Powered by Techcity

Khởi sắc công nghiệp tỉnh nhà

.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 09-NQ/TU); các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, địa phương đã thường xuyên phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 09-NQ/TU đến cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; qua đó, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

dsc_2711.jpg
Điện gió Hòa Thắng huyện Bắc Bình Ảnh Đình Hòa

Có thể khẳng định qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, công nghiệp Bình Thuận đã thực sự khởi sắc rõ nét. Các khu công nghiệp tỉnh đã thu hút 11 dự án đầu tư thứ cấp (10 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 1.614 tỷ đồng và 1 dự án FDI với vốn đầu tư 3,6 triệu USD), lũy kế đến nay, đã thu hút 88 dự án đầu tư thứ cấp (62 dự án đầu tư trong nước và 26 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 16.910 tỷ đồng và 230,46 triệu USD). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch đúng định hướng. Đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thác và phát huy lợi thế về công nghiệp năng lượng tái tạo của tỉnh, nhất là điện gió, điện mặt trời. Các nhà máy sản xuất điện hoạt động góp phần bảo đảm cung cấp điện cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, an ninh năng lượng quốc gia và tạo nguồn thu ngân sách ổn định cho tỉnh. Nhiều công trình giao thông quan trọng đã được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển công nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng và có 27 cụm công nghiệp đã và đang được đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư thứ cấp, giải quyết việc làm ổn định cho lao động. Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GRDP của tỉnh tăng hàng năm và đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải nhìn nhận thực tế là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp còn thấp so với mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU đề ra, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản nhỏ lẻ, chưa phát triển; thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm, quy mô sản xuất lớn, các dự án đầu tư công nghệ cao gắn với yêu cầu chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn yếu. Tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn chậm; tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp còn thấp. Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Cải cách hành chính chuyển biến còn chậm, nhất là việc phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho nhà đầu tư còn hạn chế. Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19, suy giảm kinh tế thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp. Chưa tính 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: Kho cảng LNG Sơn Mỹ, vốn đăng ký 31.434 tỷ đồng; dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I, vốn đăng ký 47.464 tỷ đồng; dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II, vốn đăng ký 49.509 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành công nghiệp giai đoạn 2022 – 2023 đạt 5,75%/năm (Nghị quyết số 09-NQ/TU đề ra giai đoạn 2021 – 2025 tăng 11,5 – 2,5%/năm). Một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sự phối hợp giữa một số sở, ngành, địa phương trong việc tham mưu thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết còn chậm. Các bất cập trong cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp chậm được tháo gỡ; những vướng mắc trong việc xác định giá đất cụ thể, công tác bồi thường, tái định cư chưa được giải quyết kịp thời.

cong-nghiep.jpg
Quần áo may sẵn một trong những sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ Ảnh Đình Hòa

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế rút ra sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, Tỉnh ủy đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, đó là tập trung lãnh đạo phát triển công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050. Tăng cường huy động nguồn lực của Nhà nước và doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối liên thông, gắn với hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện tốt phương châm “lấy đầu tư công thúc đẩy, dẫn dắt đầu tư tư”. Sớm triển khai hình thành Khu công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Hàm Tân – La Gi và Khu công nghiệp Tân Đức. Phấn đấu đến năm 2030 hình thành được 1 khu công nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Cải thiện môi trường đầu tư, mời gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, khoa học – công nghệ hiện đại để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp, tăng năng suất lao động. Phát triển nhanh thương mại điện tử. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư phát triển công nghiệp, tập trung nâng cao các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm; thực hiện đầy đủ, đúng quy định về đánh giá tác động môi trường; ưu tiên lựa chọn các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Kiên quyết thu hồi các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không triển khai, chậm triển khai hoặc triển khai không đúng mục đích, mục tiêu của dự án, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Tiếp tục duy trì các kênh đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Chủ động nắm chắc tình hình, tập trung phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội tại các khu, cụm công nghiệp và các địa bàn có đông công nhân sinh sống; kịp thời ngăn chặn, giữ gìn an ninh, trật tự và xử lý tốt các tình huống phát sinh, không để bị động, bất ngờ…

Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất