Powered by Techcity

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi, sản xuất khép kín

Những năm gần đây, xu hướng “bỏ phố về quê lập nghiệp” trong người trẻ, tri thức đã không còn quá xa lạ ở huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, không phải ai trong số họ cũng lập nghiệp thành công bởi phụ thuộc vào ý chí, ngành nghề và cách làm ăn của mỗi người.

Thế nhưng, anh Trần Trung Hoàng (38 tuổi), ngụ tại thôn 1, xã Thuận Minh đã “bỏ phố về quê lập nghiệp” thành công trên chính mảnh đất của gia đình với thu nhập mỗi năm trên dưới 400 triệu đồng.

vlcsnap-2023-11-09-13h47m49s075.png

Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 2007 anh Trần Trung Hoàng thi đỗ vào Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng ở TP. HCM với chuyên ngành công nghệ ô tô. Trải qua 3 năm học tập tại đây anh lấy tấm bằng cử nhân và xin vào một doanh nghiệp làm việc. Dù mức lương ổn định với hơn 8 triệu đồng/tháng nhưng anh vẫn nuôi ý định trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Sau 5 năm tích lũy vốn, anh quyết định quay về quê để hiện thực hóa ý tưởng của mình, và thanh long là cây trồng được anh chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, sau 3 năm chăm sóc, cây trồng này liên tục rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, làm ăn thua lỗ nên anh chủ động phá bỏ và dành toàn bộ đất của cha mẹ cho để trồng tre điền trúc lấy măng. Anh cho biết, tại thời điểm năm 2018, điền trúc là cây trồng rất hiệu quả, đầu ra thuận lợi, được nông dân một số tỉnh ưa chuộng. Sau khi tìm hiểu, nắm bắt kinh nghiệm, anh đặt mua 400 gốc tre giống về trồng trên diện tích gần 1 ha. Thay vì trồng theo quy cách 3×3 m như một số nơi, thì anh trồng hàng cách hàng, cây cách cây 6m để tránh tình trạng rập tán sẽ cho năng suất thấp. Do tre điền trúc dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương nên chỉ sau 1 tháng xuống giống tre bén rễ, sinh trưởng tốt, sau 8 tháng thì ra măng, 18 tháng cho thu hoạch lai rai và sau 24 tháng thì cho thu hoạch ổn định. Ưu điểm của tre điền trúc là ra măng quanh năm, tuy nhiên đạt sản lượng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch, cứ 3 ngày anh Hoàng thu hoạch măng một lần, bình quân mỗi lần thu hoạch trên dưới 70 kg măng tươi; vị chi mỗi tháng anh thu hoạch 10 lần với khoảng 700 kg măng/400 gốc tre. Để tăng thu nhập cho gia đình, đầu năm 2020 anh Hoàng mở rộng sang đầu tư nuôi bò, dê, heo rừng lai và gia cầm để tận dụng phế phẩm từ trồng trọt và vỏ măng làm thức ăn chăn nuôi; đồng thời lấy phân gia cầm, gia súc bón cho tre điền trúc, tạo quy trình chăn nuôi – sản xuất khép kín. Trong đó, dê và heo rừng lai là 2 con nuôi chủ lực. Đối với dê, anh đầu tư mua 11 con giống, gồm 10 dê nái và 1 dê đực; riêng heo rừng lai anh mua 10 con giống, gồm 9 heo nái và 1 heo đực với mục đích tự nhân giống để cung cấp cho thị trường. Khác với tre điền trúc, việc nuôi dê và heo sinh sản không hề đơn giản nên năm đầu thử nghiệm anh đã thất bại, tỷ lệ đậu thai thấp và chất lượng con giống không đạt. Quyết tâm theo đuổi đến cùng, anh Hoàng tự mày mò tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người, rồi chắc lọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào nhân giống dê và heo rừng lai. Nhờ kiên trì, chịu khó nên anh sớm đạt kết quả, đàn dê và heo sinh sản tốt, đều đặn, con giống đảm bảo số lượng lẫn chất lượng. 1 dê nái sinh 2 lứa/năm, mỗi lứa 1 con; riêng heo rừng lai sinh 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 8 – 10 heo con.

vlcsnap-2023-11-09-13h42m15s025.png

Với mô hình chăn nuôi, sản xuất khép kín đã mang lại cho anh Hoàng nguồn thu nhập đáng kể. Theo tính toán, từ năm 2021 trở lại đây, với 400 gốc tre điền trúc mỗi năm anh thu hoạch trên dưới 8.400 kg măng tươi, bán với giá dao động từ 18.000 – 25.000 đồng/kg, anh thu về từ 150 – 210 triệu đồng. Ngoài ra anh còn chiết tre giống để bán cho người dân trong vùng với giá 30.000 đồng/cây giống; chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay anh bán gần 1.000 cây, thu nhập gần 30 triệu đồng. Riêng đàn dê nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi năm 10 dê nái sinh sản 18 – 20 dê con, khi đạt trọng lượng 18 kg/con, anh xuất bán với giá bình quân 1,8 triệu đồng/con, thu về từ 32 – 36 triệu đồng. Đối với heo rừng lai, mỗi năm 9 nái sinh sản trên 210 heo con, bán với giá dao động từ 600.000 – 700.000 đồng/con, anh thu về 120 – 150 triệu đồng… Tổng thu nhập từ trồng tre lấy măng kết hợp nuôi dê, heo rừng lai sinh sản của gia đình anh Hoàng mỗi năm đạt từ 330 – 420 triệu đồng. Anh Hoàng cho biết, hiệu quả của mô hình chăn nuôi, sản xuất khép kín của gia đình anh không chỉ thể hiện ở tổng số tiền thu nhập, mà còn ở việc tiết kiệm chi phí đầu tư. Nhờ tận dụng vỏ măng tre trộn lẫn với cám, bắp làm thức ăn chăn nuôi nên dê và heo rừng lai lớn nhanh; ngược lại phân dê và heo được anh đem bón cho tre nên không tốn chi phí mua phân hóa học mà tre vẫn phát triển tốt, ra măng nhiều và chất lượng cũng cao hơn. Chính nhờ vậy mà lợi nhuận thu về sau khi trừ chi phí rất đáng kể, từ 250 – 320 triệu đồng/năm. Cũng theo anh Hoàng, trong mô hình chăn nuôi, sản xuất khép kín của gia đình anh thì trồng tre điền trúc lấy măng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ cắt giảm chi phí gần như tuyệt đối, ít tốn công chăm sóc, tuổi thọ của tre dài, không bị ảnh hưởng sâu bệnh và đầu ra ổn định. Vì vậy, anh dự tính sắp tới sẽ mở rộng diện tích trồng tre lấy măng trên phần đất còn lại của gia đình để màu xanh của cây trồng này không chỉ giúp anh ổn định thu nhập mà vươn lên làm giàu.

vlcsnap-2023-11-09-13h35m35s388.png

“Hiện nay ở địa phương có nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp sản xuất; tuy nhiên mô hình trồng tre điền trúc lấy măng kết hợp chăn nuôi dê và heo rừng lai theo quy trình khép kín của anh Hoàng mang lại hiệu quả cao, được nhiều người dân trong và ngoài xã tìm đến học hỏi, áp dụng. Hội Nông dân xã cũng đã giới thiệu mô hình này rộng rãi đến hội viên nông dân trên địa bàn để bà con nắm bắt, nhân rộng nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao giá trị canh tác trên mảnh đất của gia đình…”.

Anh Nguyễn Văn Toàn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Minh phấn khởi chia sẻ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trà lúa đông xuân thu hoạch sau cho năng suất tăng

Nhờ sản xuất đúng lịch thời vụ, đến thời điểm này lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 ở huyện Hàm Thuận Bắc đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Hiện tại nông dân trong huyện đã thu hoạch xong hơn 7.355 ha, chiếm 91,2% diện tích xuống giống. Theo đánh...

Đậu phộng rớt giá

Đậu phộng đang vào mùa thu hoạch, nhưng rớt giá xuống còn 20.000 đồng/kg, thậm chí 17.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí đầu tư, thuê nhân công thu hoạch thì người trồng xem như không có lãi. Những ngày qua chị Ngọc Chi, ở xã Thuận Minh, huyện Hàm...

Khẩn trương thu hoạch lúa bị ngập lụt sau lũ

BTO-Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài từ tối 29 và ngày 30/7, huyện Hàm Thuận Bắc có 475 ha lúa hè thu bị ngập lụt. Trong đó, có nhiều diện tích đang trong giai đoạn chín, sắp cho thu hoạch. ...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất