Powered by Techcity

Hút khách du lịch khi có sân bay Phan Thiết

Đối với việc phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung nhìn từ góc độ vận chuyển hành khách quốc tế qua đường hàng không, theo số liệu thống kê tính đến tháng 9 năm 2023, tổng lượng hành khách vận chuyển trên các đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam đạt xấp xỉ 23,4 triệu khách, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Số liệu trên cho thấy, thị trường vận chuyển hành khách quốc tế đang dần hồi phục với hơn 61 hãng hàng không thường lệ nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác cùng với trên 147 đường bay quốc tế kết nối 28 quốc gia, vùng lãnh thổ đến 6 điểm của Việt Nam. Theo Lịch bay mùa đông năm 2023 (từ 29/10/2023 đến 30/3/2024), các hãng hàng không trong nước và quốc tế đều đã xây dựng kế hoạch khai thác gắn với các thị trường khách du lịch.

du-khach.jpg

Ngoài các điểm đến là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các điểm đến là các địa chỉ du lịch nổi tiếng như: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các thị trường khách du lịch trọng điểm quốc tế với các hãng hàng không khai thác. Xác định thị trường du lịch trọng điểm, Việt Nam đã ký 67 Hiệp định hàng không song phương và 9 thỏa thuận hàng không đa phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các Hiệp định đã tạo các cơ sở pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hàng không Việt Nam và nước ngoài khai thác các đường bay quốc tế đi và đến Việt Nam. Hiện nay, khi các thị trường du lịch trọng điểm đã được mở lại để đón khách du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, đặc biệt là các thị trường du lịch mới nổi như Ấn Độ, Úc, các hãng hàng không Việt Nam đã từng bước tăng tần suất khai thác đến các thị trường nêu trên, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Sân bay Phan Thiết được kỳ vọng đón trên 2 triệu khách mỗi năm theo công suất thiết kế. Bên cạnh đó, sân bay Phan Thiết được tiến hành đồng bộ với hàng loạt cơ sở hạ tầng giao thông khác kết nối liên vùng đó là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết – Nha Trang. 

Khác với các địa danh du lịch nổi tiếng như: Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng… du lịch Bình Thuận vẫn còn nhiều vẻ đẹp chưa được khám phá. Triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng giao thông, logistics là cơ hội để du lịch của tỉnh cất cánh. Từ thực tế trên cho thấy, khi thời gian di chuyển đến Bình Thuận được rút ngắn, khách du lịch đến với Bình Thuận sẽ tăng cao hơn. Minh chứng cho điều này đó là khi có tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Phan Thiết đưa vào sử dụng lượng khách đến Bình Thuận năm 2023 tăng gần gấp đôi năm 2022. Đặc biệt, lượng khách du lịch đến tỉnh tập trung rất đông vào các ngày nghỉ lễ. Các khách sạn 1 đến 2 sao và tương đương đạt công suất phòng khoảng 80-90%; các resort 3 đến 5 sao và tương đương công suất phòng đạt xấp xỉ 95 đến 100%.

dk-3.jpg

Với việc đường cao tốc đưa vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Thuận, dự báo thời gian tới du lịch Bình Thuận sẽ đón lượng khách du lịch tăng cao hơn nữa. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công của sân bay Phan Thiết, du lịch Bình Thuận sẽ bước vào giai đoạn mới khi đón nhận thêm nhiều du khách quốc tế từ đường hàng không, thay vì tuyến đường bộ phổ biến hiện nay. Theo khảo sát về du lịch Phan Thiết với nhóm du khách nước ngoài, có 35,5% đánh giá phương tiện di chuyển là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến, xếp sau trong mức độ hấp dẫn, điểm đến an toàn và giá trị đồng tiền. Về mặt hạ tầng, tỉnh Bình Thuận cũng đang tập trung vào chiến lược phát triển hạ tầng để nâng công suất đón du khách, bao gồm cả du khách quốc tế và nội địa. Bên cạnh sân bay Phan Thiết còn có sân bay quốc tế Long Thành và các tuyến đường liên kết nội khu Bình Thuận và liên vùng đã và đang đầu tư triển khai. Hình thái tứ giác du lịch giữa Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – thành phố Hồ Chí Minh đang dần hình thành rõ hơn.

Thực tế cho thấy đã có nhiều lãnh đạo, chuyên gia phân tích về lợi thế khác biệt, cơ hội của Bình Thuận khi tỉnh có đầy đủ loại hình giao thông, từ đường bộ, đường sắt, tuyến hàng hải và sắp tới sẽ là hàng không. Do đó, sân bay Phan Thiết đưa vào khai thác được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội – du lịch của Bình Thuận.

Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Mỹ

Chiều 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về việc Việt Nam tiếp nhận một số máy bay huấn luyện do Mỹ sản xuất. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: BNG). Theo bà Hằng, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, ngày 20/11, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ...

TP. Phan Thiết (Bình Thuận): Tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn, người dân đã từng bước thay đổi thói quen mua sắm, ưu tiên sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp trong nước. Để cuộc vận động đi vào chiều sâu Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Phan Thiết cho thấy,...

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2024): Lý Tự Trọng

BTO - Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024) không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc mà còn là cơ hội để mỗi đoàn viên, người lao động tự soi mình, học hỏi từ tinh thần cách mạng kiên định của anh. Tấm gương sáng về lòng yêu nước, dũng cảm đấu tranh của đồng...

Tuổi trẻ Bình Thuận xây dựng hơn 2.700 công trình thanh niên

Chiều 10 và ngày 11-10, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Bình Thuận tổ chức đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Nhiệm kỳ 2019-2024, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã phát động nhiều phong trào, mô hình hiệu quả, góp phần giáo dục, rèn luyện thanh niên, xây dựng các tổ chức hội vững mạnh. 5 năm qua, tuổi trẻ Bình Thuận xây dựng được hơn 2.700 công trình thanh niên (tổng...

Loạt “ông lớn” ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay

Orsted (Đan Mạch), Equinor (Na Uy) và gần đây là Enel (Italy) chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, theo ba nguồn tin của Reuters tiết lộ. Đây đều là những “ông trùm” về lĩnh vực điện gió trên thế giới. Thực tế, không ít doanh nghiệp năng lượng quốc tế từng có tham vọng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhưng sau nhiều năm kế hoạch vẫn phải “bỏ ngỏ” vì vướng hàng loạt cơ chế, chính sách liên quan. Bộ Công...

Cùng tác giả

Chàng kỹ thuật viên xét nghiệm chinh phục huy chương thể hình

Tìm đến thể hình để cải thiện sức khỏe Mỗi ngày, 4 giờ sáng, Hoàn tranh thủ đến phòng phòng gym, tập luyện hơn 1 tiếng đồng hồ để kịp vào làm việc vào lúc 6 giờ 30. Chiều về, chàng trai này lại quay trở lại phòng tập. Dù có vất vả, Hoàn vẫn làm tốt công việc chính và có thành tích trong thể hình. Hoàn cho biết bắt đầu tập thể hình từ năm 2014: “Thời gian đó...

Nghề gốm Bình Đức, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của người Chăm

Nằm nép mình sau thị trấn nhộn nhịp, làng Chăm Bình Đức ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tồn tại từ rất lâu đời. Nơi đây như một bảo tàng lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm mà độc đáo nhất là nghề làm gốm thủ công. ...

Tầm nhìn phát triển các khu du lịch trọng điểm

Du lịch Bình Thuận đã tăng tốc về đích các chỉ tiêu cơ bản của cả năm 2024: Đón 9,68 triệu lượt du khách, đạt 101,36% kế hoạch năm 2024, tăng gần 16% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế có 320.000 lượt (tăng 16,67%) và đạt tổng doanh thu 25.500 tỷ đồng (tăng 14,35%). ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

Cùng chuyên mục

Tầm nhìn phát triển các khu du lịch trọng điểm

Du lịch Bình Thuận đã tăng tốc về đích các chỉ tiêu cơ bản của cả năm 2024: Đón 9,68 triệu lượt du khách, đạt 101,36% kế hoạch năm 2024, tăng gần 16% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế có 320.000 lượt (tăng 16,67%) và đạt tổng doanh thu 25.500 tỷ đồng (tăng 14,35%). ...

Hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch

Hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhằm phục vụ du khách. ...

Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế

Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây. ...

Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm của chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Đưa ẩm thực của đồng bào Chăm vào phục vụ du khách

Ngoài di sản văn hóa Chăm bao hàm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng bào Chăm ở Bình Thuận còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch

Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. ...

Trải nghiệm du lịch canh nông ở Bình Thuận

Du lịch canh nông hay còn gọi là du lịch nông nghiệp đang thu hút lượng khách khá đông. Đây là mô hình đã có một số tỉnh, thành triển khai như Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai... Tại Bình Thuận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh... hiện nay được một số doanh nghiệp, hộ cá nhân thử nghiệm và có kết quả khả quan... ...

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Nguồn lực tài nguyên – tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Bình Thuận đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Nếu tiếp tục khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất