhiên chỉ sau vài năm thực hiện, mô hình đã...

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959

Bình Thuận là một trong những “vựa cá” lớn của nước ta. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ngành Thủy sản Bình Thuận đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu. ...

Cùng tác giả

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Khách hàng mua sắm mặt hàng tươi sống tại Co.opmart Huế – Ảnh: M.T Ngày 19-9, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền Trung cho biết đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó trong thời điểm mưa gió hoành hành khu vực bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Tập huấn các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường EU

BTO-Gần 60 đại biểu là đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cùng các hợp tác xã, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh vừa tham dự lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường châu Âu”. ...

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, hàng đầu…

BTO-Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan… ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

BTO-Sáng 18/9, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn Đoàn giám sát có buổi làm việc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh) về việc phân bổ, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư công từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2024 tại Bình Thuận. ...

Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi, báo cáo hoạt động sản xuất lúa

BTO-Ngày 18/9 tại TP. Phan Thiết, Cục Trồng trọt phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội thảo “Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa - RiceMoRe”. Tham dự có đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các địa phương trong tỉnh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất