Powered by Techcity

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959

Bình Thuận là một trong những “vựa cá” lớn của nước ta. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ngành Thủy sản Bình Thuận đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

Hình thành đội tàu hùng hậu

Giai đoạn 1986 – 1992, cùng với chủ trương đổi mới kinh tế, ngành thủy sản của tỉnh được quan tâm đẩy mạnh. Sản lượng thủy sản khai thác ngày càng tăng với nhiều loài hải đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Điệp, sò lông, bàn mai, dòm… tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho chế biến xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho tỉnh. Điểm nổi bật trong giai đoạn này, Thuận Hải được xem là tỉnh đầu tiên thành lập Lực lượng Kiểm ngư, là lực lượng chuyên trách trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Thủy sản xây dựng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trình Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1989.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-o-phu-quy-anh-n.-lan-14-.jpg
Đội tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh Ảnh Ngọc Lân

Đến tháng 4/1992, tỉnh Thuận Hải chia tách thành tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận. Giai đoạn 1992 – 2008, một số nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước được ban hành liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã tác động rất lớn đến phát triển ngành thủy sản của tỉnh, đem lại nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2020, bà con ngư dân Bình Thuận đã mạnh dạn đầu tư tàu to, máy lớn vươn khơi đánh bắt dài ngày để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, với đội tàu trên 8.000 chiếc, Bình Thuận nằm trong top các địa phương đứng đầu cả nước về năng lực đánh bắt, sản lượng khai thác. Hầu hết những tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, đều được đầu tư khá đồng bộ, ứng dụng vật liệu mới (trong đó có 18 tàu cá vỏ thép, 8 tàu cá vỏ composite), trang thiết bị, công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm hiện đại, có khả năng hoạt động ổn định dài ngày trên biển. Đặc biệt, Bình Thuận là một trong những tỉnh phát triển mạnh và tiên phong trong cả nước về mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá với hàng trăm tàu cá công suất lớn tham gia, đặc biệt hơn đều tập trung ở huyện đảo Phú Quý.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-o-phu-quy-anh-n.-lan-15-.jpg
Ngư dân Bình Thuận đã mạnh dạn đầu tư tàu to máy lớn vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển

Nếu toàn tỉnh có 145 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua trên biển, thì Phú Quý có đến 137 chiếc. Ngư dân Ngô Văn Khanh (xã Tam Thanh, Phú Quý) là một trong những người gắn bó với nghề biển lâu năm ở đảo và có hơn 20 năm làm dịch vụ hậu cần. Ông Khanh cho biết: “Bên cạnh thu mua hải sản, những tàu dịch vụ hậu cần sẽ cung ứng nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm cho những tàu cá đang đánh bắt trên biển, giúp họ tiết kiệm thời gian vào bờ bán sản phẩm. Không chỉ vậy, đội tàu hậu cần ở đảo thường xuyên lai dắt, hỗ trợ những tàu cá bị hỏng máy, tàu gặp nạn trên biển khi vô tình gặp phải. Vì thế, đội tàu đánh bắt xa bờ nơi đây không chỉ đánh bắt, khai thác, thu mua mà rất gắn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động trên biển và tham gia hỗ trợ tích cực trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

mua-ca-nam-anh-n.-lan-12-.jpg
Sản lượng khai thác thủy sản năm 2023 đạt trên 235 ngàn tấn

Nâng cao giá trị ngành thủy sản

Không chỉ tập trung phát triển năng lực đánh bắt, khai thác hải sản từ biển, Bình Thuận còn chú trọng khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, các ao, hồ để mở rộng diện tích nuôi thủy sản và đưa thêm nhiều đối tượng nuôi mới vào thực tế sản xuất. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.600 ha diện tích nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi nước ngọt, nước lợ. Trong đó, nhiều cơ sở nuôi tôm chân trắng có sự chuyển biến tích cực về công nghệ nuôi, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và nước thải riêng biệt, áp dụng quy trình vi sinh trong ao nuôi, máy cho ăn tự động… cho năng suất cao. Đặc biệt, sản xuất tôm giống vẫn giữ vững uy tín, thương hiệu có chất lượng cao trên thị trường. Trong đó, có nhiều cơ sở có quy mô sản xuất lớn, đặc biệt có 2 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 3 doanh nghiệp có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất tôm giống.

71187728_1705582402911351_5421624332562464768_n.jpg
Tôm giống Bình Thuận vẫn giữ vững uy tín thương hiệu có chất lượng cao trên thị trường

Một mối quan hệ “kéo theo” khác trong ngành thủy sản là khi sản lượng sản xuất đạt khá, thì công nghiệp chế biến cũng phát triển tương ứng, mang lại giá trị gia tăng khá lớn. Chế biến thủy sản ở Bình Thuận được xem là ngành chủ lực trong công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản lớn từ rất sớm (điển hình là Công ty TNHH Hải Nam), có sự đầu tư lớn về công nghệ, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường và sản phẩm (cả hàng đông và hàng khô). Nghề chế biến nước mắm truyền thống với thương hiệu Nước mắm Phan Thiết được duy trì và phát triển.

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-11-.jpg
Chế biến thủy sản ở Bình Thuận được xem là ngành chủ lực trong công nghiệp chế biến thực phẩm Ảnh Ngọc Lân
che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-2-.jpg
Nhiều doanh nghiệp có sự đầu tư lớn về công nghệ chiến lược kinh doanh phát triển thị trường và sản phẩm

Ngành thủy sản của tỉnh đang hướng đến xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành trung tâm lớn của vùng và cả nước về sản xuất giống tôm và hải sản; khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá. Để thực hiện điều đó, ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ: “Tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản vùng khơi, hiện đại hóa đội tàu xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, khuyến khích chuyển đổi các nghề xâm hại nguồn lợi, đặc biệt cấm phát triển nghề lưới kéo dưới mọi hình thức góp phần chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, sẽ phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, trong đó, phát huy lợi thế tôm giống Bình Thuận và giữ vững thương hiệu. Trong tương lai, sẽ phát triển Phú Quý trở thành trung tâm dịch vụ, hậu cần nghề cá xa bờ”. Đặc biệt, ông Chiến kiến nghị: “Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm bố trí vốn đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền phục vụ công tác phòng, chống khai thác IUU, truy xuất nguồn gốc thủy sản góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC. …”.

cang-ca-la-gi-anh-ngoc-lan-.jpg
Cần quan tâm bố trí vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng cảng cá khu neo đậu tránh trú bão

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ bao đời nay cũng như định hướng phát triển đúng đắn, tin rằng ngành thủy sản Bình Thuận sẽ tự tin, vượt khó, tiếp tục vươn xa trong tương lai và phát triển ngày càng bền vững.

Sản lượng khai thác thủy sản năm 2023 đạt trên 235.000 tấn, tăng hơn 32.000 tấn so với năm 2010. Giá trị gia tăng ngành thủy sản đạt 8.457,3 tỷ đồng, đóng góp 30% giá trị tăng thêm (VA) của khu vực nông lâm thủy sản và đóng góp trên 7,5% GRDP của toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 211.447 ngàn USD, tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong các ngành kinh tế biển và có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Bình Thuận.


MINH VÂN, ẢNH: N. LÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Hơn 6 năm từ ngày Ủy ban châu Âu (EC) chính thức rút “thẻ vàng” đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản vì vi phạm các nguyên tắc IUU, là chương trình chống “Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định”, ngành nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác chống khai thác IUU là câu chuyện dài, không phải chỉ để đối...

Những nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU đến 30/9

BTO-Sau cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã có kết luận chỉ đạo một số nội dung trọng tâm. Nhìn chung, các ngành...

Pháp lý rõ ràng, gỡ “thẻ vàng” IUU không còn xa

BTO-Hơn 6 năm qua, Việt Nam nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của EC trong khai thác IUU, trong đó đáng chú ý là xây dựng khung pháp lý để đưa nghề biển hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, đợt thanh tra lần thứ 5 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam giành lại “thẻ xanh” IUU. ...

Lời cảnh tỉnh từ “Thẻ vàng” EC

BTO-Không gỡ “thẻ vàng” IUU nếu Việt Nam vẫn còn hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, đặc biệt là tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Đó là lời tuyên bố chắc nịch từ Ủy ban Châu âu, do đó trước khi Đoàn EC sang kiểm tra lần 5 vào tháng 10 tới, Bình Thuận cùng 27 tỉnh, thành ven biển còn lại đã rốt ráo thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân hiểu...

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Bình Thuận – hướng ra biển

1. Lúc này, khi giao thông đối ngoại của tỉnh đã và đang dần hình thành thì cũng là lúc cán bộ, người dân Bình Thuận chợt nhận ra một sự tương đồng đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bao nhiêu...

Một nông dân Bình Thuận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa có quyết định trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024 cho 63 nông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Bình Thuận, nông dân Nguyễn Minh Tâm (SN 1981) ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết vinh dự được nhận danh hiệu này. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Tập huấn các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường EU

BTO-Gần 60 đại biểu là đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cùng các hợp tác xã, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh vừa tham dự lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường châu Âu”. ...

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, hàng đầu…

BTO-Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan… ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất