Powered by Techcity

Lao đao phận biển vì… “hải tặc”


Đi biển thì sợ, ở bờ thì lo!

Tôi hiểu rằng, với ngư dân – biển chính là nhà, là nguồn sống, là hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, khi hay tin ngư dân liên tục bị mất ngư cụ, thiệt hại tiền tỷ, tôi quyết định gác lại những việc khác để gặp bà con. Vào buổi sáng trung tuần tháng 9, khi biết chúng tôi đến, nhiều ngư dân cùng vợ con của họ đã đợi sẵn từ sớm. Bên cảng Thương Chánh (TP. Phan Thiết), ngư dân đã trải lòng về những chuyện đã và đang xảy ra. Theo trình bày của ngư dân, cùng với thiên tai, họ còn đang đối diện với cả… nhân tai.

z5819391221684_f0779b43e69b8c232163bf26a18f7741.jpg
Bẫy mực bằng vỏ ốc của ngư dân.
z5821861831420_4e607dcb13c39314dc6ec66c20018b6c.jpg
Thuyền BTh 87557 – TS hành nghề bẫy mực đang neo trên sông Cà Ty. 

Tuần trước, chiếc thuyền hành nghề bẫy mực tua bằng vỏ ốc của gia đình chị Trần Thị Sáu bị kẻ gian cắt trộm lấy đi băng ốc khoảng 4.500 vỏ dài cả chục lý, thiệt hại khoảng 180 triệu đồng. Tháng 7 năm trước, cũng chính thuyền bẫy mực này của gia đình chị cũng bị hải tặc lấy đi 2.500 con. Đối với ngư dân, băng ốc ấy chính là ngư cụ chính để bẫy mực. Thời điểm bị trộm ngư cụ, thuyền của gia đình chị đang đánh bắt cách bờ biển Phan Thiết khoảng 30 hải lý về hướng Đông. Chỉ tay về hướng chiếc thuyền BTh 87557 – TS đang neo bên sông Cà Ty, ông Nguyễn Văn Thìn (ngụ phường Phú Tài) cho biết, đó là chiếc của bổn đạo, cũng hành nghề bẫy mực bằng vỏ ốc. Nghề này kéo dài 8 tháng, mỗi chuyến đi kéo dài từ 20 ngày đến 1 tháng. Ngư dân thường đi từ tháng 6 đến tháng 2 năm sau, nghĩa là hiện nay trong giai đoạn cao điểm bẫy mực nhưng có thuyền phải nằm bờ.

“Bị trộm ngư cụ thì ngư dân lấy gì đi biển? Hơn nữa, đi thì sợ hải tặc, nhưng ở bờ thì lo gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền, rồi tiền lãi vay mua ngư cụ. Thuyền của hải tặc làm bằng composit chạy mười mấy hải lý/giờ, trong khi thuyền của bà con chạy dưới 10 hải lý. Đã có trường hợp, ngư dân phát hiện đối tượng cắt trộm ngư cụ, nhưng không đuổi kịp. Tôi theo nghề biển cả chục năm nay từ cha ông để lại. Năm ngoái, 3 chiếc thuyền đang bẫy ốc của tôi cũng bị cắt mất 3 băng ốc trên 6.000 con” – ông Thìn chua chát kể. Không chỉ ông Thìn, nhiều ngư dân khác như: Nguyễn Văn Nhành (ở khu phố 8, Đức Nghĩa), Võ Văn Ba (khu phố 2, Hưng Long), Lê Thị Hồng Hoa (khu phố 5, Phú Tài)… cũng trong tình cảnh tương tự, ước thiệt hại tiền tỷ. Riêng ông Võ Văn Ba cũng phải vay thêm 70 triệu đồng để mua ngư cụ.

Ngư dân cho hay, không chỉ ở Phan Thiết, nhiều ngư dân ở La Gi, Tuy Phong cũng bị lấy trộm ngư cụ khi vươn khơi. Được biết, để có được băng ốc này, ngư dân phải mua hàng ngàn vỏ ốc (thường là vỏ ốc vôi với giá khoảng 35.000 đồng/vỏ), sau đó khoan lỗ trên ốc, dùng dây để nối các vỏ ốc lại với nhau kéo dài vài chục hải lý tạo thành bẫy thả xuống biển để dụ cho mực, bạch tuộc chui vào. 1 chiếc thuyền thường có khoảng 13.000 – 15.000 vỏ ốc, tùy công suất mỗi chiếc. Nghề bẫy mực bằng vỏ ốc tuy năng suất không cao nhưng không cần nhiều lao động, được ngành chức năng đánh giá cao trong việc tránh được sự hủy diệt nguồn tài nguyên sinh thái biển.

dsc03022.jpg
Ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Bình Thuận. 
dsc03021.jpg
Hình thành tổ, đội đoàn kết trong quá trình đánh bắt hải sản là biện pháp hiệu quả trong việc giữ gìn tài sản, hỗ trợ nhau khi có vấn đề phát sinh trên biển.

Tăng cường cảnh giác, đoàn kết vươn khơi

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời điểm này năm trước, hàng chục ngư dân khác trên địa bàn TP. Phan Thiết cũng liên tục mất trộm ngư cụ khi đang hành nghề trên vùng biển Phan Thiết, bị thiệt hại tài sản khá lớn nhưng chưa bắt được đối tượng gây ra. Đơn cử, ngày 16/8/2023, Trạm Kiểm soát Biên phòng Phan Thiết tiếp nhận tin báo của ông Trần Văn Hiếu về việc ông và thuyền trưởng 7 tàu cá khác bị mất trộm khoảng 9.700 vỏ ốc (dùng để bẫy mực tua) khi đang hành nghề trên vùng biển Phan Thiết có tọa độ 10°47′N – 108°16′E cách cửa biển Phan Thiết khoảng 14 hải lý về hướng đông bắc. Ngày 21/8/2023 Trạm Kiểm soát Biên phòng Phú Hải tiếp tục nhận được tin báo của ông Hà Văn Tùng (trú tại khu phố 3, phường Phú Hài) là thuyền trưởng tàu cá BTh 99550 TS, công suất 310 CV, đang ốc bẫy mực cách cảng Phú Hải khoảng 15 hải lý về hướng đông bắc, bị mất khoảng 2.500 con ốc.

Ngư dân cho biết thời điểm bị mất ốc, tàu cá Phan Thiết phát hiện có 1 chiếc thuyền lạ, nghi là phương tiện trộm bẫy ốc của ngư dân, thuyền này dài khoảng 9 – 10m, vỏ màu xanh, viền màu trắng, cabin màu xanh lá cây, không có số đăng ký. Phát hiện bị ngư dân truy đuổi, phương tiện lạ này lập tức chạy về hướng đông bắc, hướng về khu vực Mũi Né và Phan Rí. Ngư dân đuổi lên tận bờ nhưng không bắt được.

Trước thông tin phản ánh của bà con, lực lượng biên phòng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng, địa phương liên quan tiến hành rà soát, xác minh, làm rõ các nội dung có liên quan để có cơ sở xử lý tiếp theo. Đồng thời đề nghị bà con nâng cao cảnh giác, có biện pháp để bảo vệ tài sản của mình; khi phát hiện phương tiện và đối tượng nghi vấn kịp thời thông báo cho bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng gần nhất để tiến hành kiểm tra, bắt giữ, xử lý, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Biển cho cá, cho mực, cho ngư dân cuộc sống ấm no nhưng vấn nạn trộm cắp ngư cụ trên biển cũng đang đặt ra bài toán, thách thức họ trong mỗi chuyến ra khơi. Vì thế, để ngư dân vững tâm khi ra khơi, bám biển, khai thác nguồn lợi hải sản, đề nghị các ngành chức năng, địa phương liên quan chuyên án điều tra và xử lý triệt để tình trạng kẻ gian trộm vỏ ốc của các tàu cá hành nghề dùng ốc bẫy mực, trước hết là trên địa bàn TP. Phan Thiết. Các đồn biên phòng tăng cường công tác theo dõi, tuần tra tại các khu vực thường xuyên xảy ra mất trộm ốc để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thiết nghĩ, bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, ngư dân cũng nên nâng cao cảnh giác trong tự bảo vệ tài sản của mình. Đồng thời tăng cường đoàn kết, liên kết chặt chẽ hơn trong quá trình đánh bắt, phát huy hiệu quả của các tổ, đội sản xuất trên biển. Bởi đây là mô hình được đánh giá cao với những hiệu quả được khẳng định trong việc giữ gìn tài sản, hỗ trợ nhau khi có vấn đề phát sinh trên biển.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/lao-dao-phan-bien-vi-hai-tac-124062.html

Cùng chủ đề

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành tại...

Cùng tác giả

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành tại...

Cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

BTO-Sáng 18/9, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn Đoàn giám sát có buổi làm việc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh) về việc phân bổ, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư công từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2024 tại Bình Thuận. ...

Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi, báo cáo hoạt động sản xuất lúa

BTO-Ngày 18/9 tại TP. Phan Thiết, Cục Trồng trọt phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội thảo “Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa - RiceMoRe”. Tham dự có đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các địa phương trong tỉnh. ...

Để kinh tế tập thể là động lực quan trọng của nền kinh tế

Ở Bình Thuận, các mô hình kinh tế tập thể (KTTT) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để khu vực KTTT, hợp tác xã (HTX) phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. ...

Các hợp tác xã cùng tham gia vào phát triển kinh tế ban đêm

Kinh tế ban đêm đang thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương có ngành du lịch phát triển, trong đó có Bình Thuận. Phát triển kinh tế ban đêm nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. ...

Tập trung đề ra giải pháp tích cực, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm

BTO- Chiều 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2024. Cùng tham dự có đại diện HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội - đoàn thể; các huyện, thị xã, thành phố dự họp tại phòng họp trực tuyến của địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất