Powered by Techcity

Khơi dậy ý chí thoát nghèo qua chính sách đầu tư ứng trước

Thời gian qua, chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư đã khơi dậy đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, (ĐBDTTS) ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện dân sinh kinh tế -xã hội vùng ĐBDTTS.

Vươn lên từ trao “cần câu”

Xã Hàm Cần (Hàm Thuận Nam) là một trong các xã miền núi, vùng cao của tỉnh thực hiện chính sách đầu tư ứng trước cây bắp lai. Bắp lai vẫn là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại thu nhập ổn định cho ĐBDTTS nơi đây. Đăng ký đầu tư ứng trước, đồng bào Rai được cung ứng giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật trồng chăm sóc, tham gia các lớp hội thảo trình diễn giống mới kháng bệnh, cho năng suất cao. Đến mùa thu hoạch bắp lai được bao tiêu giá thu mua với giá ổn định. Năm 2023, xã Hàm Cần đồng bào nhận đầu tư ứng trước sản xuất ha bắp lai với tổng số tiền đầu tư 5,6 tỷ đồng. Thời tiết tương đối thuận lợi, bắp phát triển tốt, dự kiến sản lượng thu mua khoảng 4.000 tấn, một số hộ dân sẽ thu hoạch sớm bắt đầu từ giữa tháng 9. Các hộ nhận đầu tư ứng trước đều rất phấn khởi khi được tỉnh tạo điều kiện đầu tư phân giống sản xuất bởi đây là nỗi lo lớn nhất mỗi vụ sản xuất. Đến mùa thu hoạch, bắp làm ra được cửa hàng, đại lý thu mua tại chỗ, giá ổn định, sau khi trừ chi phí đem về khoản thu nhập khá, đời sống đồng bào được cải thiện.

Bắp lai đầu tư ứng trước ở Hàm Thuận Nam.

Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay Trung tâm cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư – hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất lúa nước vụ đông xuân tại các xã Phan Điền và Phan Dũng. Cùng với đó, phối hợp với các xã tổ chức cho các hộ có nhu cầu đăng ký nhận đầu tư ứng trước lúa nước, bắp lai năm 2023. Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1.400 hộ đăng ký nhận đầu tư ứng trước sản xuất bắp lai, lúa nước với tổng diện tích là 2.469,7 ha; trong đó, bắp lai là 1.090 hộ/2.254,8 ha và lúa nước là 310 lượt hộ/214,9 ha. Trung tâm đã ký hợp đồng với 1.149 hộ/2.196,5 ha. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các công ty giống trong và ngoài tỉnh, ngành nông nghiệp các huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật trồng, thâm canh cây bắp lai, lúa nước tại 11 xã, thôn với trên 1.100 lượt hộ dân tham dự. Tổ chức mô hình trình diễn và Hội thảo đầu bờ giống bắp lai NK 6275 tại xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc).

Một góc xã miền núi Phan Sơn (Bắc Bình).

Có thể nói, chính sách đầu tư ứng trước là chính sách đặc thù và ưu việt nổi trội mà chỉ tỉnh Bình Thuận mới có. Nó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với ĐBDTTS so với 44 tỉnh, thành phố có Ban Dân tộc trên toàn quốc. Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, hiệu quả của chính sách đầu tư ứng trước đã góp phần giúp các hộ ĐBDTTS có đủ vật tư, hàng hóa để phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, ép giá trong vùng ĐBDTTS, đời sống ngày càng được nâng lên rõ rệt; từng bước góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên vùng ĐBDTTS của tỉnh. Qua thống kê giai đoạn (2016 – 2020), tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS thời điểm đầu năm 2016 là 4.250 hộ nghèo, chiếm 19,98% và 1.913 hộ cận nghèo, chiếm 8,99% thì đến cuối năm 2020 vùng ĐBDTTS còn 1.180 hộ nghèo, chiếm 4,73% và có 3.238 hộ cận nghèo, chiếm 12,98%.

ĐBDTTS Phan Sơn (Bắc Bình) canh tác giống lúa mới cho năng suất cao.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Chính sách đầu tư ứng trước không chỉ giúp các hộ đồng bào có đủ giống, vật tư phân bón, hàng hóa để sản xuất mà còn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trước đây. Thực hiện chính sách đầu tư ứng trước, hàng năm Trung tâm Dịch vụ và miền núi tỉnh đều phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh như Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam, Công ty giống cây trồng Nha Hố – Ninh Thuận, Công ty Nguyên Khang Bình Thuận, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón hiệu quả và cách thức diệt trừ sâu bệnh (nhất là sâu keo mùa thu) phá hoại trên cây bắp lai, lúa nước trên 1.500 lượt hộ tham dự. Cùng với đó, tổ chức từ 1 đến 2 hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn giống bắp lai mới với mục đích từng bước giúp bà con đưa giống mới vào sản xuất tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong những vụ tiếp theo.

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả từng bước chuyển đổi ở vùng ĐBDTTS trong tỉnh, như mô hình thâm canh trên diện tích đất lúa năng suất thấp sang thực hiện canh tác 1 vụ bắp, 1 vụ lúa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Các hoạt động khuyến nông, hướng dẫn đồng bào ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào trồng trọt thường xuyên tổ chức hỗ trợ bà con. Nhờ đó, năng suất, chất lượng và hiệu quả tăng khá, như năng suất lúa nước bình quân đạt 55 tạ/ha, bắp lai 60 – 70 tạ/ha (cá biệt có nơi đạt 80 – 90 tạ/ha)… Sản xuất nông nghiệp vùng ĐBDTTS tỉnh từng bước phát triển, phù hợp với quy hoạch từng địa phương, thu nhập và đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên.

Chính sách đầu tư ứng trước cùng với nhiều chính sách thiết thực khác đã và đang là động lực tạo nên diện mạo mới vùng ĐBDTTS tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào được nâng lên, đồng bào càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo tiền đề cho việc xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chính sách đầu tư ứng trước vật tư và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho hộ ĐBDTTS ở miền núi, vùng cao trong tỉnh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1353 ngày 5/4/2004. Qua quá trình sửa đổi, bổ sung nay là thực hiện theo Quyết định 05 của UBND tỉnh ngày 1/2/2016 tập trung đầu tư ứng trước cho 2 loại cây trồng là lúa nước và bắp lai. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc tỉnh đã giao cho Trung tâm Dịch vụ miền núi thực hiện chính sách này tại 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép thuộc các xã miền núi của tỉnh đem lại hiệu quả cao.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo...

Tổng kết công tác thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Sáng 16/4/2024, Ban Chỉ đạo 515Quân khu 7 đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện Quyết định 75/2013/QĐ-TTg và Quyết địnhsố 35/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảođảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệtsĩ. ...

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10

 Vị trí và hướng đi của bão số 10 vào chiều ngày 23/12. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Cùng chuyên mục

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

BTO-Sáng 18/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Ông Nguyễn Hồng Hải...

Cảnh báo hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn từ sở đồng chức năng của tỉnh Lạng Sơn về việc hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại. Theo đó thông tin từ cuối tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất