Powered by Techcity

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) triển khai hoạt động thực địa lắp đặt bẫy ảnh thu số liệu tại lâm phận rừng phòng hộ.

Viện Sinh thái học miền Nam sử dụng bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại, để ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn trên mặt đất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Đặt bẫy ảnh

Một con chà và chân đen, một trong những loài động vật rừng quý hiếm, động vật hoang dã đã “lọt” vào ống kính của “bẫy ảnh”. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Để bảo đảm tính đại diện, các điểm bẫy ảnh được thiết lập theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng khộp rụng lá. 

Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500 mét. Mỗi điểm bẫy ảnh có một máy ảnh được lắp đặt. 

Các bẫy ảnh được Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40cm so với mặt đất nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu. Tổng cộng có 36 máy bẫy ảnh được lắp đặt.

Đặt bẫy ảnh

Một con tê tê Java. Tê tê java là một trong những loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Sau một thời gian, dữ liệu được trích xuất từ bẫy ảnh sau khi được thu hồi đã được tiến hành kiểm kê, định danh.

Qua phân tích bằng các phương pháp thống kê hiện đại đã ghi nhận được 24 loài chim và thú khác được ghi nhận. Trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm như: chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương, khỉ đuôi lợn…

Đặt bẫy ảnh

Hình ảnh một con công đưc. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới có có 5 loài ghi nhận được là loài nguy cấp, quý, hiếm; cực kỳ nguy cấp: chà vá chân đen, tê tê java; nguy cấp: công; sắp nguy cấp: sơn dương, khỉ đuôi lợn.

Bên cạnh đó, 4 loài thuộc Nghị định 64/2019/NĐ-CP; 4 loài thuộc nhóm IB và sáu loài thuộc nhóm IIB của Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Đặt bẫy ảnh

Một con khỉ đuôi lợn trưởng thành. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc

Theo Viện Sinh thái học miền nam, trong số các loài có giá trị bảo tồn, khỉ đuôi lợn là loài phổ biến, được ghi nhận nhiều nhất với 88 lần tại 22 điểm bẫy ảnh. 

Các loài nguy cấp, quý, hiếm còn lại đều chỉ được ghi nhận không quá 5 lần ở tối đa 2 điểm bẫy ảnh.

Điều đó cho thấy, các loài có giá trị bảo tồn cao này đều không phổ biến ở khu vực khảo sát. chà vá chân đen là loài linh trưởng sống trên cây nên số lượng ghi nhận ít của loài trên mặt đất.

Đặt bẫy ảnh

Một con sơn dương lọt vào “bẫy ảnh” trong rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Sơn dương chỉ có 5 ghi nhận về sinh thái của loài; vì đây là lần đầu tiên động vật này được ghi nhận tại rừng khộp rụng lá ở Việt Nam. 

Sự hiện diện của tê tê và công chỉ có 2 ghi nhận, làm nổi bật giá trị đa dạng sinh học của rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Vấn nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của hai loài trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, bẫy ảnh còn ghi nhận được các hoạt động của con người rất phổ biến trong rừng.

Đặt bẫy ảnh

Bẫy ảnh được một con chồn bạc má. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc

Đặt bẫy ảnh

Một con mang đỏ trong khu rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Đặt bẫy ảnh

Một con gà rừng (gà rừng trống) lọt vào bẫy ảnh trong khu rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Rừng chung đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo, có tiềm năng du lịch sinh thái. 

Các loài có giá trị bảo tồn nhất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là chà vá chân đen, tê tê java, chim công và loài sơn dương. 

Do đó, tỉnh Bình Thuận cần tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng và xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học định kỳ để kịp thời đánh giá, cập nhật hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học, cung cấp thông tin phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững.

Đặt bẫy ảnh

Sóc bụng đỏ. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đặt bẫy ảnh

Một loài động vật hoang dã lọt vào máy ảnh là con mèo rừng. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, cần thiết có thêm các chương trình giám sát động vật hoang dã bằng bẫy ảnh tại các diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bình Thuận nhằm kịp thời theo dõi diễn biến đa đạng sinh học, cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

Nguồn: https://danviet.vn/la-liet-dong-vat-hoang-da-quy-hiem-hien-ra-o-mot-khu-rung-binh-thuan-co-ga-rung-con-mang-do-20241107141230546.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Rộn ràng xuân mới, hân hoan đón Tết cùng Mirinda tại đường hoa thành phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày cuối năm, không khí lễ hội rộn ràng với sắc màu Tết đang tràn ngập trên từng con phố. Đây là dịp để mọi người cùng nhìn lại một năm đã qua, sẻ chia yêu thương và chào đón năm mới đầy hy vọng. Trong không khí ấy, Đường Hoa Thành Phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra từ 24/1 đến ngày 3/2/2025 tại Phố đi bộ trước công viên Nguyễn Tất Thành, TP. Phan...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Thông báo thay đổi tên gọi Văn phòng Công chứng Trần Huy Kháng

Địa chỉ: 126 ĐT766 thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận Điện thoại: 0965.889939 Trưởng Văn phòng: ông Trần Huy Kháng. Theo Quyết định số 343/QĐ-STP ngày 27/12/2024 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận về việc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 26/TP- ĐKHĐ-CC (cấp lại lần...

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 22/1, Mục sư Võ Đông Thu - Ủy viên Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), đặc trách tỉnh Bình Thuận và các thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã đến chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Gặp mặt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

BTO-Chiều 21/1, Tỉnh ủy – HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh -...

Cùng chuyên mục

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 22/1, Mục sư Võ Đông Thu - Ủy viên Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), đặc trách tỉnh Bình Thuận và các thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã đến chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Gặp mặt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

BTO-Chiều 21/1, Tỉnh ủy – HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh -...

Lãnh đạo tỉnh viếng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Sáng nay 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dự lễ viếng...

Công tác dân vận trong giai đoạn mới

“Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích chính đáng của nhân dân, mọi sự nỗ lực phấn đấu, hy sinh của Đảng đều vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân, công tác dân vận của Đảng càng không nằm ngoài mục tiêu này, hơn hết, phải triển khai tốt nhất mục tiêu này của Đảng” - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Ban Dân vận Trung...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Đi cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có những trạm dừng nghỉ nào?

TPO – Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo đưa vào khai thác tạm, góp phần giải quyết nhu cầu dừng nghỉ của người dân đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025. Ngày 20/1, thông tin từ Ban điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết cho biết, hai trạm dừng nghỉ tại Km 47+500, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết cùng trạm Km...

Rèn luyện đạo đức cách mạng có khó không?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về đạo đức phải được bắt đầu từ công cuộc đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức của từng cán bộ, đảng viên; coi trọng đúng mức công tác giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức cách mạng đối với người lãnh đạo. ...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký đánh giá năng lực 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024 Hôm nay (20.1) ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, tại địa chỉ: Năm 2025. ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại 25 tỉnh, thành phố vào ngày 30.3. Để tham dự đợt thi này, thí sinh có 1 tháng để đăng ký dự thi, từ 20.1...

Viết tiếp hành trình ghi dấu ấn với thế giới bằng công cuộc “đổi mới lần thứ hai”

Với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới mà Việt Nam đã tích lũy được, hiện tại là thời điểm chín muồi để đất nước, dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Đây cũng là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. GS.TS. Andreas Stoffers, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, lịch sử...

Công tác hội quần chúng

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua 10 năm thực hiện Kết luận số 102 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội quần chúng, công tác hội quần chúng tại tỉnh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất