Powered by Techcity

Hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1/4/1959

Đến nay, Hàm Thuận Nam đã xây dựng và vận hành 3 hội cộng đồng ngư dân tham gia cùng Nhà nước trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ một vài hộ dân đăng ký ban đầu, đến nay đã kết nạp được 288 hộ/814 người, tự huy động đóng góp được 210,2 triệu đồng để xây dựng nguồn quỹ duy trì sinh hoạt và tổ chức các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

Đồng lòng

Hàm Thuận Nam với chiều dài đường bờ biển khoảng 23,5 km, chạy dọc 3 xã Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận. Thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện môi trường tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển một nguồn lợi thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao, tạo ra sinh kế, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Toàn huyện hiện có 128 chiếc tàu cá và 514 chiếc thúng hoạt động nghề cá nhỏ lẻ, thủ công ven bờ, với khoảng 1.000 ngư dân trực tiếp khai thác hải sản. Tuy nhiên do tình hình khai thác quá mức của ngư dân đã làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.

z5288389146023_9d401dd2f63bc9475df8f442abdbd153.jpg
<i>Vùng biển đồng quản lý tại xã Tân Thành Hàm Thuận Nam<i>

Từ năm 2015, dự án “Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam” chính thức được Hội Nghề cá tỉnh xây dựng và được Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP/GEF SGP) tài trợ kinh phí thực hiện.

z5288389221678_d1e0427334f0299e870217ac0bf2aebc.jpg
<i>Vùng ven biển Hàm Thuận Nam<i>

Đây là mô hình rất mới mẻ, lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Bình Thuận, trong vùng biển mở… Đến năm 2018 UNDP/GEF SGP tiếp tục tài trợ thực hiện nhân rộng cho 2 xã Tân Thành và Tân Thuận qua dự án “Thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam”. Kết quả, đã huy động và phát huy được vai trò tham gia của người dân, chính quyền và các đoàn thể tại cơ sở tham gia sâu rộng vào công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Ông Lê Văn Dưỡng – Chủ tịch Hội cộng đồng ngư dân xã Tân Thành chia sẻ: Các thành viên hội đã phân công ca trực, theo dõi tình hình thực tế trên biển và báo cáo kịp thời những sự việc phát sinh trên vùng biển được giao quyền quản lý cho các lực lượng chức năng như Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng. Năm 2023, Hội được chương trình Dự án quỹ Thiện Tâm hỗ trợ 6 cụm chà tại các vị trí ranh giới vùng biển quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các loài về sinh sống và phát triển. Kết quả, các loài hải sản về tập trung nhiều hơn những năm trước. Hội cũng cam kết cho từng thành viên không vi phạm quy định của pháp luật. Đến nay bà con đã thay đổi suy nghĩ, nhận thức một cách rõ nét…

z5288237095103_13eea28a3d51aa694cdf2b479b0e8196.jpg
<i>Các chuyên gia ngành nông nghiệp và địa phương đi thực tế tại vùng biển đồng quản lý của Hàm Thuận Nam<i>

Hỗ trợ phát triển đồng quản lý

Còn theo ông Trần Văn Lanh – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Thuận Nam, hiện nay UBND huyện đã công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các Hội cộng đồng ngư dân với diện tích vùng biển 43,4 km2.

Trong đó Hội cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý đã thả được 112,4 tấn sò lông con để phục hồi nguồn lợi. Các Hội cộng đồng đã thực hiện thả 64 cụm rạn nhân tạo để đánh dấu vùng biển thực hiện đồng quản lý, ngăn chặn hoạt động của các nghề cấm nhất là lưới kéo, tạo nơi sinh sống, sinh sản cho nguồn lợi thủy sản, làm cơ sở để triển khai xây dựng các mô hình sinh kế cho ngư dân. Dự án đã xây dựng và vận hành đươc 3 Quỹ vay vốn sinh kế với tổng vốn ban đầu đạt 440 triệu đồng và triển khai cho hơn 150 lượt vay để triển khai đầu tư các hoạt động nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ nhỏ lẻ.

z5288239160432_515d037033bc541d1cdddbcfddcb28e0.jpg
<i>Hội thảo tại xã Tân Thuận<i>

Tuy vậy cũng cần nhìn nhận những khó khăn và vướng mắc hiện nay là tổ chức cộng đồng chưa có cơ chế tài chính, chính sách để hỗ trợ các tổ chức cộng đồng để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định. Việc phân quyền chưa rõ ràng nên chưa khuyến khích được ngư dân tham gia sâu rộng, mạnh mẽ. Phương tiện tuần tra, khảo sát trên biển không có, chủ yếu lồng ghép theo các hoạt động sản xuất của thành viên nên không chủ động, rất khó xử lý khi có vi phạm xảy ra…

Do đó, nhằm tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển các Hội cộng đồng ngư dân, phát huy tốt hơn nữa vai trò tham gia của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, địa phương mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm ban hành chính sách hỗ trợ phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Triển khai mở rộng hoạt động thả rạn nhân tạo nhằm mục đích đánh dấu, ngăn chặn lưới kéo, tạo nơi sinh sống cho nguồn lợi, từ đó phát triển các loại hình du lịch biển. Từ đó, không ngừng phát huy đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển địa phương.

Cũng tại hội thảo “Xây dựng mô hình, dự án khuyến ngư trên vùng biển trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển Hàm Thuận Nam” mới đây, ông Lại Duy Phương – Viện Nghiên cứu hải sản đã cho biết, dựa trên một số tiêu chí phù hợp về quy mô, điều kiện tự nhiên… đã đề xuất một số mô hình khuyến ngư phù hợp trong vùng biển trao quyền đồng quản lý thuộc huyện Hàm Thuận Nam thời gian tới như mô hình nuôi quảng canh sò lông tại vùng biển xã Thuận Quý; mô hình nuôi quảng canh vẹm xanh tại vùng biển mũi Hòn Lan (xã Tân Thành); mô hình nuôi quảng canh hàu Thái Bình Dương.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Triển khai có hiệu quả phát triển cây thanh long bền vững, có giá trị gia tăng cao

BTO-Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi họp của Thường trực Tỉnh ủy nghe Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977 -KL/TU, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030,...

Cùng tác giả

Đề xuất sửa đổi một số nội dung về thực hiện dự án đầu tư, công trình tại khu vực dự trữ khoáng sản...

BTO-Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều nay 5/11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) , Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy - ĐBQH tỉnh Bình Thuận trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung...

Bác sĩ Đồng Tuyết – 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe phụ khoa cho phụ nữ Việt

Bác sĩ Đồng Tuyết - bề dày kinh nghiệm của một “lão làng”Nhắc đến Bác sĩ Đổng Tuyết là người ra nghĩ ngay tới vị bác sĩ tính cách nhẹ nhàng cùng với kỹ năng, kiến thức chuyên môn uyên thâm. Profile “khủng” cùng bề dày kinh nghiệm tích lũy dần theo thời gian, bác sĩ Đồng Tuyết được đánh giá là chuyên gia “lão làng” trong lĩnh vực sản phụ khoa. Cụ thể:- Tốt nghiệp bác sĩ...

Bắc Bộ trời lạnh và mưa vài nơi, Trung Bộ mưa to

  Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Phía Đông Bắc Bộ và Bắc...

Thu hút doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Thuận

Chương trình hợp tác phát triển các khu công nghiệp (KCN) giữa Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với Ban Quản lý các KCN Bình Thuận đang hướng đến hỗ trợ khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương… Hỗ trợ để...

2 mặt trong “chuyển nợ” tín dụng

Nợ tín dụng của khách hàng từ ngân hàng V. được ngân hàng A. mua lại theo yêu cầu của khách hàng trong giới doanh nghiệp hay gọi là “chuyển nợ”. Việc “chuyển nợ” cần có sự thống nhất của 3 bên đó là yêu cầu của khách hàng, ngân hàng nhận...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ Đồng Tuyết – 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe phụ khoa cho phụ nữ Việt

Bác sĩ Đồng Tuyết - bề dày kinh nghiệm của một “lão làng”Nhắc đến Bác sĩ Đổng Tuyết là người ra nghĩ ngay tới vị bác sĩ tính cách nhẹ nhàng cùng với kỹ năng, kiến thức chuyên môn uyên thâm. Profile “khủng” cùng bề dày kinh nghiệm tích lũy dần theo thời gian, bác sĩ Đồng Tuyết được đánh giá là chuyên gia “lão làng” trong lĩnh vực sản phụ khoa. Cụ thể:- Tốt nghiệp bác sĩ...

Thu hút doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Thuận

Chương trình hợp tác phát triển các khu công nghiệp (KCN) giữa Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với Ban Quản lý các KCN Bình Thuận đang hướng đến hỗ trợ khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương… Hỗ trợ để...

2 mặt trong “chuyển nợ” tín dụng

Nợ tín dụng của khách hàng từ ngân hàng V. được ngân hàng A. mua lại theo yêu cầu của khách hàng trong giới doanh nghiệp hay gọi là “chuyển nợ”. Việc “chuyển nợ” cần có sự thống nhất của 3 bên đó là yêu cầu của khách hàng, ngân hàng nhận...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất