Powered by Techcity

Kỷ niệm nhỏ về nhà thơ lớn Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu về cõi vĩnh hằng vào cuối năm 1985. Mới đó mà đã gần tròn 38 năm – thi đàn Việt Nam vắng bóng nhà thơ lớn Xuân Diệu, và trong nhiều diễn đàn quan trọng dành cho các nhà văn, nhà thơ khu vực cũng như quốc tế, chúng ta không còn vinh dự được nghe những ý kiến sắc sảo của nhà thơ.

Nhắc đến sự ra đi của nhà thơ Xuân Diệu, khiến tôi chợt nhớ về “Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ III” tổ chức từ ngày 18/12 đến 20/12/1985 tại thủ đô Hà Nội. Đây có thể xem là một sự kiện văn chương đặc biệt có ý nghĩa đối với lực lượng sáng tác trẻ, được diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất. Bởi hai lần Hội nghị trước chỉ diễn ra trên miền Bắc XHCN trong điều kiện đất nước vẫn còn tạm thời chia cắt.

do-quang-vinh.jpg
Nhà thơ Đỗ Quang Vinh

Cầm trên tay giấy triệu tập của Ban tổ chức, do nhà thơ Chính Hữu, lúc bấy giờ là Phó Tổng thư ký trực của Hội Nhà văn gởi vào, tôi và anh Mai Sơn dành riêng mấy ngày liền để chuẩn bị cho chuyến “hành hương” ra đất kinh kỳ. Thật ra, hành trang của chúng tôi hết sức đơn giản, gọn nhẹ bởi thời bao cấp dường như ít ai bận tâm đến vấn đề vật chất. Khoảng cách giàu – nghèo và mặc cảm sang – hèn chưa hề xuất hiện trong suy nghĩ của chúng tôi hoặc nếu có cũng chỉ thoáng qua một cách mơ hồ, như sương khói mong manh, không có thực.

Sự háo hức về chuyến đi xa lần đầu tiên trong đời khiến chúng tôi đôi khi sốt ruột và phần nào bực bội bởi sự chậm chạp của con tàu suốt 3 ngày đêm ì ạch trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Thế rồi, chúng tôi cũng đến được Hà Nội – trái tim của cả nước. Hà Nội “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An” tôi từng đọc trong ca dao xưa. “Hà Nội, ba mươi sáu phố phường” của Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân, cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nhóm Tự lực Văn đoàn. Hà Nội, đầy ắp nhớ thương, chất chồng hoài niệm trong “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Và, gần gũi, thân thiết hơn cả là “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” tôi từng đọc của nhà văn tài hoa, bút pháp độc đáo Nguyễn Tuân. Có một thứ cảm giác thật lạ lùng và kỳ diệu rất khó tả nhen lên trong lòng từ lúc con tàu đi qua địa phận vĩ tuyến 17 cho đến khi chúng tôi đặt những bước chân rụt rè đầu tiên xuống ga Hàng Cỏ – Hà Nội.

Tại cuộc họp trù bị tối hôm đó (17/12/1985) tôi được Ban tổ chức chỉ định tham gia Thư ký đoàn của Hội nghị cùng với chị Dạ Ngân (Cần Thơ) và Hồ Anh Thái (Hà Nội). Cũng ngay tối hôm đó, chúng tôi được biết nhà thơ Xuân Diệu đang phải cấp cứu ở Bệnh viện Hữu Nghị vì bệnh nhồi máu cơ tim; nếu tôi nhớ không lầm thì đây đã là lần thứ hai ông phải vào viện. Mặc dù vậy, Ban tổ chức và nhất là những người làm thơ trẻ có mặt tại hội nghị vẫn hy vọng rằng ngay sáng hôm sau sẽ được tận mặt nhà thơ mà mình hằng kính yêu trên diễn đàn của hội nghị. Thế nhưng, đêm 18/12/1985, rất nhiều đại biểu từ mọi miền của đất nước đã phải bỏ dở cuộc tiếp xúc bốn thế hệ nhà văn tại 65 Nguyễn Du để kịp vào bệnh viện nhìn mặt nhà thơ lớn Xuân Diệu lần cuối cùng. Sáng hôm sau, trong chương trình chính thức của hội nghị, khi nhà thơ Lữ Huy Nguyên thay mặt Ban tổ chức đọc toàn văn bản tham luận đầy tâm huyết và giàu chất trí tuệ của nhà thơ Xuân Diệu, cả hội trường không ai cầm được nước mắt. Trên Chủ tịch đoàn nhiều tiếng khóc bật lên rồi lan dần ra, khiến cho bầu không khí trầm lắng vây kín cả căn phòng rộng lớn của Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt – Xô. Bài viết cuối cùng này của nhà thơ Xuân Diệu có tựa đề “Sự uyên bác với việc làm thơ”- trong đó, tác giả đem hết những điều “gan ruột” tích lũy suốt cuộc đời sáng tạo của mình trao truyền lại cho thế hệ thứ tư. Phải chăng, nhà thơ đã linh cảm trước rằng sẽ không còn dịp nào tốt hơn để truyền lại “bí quyết” sáng tạo thơ ca cho thế hệ đi sau, nhưng đáng tiếc là ông không còn cơ hội được trình bày trực tiếp.

Cuộc tiếp xúc thân mật giữa tuần báo Văn Nghệ Trung ương với các nhà văn trẻ ngay sau đó đã dành phần lớn thời gian để bàn chuyên sâu việc chuẩn bị bài vở cho số báo chuyên đề về nhà thơ Xuân Diệu. Anh Phạm Tiến Duật được phân công viết điếu văn cho đồng chí Hà Xuân Trường – Trưởng ban Văn hóa văn nghệ Trung ương đọc. Tôi nhớ bài viết công phu ấy mang tên “Một cây lớn nằm xuống, cả khoảng trời trống vắng” được in hết sức trang trọng ở trang bìa của tuần báo Văn Nghệ, chạy dài cả hai cột báo. Nhà văn lão thành Nguyễn Tuân đang bị thấp khớp vẫn nắn nót những dòng phân ưu gởi đến kịp thời theo yêu cầu của tòa soạn báo. Tôi rất ấn tượng về những dòng phân ưu, mang phong cách rất riêng của ông – “nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo đi một mảng đời văn của tôi”.

Anh Hữu Thỉnh phân công tôi và Nguyễn Trọng Tín (Cà Mau) viết một bài cảm tưởng ngắn thay mặt anh chị em làm thơ trẻ của hội nghị kính viếng thầy Xuân Diệu. Báo in ra khi những đại biểu miền Nam đang tham quan công trình thủy điện Sông Đà tại Hòa Bình. Đại biểu các tỉnh phía Bắc được vinh dự tiễn đưa nhà thơ Xuân Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng trước khi các anh, chị ấy về lại địa phương.

Sau khi tham quan công trình thủy điện lớn nhất nước và HTX sản xuất pháo nổi tiếng Bình Đà, chúng tôi về lại Hà Nội vào lăng viếng Bác rồi đến nghĩa trang Văn Điển đặt vòng hoa kính viếng nhà thơ Xuân Diệu. “Dường như trước đó chưa có đám tang của nghệ sĩ nào làm xúc động lòng người thủ đô như đám tang nhà thơ lớn Xuân Diệu”. Những người Hà Nội tôi gặp sau đó trong quán nước, trong công viên, trên đường phố đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ bằng những cảm nhận xiết bao trìu mến như vậy. Mà đâu phải chỉ có thủ đô Hà Nội, người yêu thơ Xuân Diệu có mặt ở khắp nơi cả trong nước và trên thế giới. Thơ Xuân Diệu được dịch ở Liên Xô (cũ),     Bulgari, Hungari, Rumani, Ba Lan, Pháp, Anh, Ấn Độ, Thụy Điển và đặc biệt là CHDC Đức trước đây – nơi đã phong Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm nghệ thuật cho Xuân Diệu từ năm 1983.

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói đại ý, khối lượng tác phẩm của nhà thơ Xuân Diệu đã bằng lao động trí tuệ của cả Viện hàn lâm Văn học. Nhận định ấy, quả thật không ngoa. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ cùng những đóng góp nổi bật trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhà thơ – viện sĩ Xuân Diệu đã đi vào cổ điển tự bao giờ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng...

Công bố 11 thí sinh vào chung kết xếp hạng “Tiếng hát truyền hình-Ngôi sao biển”

BTO-Sáng 9/10, Ban tổ chức cuộc thi “Tiếng hát truyền hình - Ngôi sao biển” lần 4 – 2023 đã công bố 11 thí sinh xuất sắc bước vào chung kết xếp hạng. Tối qua khép lại với phần thi của 10 thí sinh cuối của vòng chung kết 2, tại Nhà...

21 thí sinh “tranh vé” vào chung kết cuộc thi Tiếng hát truyền hình-Ngôi sao biển

Tối 7/10, Vòng chung kết 2 cuộc thi Tiếng hát truyền hình – Ngôi sao biển mùa 4 – 2023, đã bước vào cuộc cạnh tranh để giành tấm vé bước vào vòng chung kết xếp hạng. Thành viên ban giám khảo cuộc thi. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên BTV...

“Tiếng hát Truyền hình – Ngôi sao biển” Bình Thuận, lần IV: Thí sinh ít, chất lượng cao

Vòng sơ khảo cuộc thi “Tiếng hát Truyền hình - Ngôi sao biển” đã khép lại tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh. Cuộc thi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận tổ chức. Ban tổ chức cũng vừa công bố 75 ca khúc hát về Bình Thuận ở vòng thi tiếp theo - chung kết 1, mỗi thí sinh sẽ hát một ca khúc tự...

Những “nốt” lặng của phong trào

Chất lượng hơn lần đầu Lần thứ 2, “Tiếng hát đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bình Thuận” được tổ chức với 113 thí sinh thuộc 86 công đoàn cơ sở trực thuộc liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn cấp ngành vào giờ chót, để minh chứng cho sự nỗ lực cống hiến, hưởng ứng phong trào. Với những ca khúc về quê hương, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu; các ca...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất