Powered by Techcity

Khảo sát mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Hàm Thuận Nam

BTO-Sáng 11/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Hồng Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã ven biển huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản; lãnh đạo huyện Hàm Thuận Nam và 3 Hội Cộng đồng ngư dân ở 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành.

Theo UBND huyện Hàm Thuận Nam, năm 2008, mô hình đồng quản lý xuất phát từ chính ý tưởng, đề xuất của những ngư dân tâm huyết tại xã Thuận Quý xin giao vùng biển để bảo vệ, khoanh dưỡng, tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi Sò lông. Tuy nhiên, do thiếu khung pháp lý và nguồn tài chính nên chưa thể triển khai.
Năm 2015, Hội Nghề cá tỉnh đã xây dựng dự án và được UBND tỉnh phê duyệt “Mô hình thí điểm đồng quản lý Sò lông góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam”.

Sau đó, được Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP/GEF SGP) tài trợ kinh phí thực hiện.

tha-so-long-non-xuong-bien-trong-vung-khoanh-nuoi-o-thuan-quy-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg
Hội cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý thả sò lông non xuống biển để phục hồi nguồn lợi ảnh N Lân

Mô hình này lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Bình Thuận, trong vùng biển mở ngay thời điểm khung pháp lý chưa rõ ràng nên các hoạt động của dự án chủ yếu tập trung vào tuyên truyền và vận động người dân; vận hành tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức cộng đồng các hoạt động tuần tra, theo dõi, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, tái tạo nguồn lợi Sò lông, phục hồi môi trường sống của các loài thuỷ sản…

z4683529616164_aca8c5bfa643dc528e214bebe8871c95.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đang trao đổi với Hội Cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý

Năm 2020, sau khi các hoạt động tài trợ dự án kết thúc, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 198/KH-UBND tiếp tục duy trì và phát triển mô hình đồng quản lý giai đoạn 2020 – 2025.

Kết quả lớn nhất của mô hình mang lại là đã xây dựng và vận hành 3 Hội cộng đồng ngư dân tham gia cùng Nhà nước trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ một vài hộ dân đăng ký ban đầu, đến nay đã kết nạp được 288 hộ, tự huy động đóng góp được 210,2 triệu đồng để xây dựng nguồn quỹ duy trì sinh hoạt và tổ chức các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản… Thực hiện theo Luật Thủy sản 2017, UBND huyện đã ban hành Quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các Hội cộng đồng ngư dân, với diện tích vùng biển là 43,4 km2.

z4683529657804_f401d2028800e195c2706b187fd46738.jpg
Ông Nguyễn Hồng Hải tìm hiểu hiệu quả mô hình thông qua các ngư dân hoạt động ven bờ ở xã Tân Thành

Tại các điểm khảo sát ở 3 xã, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp nghe các thành viên trong Hội cộng đồng ngư dân 3 xã phân tích những ưu điểm mà mô hình mang lại. Trong đó, nhờ hoạt động thả rạn nhân tạo thời gian qua, nhằm đánh dấu vùng biển thực hiện đồng quản lý, với số lượng 60 cụm chà ở 3 xã đã góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hoạt động của các nghề cấm nhất là lưới kéo, giã cào bay, lờ dây, tạo nơi sinh sống, sinh sản cho nguồn lợi thủy sản. Không chỉ vậy, Hội cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý đã thả được 112,4 tấn Sò lông con để phục hồi nguồn lợi. Hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản, cạnh tranh mâu thuẫn trong khai thác tại vùng biển áp dụng đồng quản lý đôi lúc vẫn còn, nhưng đã được hạn chế và giảm thiểu đáng kể…

m1.jpg
Ông Nguyễn Hồng Hải xem các cụm chà từ xa

Năm 2023, Tổng cục Thủy sản đã kết nối và được Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) tài trợ kinh phí tiếp tục thả 23 cụm điểm mới. Trong đó, xã Thuận Quý có 11 điểm, Tân Thành 6 điểm và Tân Thuận 6 điểm. Đặc biệt, tại xã Tân Thuận đã xây dựng và vận hành được mô hình “Đội giám sát cộng đồng IUU” với hơn 50 thành viên tham gia.

z4683529744024_c4cd0ccb30216edf88ece16b1f1e6efd.jpg
Trao đổi với Hội Cộng đồng ngư dân xã Tân Thuận

Tại buổi làm việc, đại diện 3 Hội cộng đồng ngư dân cũng như lãnh đạo 3 xã đã nêu những khó khăn trong quá trình thực hiện thí điểm mô hình như: Chưa có cơ chế tài chính, chính sách để hỗ trợ các tổ chức cộng đồng đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, nên chưa khuyến khích được ngư dân tham gia một cách sâu rộng. Không có nhà sinh hoạt riêng cho các Hội cộng đồng ngư dân, thiếu kinh phí trang trải cho các hoạt động của hội. Đặc biệt, các thành viên tham gia hội theo tinh thần tự nguyện là chính, không có bất cứ khoản hỗ trợ kinh phí nào…

z4683532983983_bac3cc95dbaacc12c3f38ef026a61dd0.jpg
Ông Nguyễn Hồng Hải tìm hiểu Mô hình đồng quản lý thông qua các thành viên Hội Cộng đồng ngư dân

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Hải đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của 3 Hội cộng đồng ngư dân ven biển đã duy trì hoạt động khá tốt thời gian qua. Dù các thành viên trong hội hoạt động không thù lao, nhưng có thể thấy, mô hình này đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nguồn lợi thủy sản trong vùng tăng lên, thu nhập của ngư dân cải thiện đáng kể. Đây sẽ là một trong những yếu tố cốt lõi để người dân nhìn nhận, ủng hộ chủ trương của Nhà nước. Không chỉ vậy, thông qua mô hình, những ngành nghề đánh bắt trái phép như giã cào, lưới kéo giảm đáng kể.

img_4886.jpg
Buổi làm việc với Hội Cộng đồng ngư dân 3 xã huyện Hàm Thuận Nam

Thời gian tới, đề nghị Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản trong công tác chỉ đạo cần tăng cường tuyên truyền đến từng ngư dân về mục đích, hiệu quả của mô hình, về tọa độ cũng như phương pháp thả chà…; nghiên cứu, tính toán để tọa độ thả chà phù hợp, khoa học hơn. Ngoài ra, đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác phối hợp, chủ động xử lý các trường hợp ngư dân khai thác bằng hình thức rập, lồng bát quái đang rộ lên (khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản) để răn đe.

moi.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải phát biểu tại buổi làm việc

Do đây là mô hình thí điểm, nên chưa thể bố trí đất đai, kinh phí để xây dựng nhà sinh hoạt riêng, do đó, 3 Hội cộng đồng ngư dân cố gắng sinh hoạt ghép tại các vạn để duy trì hoạt động. Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng sớm tổng kết, đánh giá mô hình để có cơ sở nhân rộng mô hình này đến các địa phương có biển khác.

Nguồn

Cùng chủ đề

Gỡ “thẻ vàng” phải dựa trên 3 trụ cột

“Chống khai thác IUU là con đường ngắn, sau đó còn rất nhiều việc phải làm vì nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau, gỡ “thẻ vàng” IUU chỉ là bước đầu, vì vậy để ngành thủy sản phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển”, là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tuyến...

Mong muốn thực hiện mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Từ mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở huyện Hàm Thuận Nam thành công ngoài mong đợi, cho thấy việc thực hiện đồng quản lý đã có tác động tích cực và có sức lan tỏa rộng rãi đến các địa phương có biển khác. Phú Quý đã được đề xuất là 1 trong 16 Khu bảo tồn biển của cả nước, thì việc mong muốn thực hiện mô hình đồng quản lý là...

Tại sao mô hình tái tạo điệp quạt ở Tuy Phong thất bại?

Từng được xem là vùng biển dồi dào nguồn lợi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, năm 2013, Tuy Phong là huyện đầu tiên được UBND tỉnh triển khai dự án “Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể”. Tuy nhiên chỉ sau vài năm thực hiện, mô hình đã...

Nhân rộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ

Là chủ đề hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức sáng ngày 26/3. Đây là một trong những hoạt động hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2024). Dự hội thảo...

Hội thảo “Xây dựng mô hình khuyến ngư trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản”

BTO-Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành thủy sản Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa phối hợp Trung tâm Phát triển nghề cá vịnh Bắc Bộ tổ chức hội thảo “Xây dựng mô hình khuyến ngư trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hàm Thuận Nam” tại UBND xã Tân Thuận. ...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO – Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Ngày 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Sở Giáo dục...

Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

‏Phòng khám Đa khoa Thiên Ân

‏Phòng khám Đa khoa‏‏ Thiên Ân - Tánh Linh tọa lạc tại vị trí 487 Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Lạc Tánh, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận. Đây là vị trí thuận lợi, trục đường lớn dễ dàng cho bệnh nhân tìm kiếm và di chuyển đến phòng khám. Nơi đây dần trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn và các huyện lân cận.‏‏Phòng khám Đa khoa Thiên...

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

BTO-Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi. ...

Khi kinh tế tập thể nỗ lực vươn lên trong thế khó

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan cùng nỗ lực trong công tác tham mưu, triển khai, thực hiện của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. ...

Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đang cho thấy có sự tăng tốc khi bước vào giai đoạn nước rút cuối năm nay. Theo đó tính riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024, ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 9,45% so với tháng trước và tăng 24,43% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn được các cơ quan chuyên môn đặt ra là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và phát triển loại hình sản phẩm du lịch, gắn với chương trình OCOP phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. ...

Khắc phục khó khăn để KTTT, HTX phát triển bền vững

Trong thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế được nhìn nhận và cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian đến. ...

Quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC

BTO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện gửi các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Thuận, về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu. ...

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất