Powered by Techcity

Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng phong trào nông dân


BTO-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và nông dân. Cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng, nếu so với những năm trước, đời sống nông dân đã có nhiều chuyển biển tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 46 -NQ/TW, hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam vẫn còn hạn chế, bất cập, cần khắc phục.

Còn nhiều khó khăn, thách thức với nông dân

Những ngày cuối tháng 8/2024, cùng với một số địa phương khác trên cả nước, Bình Thuận xảy ra mưa lớn, gây ngập úng, lũ lụt, trong đó ảnh hưởng nặng nề ở xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam. Một ngày sau khi cơn lũ ập về, ông Lê Văn Danh – nông dân trồng thanh long ở thôn Phú Sơn, xã Hàm Mỹ tay cầm liềm, lội giữa dòng nước chảy đang ngập nửa trụ thanh long ngậm ngùi chặt bỏ lứa búp thanh long đang trắng cành.

1642ebd7f6da518408cb.jpg
Nông dân Lê Văn Danh và vườn thanh long sau lũ.

Dù tiếc nuối lứa thanh long vừa rút chong đèn chưa lâu, hứa hẹn một đợt thu hoạch bội thu, nhưng ông Danh đành bỏ đi để dưỡng, phục hồi cây, trong khi lứa búp khi đã ngâm qua nước lũ cũng sẽ bị hư hại hoàn toàn. Lặng nhìn tài sản, công sức của gia đình trôi theo dòng lũ, người nông dân này mới “thấm” thêm sự khổ nhọc của nông dân khi trồng trọt luôn phải “Trông trời trông đất trông mây – Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm”…

Đó chỉ là một ví dụ ở khía cạnh nhỏ về những khó khăn của nông dân hiện nay. Cũng ở Hàm Thuận Nam những tháng đầu năm 2024 lại xảy ra hạn hán, thiếu nước. Nhiều hộ dân, nhiều diện tích cây trồng bị chết khô do hạn. Trong chuyến kiểm tra thực tế tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã đề nghị UBND huyện cần xác định cụ thể vùng bảo đảm tưới, vùng có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước để điều chỉnh kế hoạch sản xuất và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với khả năng về nguồn nước, bảo đảm sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, hướng dẫn nông dân áp dụng các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho cây trồng…

img_7465.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng thăm vườn và trò chuyện với nông dân Hàm Thuận Nam.

 Ông Nguyễn Phú Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, đến nay tình hình sản xuất, đời sống của đại bộ phận hội viên, nông dân tương đối ổn định và phát triển. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thường xuyên ban hành văn bản tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hội viên, nông dân đều lo lắng về sản xuất, đời sống nông dân còn khó khăn như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá tăng cao. Giá cả mặt hàng nông sản đầu ra chưa ổn định như thanh long. Nhất là những tháng đầu năm 2024, tình hình khô hạn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất gây khó khăn đến đời sống sản xuất hội viên, nông dân ở một số nơi trong tỉnh. Những áp lực đối với nông dân còn phải kể đến xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng ưu thế cạnh tranh ở thị trường trong nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, hiện đa số nông dân vẫn thiếu thông tin khoa học trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Tình trạng nông dân thiếu việc làm, thời gian nông nhàn còn nhiều..
Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng giai cấp xã hội ngày càng rõ rệt trong khu vực nông thôn, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị…

z5334222995537_a7976a09ef83e1fd765aaa02985dd7a6.jpg
Diện tích thanh long bị chết khô, được nông dân Hàm Thuận Nam thay thế bằng cây chuối.
z5334221603981_dffcef891c6671bae71dc142804b5413.jpg
Hạn hán xảy ra tại Hàm Thuận Nam những tháng đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Những hạn chế, khó khăn về hoạt động các cấp hội nông dân trong tỉnh cũng được được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đề cập. Đó là chưa đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động. Cùng với việc chưa khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân. Việc thực hiện vai trò đại diện, nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của nông dân chưa kịp thời; hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng yêu cầu. Phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều, có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao. Một bộ phận nông dân nhận thức, trình độ, năng lực còn hạn chế, đời sống khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo trong nông dân còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên được nhìn nhận, chủ yếu là do nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đầy đủ, đúng mức. Nguồn lực dành cho hoạt động hội và hỗ trợ cho nông dân còn hạn chế. Một số tổ chức hội chưa chủ động, kịp thời trong tham mưu, chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Song song, sự phối hợp giữa hội với các cơ quan, tổ chức còn hình thức, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Một bộ phận cán bộ hội năng lực hạn chế, chậm đổi mới tư duy, thiếu tâm huyết, chưa sâu sát cơ sở, chưa đủ uy tín dẫn dắt phong trào nông dân, chưa đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Nông dân phát huy vai trò là chủ thể

Nghị quyết số 46 -NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu là đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh. Đồng thời làm tốt vai trò đại diện; động viên, cổ vũ nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, tích cực tham gia phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

0c390186cef869a630e9.jpg
Nông dân được các cấp quan tâm, sâu sát.

Tại Bình Thuận, Hội Nông dân tỉnh cho biết, những năm qua mặc dù tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn gặp không ít khó khăn nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ của các cấp chính quyền, cùng tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo các cấp hội đã tập trung xây dựng tổ chức hội vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Qua đó, thu hút được gần 17.000 hội viên, nâng số hội viên đến nay khoảng 150.000 người.

57bc585dd24b76152f5a.jpg
Ông Nguyễn Phú Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tại một lớp tập huấn có sự tham gia của nhiều nông dân.

Bên cạnh đó, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dịch vụ, dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh. Nổi bật như phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Chỉ tính trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã có 5 nông dân tiêu biểu xuất sắc toàn quốc; 12 sản phẩm nông nghiệp được công nhận sản phẩm tiêu biểu toàn quốc và 358 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, 3.703 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 62.800 lao động; giúp đỡ vốn, giống cây trồng, con nuôi và kinh nghiệm sản xuất cho 15.730 lượt hộ nông dân nghèo…

z4929525622474_97d610cb43af921f04a5cf5a9589ad70.jpg
Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới tại Bình Thuận.

Ngoài ra, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nông dân toàn tỉnh đã đóng góp trên 100 tỷ đồng, 124.000 ngày công, hiến trên 9.000 m2 đất để cùng địa phương xây dựng các công trình dân sinh, kết cấu hạ tầng… Nhờ đó, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần người nông dân được nâng cao.

Đơn cử ở Hội Nông dân xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam được xem là một trong những điển hình của huyện trong hoạt động hội. Theo đó, việc sinh hoạt chi, tổ hội được duy trì thường xuyên gắn với công tác phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, luôn hướng về địa bàn dân cư. Trong tháng 7/2024, Hội Nông dân xã đã thành lập Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi” với 16 thành viên. Qua đó, nhằm tạo diễn đàn cho nông dân giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật, giống vật nuôi cây trồng… Đồng thời tuyên truyền vận động thành viên tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Trước đó, năm 2023, xã thực hiện mô hình “Ánh sáng an ninh” tại thôn Phú Mỹ, lắp 7 camera để đảm bảo an tinh trật tự ở khu dân cư.

z5116962242261_43de95cbd021714bc381e23fbca1cd58.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng (thứ 2 từ phải qua), lãnh đạo các sở ngành liên quan và hoạt động quảng bá thanh long Bình Thuận tại Hà Nội.

Những kết quả này cũng là một trong những nội dung liên quan đến quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Thuận về tăng cường trách nhiệm của hội nông dân trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và phát huy quyền làm chủ của nông dân. Cùng với đó, động viên, hỗ trợ nông dân thực hiện tốt vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế nông thôn. Mục tiêu đưa nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế tỉnh nhà.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/cau-noi-vung-chac-giua-nong-dan-voi-dang-nha-nuoc-bai-2-khac-phuc-kho-khan-nang-cao-chat-luong-phong-trao-nong-dan-123624.html

Cùng chủ đề

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thảo luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham gia ý kiến dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đại...

Thanh long Bình Thuận có mặt tại hội chợ triển lãm rau quả tại Đức

BTO-Từ ngày 5 - 7/2, tại CHLB Đức đã diễn ra hội chợ triển lãm rau quả Fruit Logistica Berlin. Đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam tham dự Fruit Logistica 2025, trong đó có Hiệp hội thanh long Bình...

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển tương xứng với tiềm năng

Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Tại Bình Thuận, thời gian qua tỉnh đã chú trọng triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, ràng buộc dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi và tiềm năng. ...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Khẩn trương triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm chống IUU

UBND tỉnh vừa nhận được Công văn số 992/BNN-TS ngày 12/2/2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển khẩn trương...

Thu hút mọi nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Khẳng định vai trò quan trọng của khoa học công nghệ Trong các mô hình phát triển trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho chính con người. Nhưng tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại hiện đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất