Powered by Techcity

Họp báo thông tin về dự án hồ Ka Pét

Làm lãnh đạo mà không lo được cho dân thì có lỗi với dân. Song việc đề xuất xây dựng hồ Ka Pét để lo nước cho dân, tỉnh không làm bất chấp, không khoa học… Đó là phát biểu của đồng chí Dương Văn An – Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận tại buổi họp báo thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam do UBND tỉnh tổ chức, diễn ra vào chiều 7/9.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An cũng đi thẳng vào vấn đề, đó là “ hiện nay dư luận đang quan tâm rất nhiều chiều đến dự án hồ chứa nước Ka Pét nên chúng tôi khẳng định Bình Thuận không phải làm bất chấp, làm không có khoa học, tỉnh Bình Thuận sẵn sàng tiếp thu ý kiến của báo chí và các nhà khoa học. Mất rừng ai cũng tiếc nhưng không thể để cuộc sống người dân khốn khó vì thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét đem lại yếu tố tích cực nổi trội hơn là tiêu cực. Tại cuộc họp này, tôi yêu cầu các cơ quan chức năng trả lời tất các cả các câu hỏi của cơ quan báo chí trên tinh thần không né tránh. Câu nào không trả lời được thì xin hẹn với phóng viên trả bằng văn bản sau…”. Đồng thời mong các nhà báo thông tin đầy đủ, chân thật.

hop-bao.jpg
<i>Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại buổi họp báo<i>

Tại buổi họp báo, Ban quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng các công trình NN và PTNT đã thông tin các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng dự án Hồ chứa nước Ka Pét. Theo đó, Dự án Hồ chứa nước Ka Pét là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư. Quy mô gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, dung tích hữu ích 47,41 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là 874,089 tỷ đồng, gồm ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hến năm 2025.

dsc_5560(1).jpg

Tổng diện tích đất dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, gồm rừng đặc dụng là 137,95 ha; rừng phòng hộ 0,51 ha; rừng sản xuất 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha.

Đến nay, về công tác điều tra, kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng đã hoàn thành vào tháng 12/2020, cập nhật kết quả kiểm tra hiện trạng rừng vào tháng 4/2022…

z4671538081808_615983a79ea7f633032debd4b57794a7.jpg
<i>Toàn cảnh buổi họp báo<i>

Theo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An, Bình Thuận cùng với Ninh Thuận là hai tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. Đây là vùng có lượng mưa rất thấp, chỉ 800 – 1.150 mm/năm, nhiều vùng đất khô cằn, hoang hóa, sản xuất nông nghiệp chỉ nhờ vào nước mưa. Chỉ tính nhu cầu nước sản xuất nông nghiệp hàng năm, Bình Thuận cần hơn 500 triệu m3. Do đó, trách nhiệm của tỉnh là lo nước cho dân. Nhiều nhiệm kỳ qua, Bình Thuận tìm mọi cách, vừa xin Trung ương, vừa dùng nguồn lực địa phương xây dựng hệ thống hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi trên toàn tỉnh. Với đặc điểm địa hình Bình Thuận, muốn làm hồ thủy lợi, không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến rừng. Nhưng có hồ, môi trường chắc chắn sẽ tốt lên vì tích được nước, tăng độ ẩm toàn khu vực, tạo môi trường cho cây sinh trưởng. Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, dự án nào cũng có tích cực và hạn chế, nhưng xây dựng hồ chứa nước Ka Pét đem lại yếu tố tích cực nổi trội hơn. Khi đề xuất dự án này, tỉnh và các đơn vị liên quan lựa chọn phương án ít tác động nhất, nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. 

z4671655921605_cd95ed9419b1557d7b5dd6ec9eff2d64.jpg
<i>Đoàn công tác của tỉnh trong lần khảo sát tại khu vực dự án hồ Ka Pét<i>
z4671657595357_8bb8108c59a4b4db18694852dec8f08e.jpg
<i>Khu vực rừng thuộc dự án<i>

Phát biểu tại buổi họp báo, đại diện đơn vị tư vấn cũng cho biết, vị trí hơn 600 ha rừng để làm hồ thủy lợi đã được đơn vị tư vấn chọn rất kỹ dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Hồ phải chọn địa điểm eo núi, là nơi tụ thủy, địa hình dễ ngăn đập để dung tích chứa nhiều nhất, nhưng ít tổn hại rừng. Tỉnh đã phân tích nhiều phương án, như lòng hồ có thể chứa 60 – 90 triệu m3, hay chỉ 30- 40 triệu m3. Từ đó, tính toán dung tích tối ưu cho cả nhu cầu tưới tiêu và lưu vực nước là 51 triệu m3.

hop-bao-kapet-d.h-.jpg
<i>Lãnh đạo Ban QLDA phát biểu tại cuộc họp<i>

Được biết diện tích trồng rừng thay thế trên 1.800 ha, tổng chi phí gần 177 tỷ đồng. Tỉnh dự kiến hoàn thành trồng rừng thay thế vào năm 2025, cùng thời điểm kết thúc dự án xây hồ. Việc trồng thêm trên 1.800 ha rừng sẽ tăng độ che phủ cây xanh cho Bình Thuận…

Tại buổi họp báo, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã có nhiều câu hỏi liên quan đến dự án, như quy mô, vị trí xây dựng, phương án khai thác rừng, việc trồng rừng thay thế, đánh giá tác động môi trường, công suất tưới hỗ trợ cho các hồ phía dưới hạ nguồn hồ Ka Pét hay có cần “hy sinh” hơn 600 ha rừng để làm hồ thủy lợi…Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan trả lời các nội dung trên, đa số các phóng viên đều thống nhất, đồng thuận nội dung phản hồi.

dsc_5548(1).jpg
<i>Đại diện một cơ quan báo chí nêu câu hỏi<i>

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh, mất rừng sẽ làm suy giảm nước ngầm. Nhưng làm hồ cũng là một hình thức tích tụ nước mặt, làm tăng mực nước ngầm. Khi dự án hoàn thành sẽ cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết… Đồng thời phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP. Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

z4671538522341_689f023f60b7fb97e00b0c86cc38ad0a.jpg
<i>Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải phát biểu tại buổi họp báo<i>

Kết luận tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, các sở, ngành, đơn vị liên quan đã cung cấp đầy đủ thông tin, đáp ứng cơ bản các câu hỏi của các phóng viên. Các cơ quan báo chí cơ bản thoả mãn và đồng thuận với các câu trả lời về chủ trương đầu tư thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét. Qua buổi họp báo, lãnh đạo tỉnh mong muốn các phóng viên chia sẻ thông tin chân thực, thấu đáo mang tính xây dựng về dự án, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận.

dsc_5555(1).jpg
dsc_5536.jpg

Trước đó, ngày 4/9/2023, một tờ báo điện tử đăng tải bài báo với tiêu đề “Khu rừng hơn 600 ha sắp bị phá làm hồ thủy lợi”. Khi bài báo đăng tải, đã có nhiều ý kiến trái chiều về dự án Hồ chứa nước Ka Pét. Bài báo này đã sử dụng một số hình ảnh, thông tin làm cho người đọc có những suy nghĩ, đánh giá sai lệch về một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và quá trình triển khai thực hiện của tỉnh Bình Thuận.


KIỀU HẰNG, ẢNH ĐÌNH HÒA.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 4

Ngày nay ở nhiều nơi con người đã không bảo vệ tốt rừng, vẫn chặt phá vô tội vạ khiến nguồn tài nguyên rừng chậm được khôi phục và dần bị suy kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi núi hoang, dẫn đến biến...

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 3

Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về lâm nghiệp, nhất là lực lượng được giao nhiệm vụ trực tiếp, các địa phương có diện tích rừng lớn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Cùng với đó, bảo đảm điều kiện...

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 2

Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu giữ ổn định tỷ lệ và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng đạt 43% theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng...

Bảo vệ rừng – sự sống còn

“Rừng vàng, biển bạc”. Xác định bảo vệ rừng là chiến lược, sự sống còn của đất nước, dân tộc. Để mất rừng là mất tất cả. Rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn của đất nước, là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Qua đó, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí...

Xem xét mức hỗ trợ kinh phí thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

BTO-Chiều 22/8, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức họp báo thông tin về nội dung, chương trình kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa XI. Dự họp có lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và báo chí thường trú tại tỉnh. ...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất