Powered by Techcity

Hát nhạc phẩm “Hùng Vương”, để nhớ công đức của ngài

Hàng năm đến mùng 10 tháng 3 âm lịch là Giỗ tổ Hùng Vương.

Nhắc đến ông tổ của Việt Nam, tôi nhớ nhạc phẩm “Hùng Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh. Đây là một trong những bản hùng ca, lịch sử ca, non sông ca, đất nước ca, ông cha ca… nằm trong số nhạc phẩm của những nhạc sĩ “tiền chiến” một thời nặng nợ với Tổ quốc như: Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Phạm Duy, Tô Vũ, Thẩm Oánh…

gio-to.jpg
Ảnh minh họa

Thẩm Oánh, một giáo sư âm nhạc, ông tiên phong trong thời kỳ nền tân nhạc Việt Nam vừa mới thoát ly ra khỏi nhạc Tây, Tàu… để viết nên những bản nhạc Việt Nam đậm bản sắc dân tộc.

Nghe nói, ông rất khắt khe với một số nhạc sĩ “mới ra lò”, những nhạc phẩm gởi đến ông để thẩm định, chưa nói đến ca từ, giai điệu, trật luật “cân phương” (Carrure) là ông loại ngay vòng đầu. Đúng “thẩm”, như Thẩm Oánh!

Nhạc sĩ Thẩm Oánh viết chừng 50 tác phẩm, nhưng không phải nhạc phẩm nào của ông cũng “nghe được”, rất kén chọn người nghe, vì nhạc ông “khó nghe”. Giới yêu chuộng âm nhạc, nghe nhạc phẩm ông qua các giọng ca: Thanh Lan, Mai Hương, Kim Tước, Tâm Vấn, Hà Thanh, Duy Trác, Anh Ngọc… với những nhạc phẩm: Gió hoan ca, Nhớ nhung, Tôi bán đường tơ, Thiếu phụ Nam Xương, Tòa miếu cổ, Sóng nước viễn phương, Xa cách muôn trùng, Cô hàng hoa, Nàng bân, Vợ chồng ngâu, Chiều tưởng nhớ, Vương tơ, và Hùng Vương…

Tôi nhớ chừng khoảng năm 1993, tôi có mua một băng Vidéo “Bản hùng ca”, đây cũng là lần đầu, tôi nghe những bài “lịch sử ca” chính gốc, mà tôi tưởng đã mai một theo thời gian. Băng Vidéo dàn dựng núi non, sông nước, biên ải… khá công phu, gồm những bài hát lịch sử của một thời lừng danh như: Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng giang (Lưu Hữu Phước), Bóng cờ lau (Hoàng Quý), Ngày xưa (Tô Vũ), Gò Đống Đa (Văn Cao), Hùng Vương (Thẩm Oánh). Riêng nhạc phẩm “Hùng Vương”, khác những nhạc sĩ khác, Thẩm Oánh chỉ dùng hai chữ “Hùng Vương” mà không dùng từ ngữ nào khác để nói về công đức vua Hùng.

Những nhạc sĩ tiền bối nêu trên đã đóng góp cho cuộc chiến tranh bằng nhiều nhạc phẩm ca ngợi người Việt Nam dù nhỏ bé nhưng là một dân tộc anh hùng, đã từng đánh tan đạo quân xâm lược, giữ vững non sông từ ngày lập quốc cho đến nay. Âm nhạc tuy không mạnh như vũ khí tối tân, nhưng là nguồn động viên tinh thần của muôn người xông pha nơi trận mạc.

Bài hùng ca lịch sử của nhạc sĩ Thẩm Oánh và một số nhạc lịch sử đã kể trên là những bài ca không biên giới, là những ngọn triều dâng phá tan nô lệ xiềng xích, đó cũng là những “giai điệu tự hào” của ông cha chúng ta đã đổ máu để có ngày hòa bình, và riêng bài hát “Hùng Vương” chúng ta hát như một lời tri ân “nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương”.

Thẩm Oánh là một nhạc sĩ “tiền chiến”, ông sinh năm 1916 tại Hà Nội, ngoài nhạc phẩm, ông còn sáng tác ba vở nhạc kịch: Quán giang hồ, Bá Nha – Tử Kỳ, Đoàn kết là sức mạnh. Và, mỗi năm đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, hãy hát nhạc phẩm “Hùng Vương” – để tự hào – đất nước chúng ta có bốn ngàn năm văn hiến: “… Bốn ngàn năm văn hiến/ Nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương/ Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây/ Bao đời hùng uy vẻ vang/ Đời đời nhờ Hùng Vương đã vì quốc dân lập non nước này/ Cho cháu con quây quần vẽ nên cơ đồ bền vững tới nay/ Việt Nam bao sáng tươi/ Thề cùng bền gắng cương quyết xây nhà Nam/ Đây cháu con Lạc Hồng từ Bắc chí Nam/ Xin đoàn kết tâm đồng/ Non nước Việt Nam nhờ Hùng Vương quyết thắng muôn năm/ Dòng giống khang cường…”.

Ban “Tam ca áo trắng” đã trình bày bài hát này trong băng Vidéo “Những bài hùng ca”, nghe như những lời “vọng cố hương” dù đã ngàn trùng xa xăm. Lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, gói trong bài hát chỉ có mấy phút, và mỗi năm hát “Hùng Vương” để mặc niệm nhớ về công đức của ngài.

Giới nghiên cứu và phê bình âm nhạc Việt Nam mà quên nhạc sĩ Thẩm Oánh thì là một thiếu sót đáng trách!

Lịch sử, nếu giảng không hay, hoặc dạy không hấp dẫn, sẽ trở thành môn học khô khan, nhàm chán. Để dung hòa, thay vì học lịch sử, ta hát lịch sử vậy!

Nguồn

Cùng chủ đề

Tết và nỗi nhớ

Không biết mình đã xa mấy cái tết ở quê hương rồi, chạnh lòng khi nhớ đến những ngày cận tết ở Phan Thiết - vui và rộn ràng biết bao! Nhớ hoài những tiết dạy cuối năm, thầy và trò đều nôn nao... Những lời chúc dễ thương và ấm áp:...

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO – Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Ngày 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Sở Giáo dục...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 12

BTO-Đây là thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 - 13/12/2024 tại thành phố Phan Thiết hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi, nhiều sắc màu. ...

Cùng chuyên mục

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 12

BTO-Đây là thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 - 13/12/2024 tại thành phố Phan Thiết hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi, nhiều sắc màu. ...

Mời tham gia đặc san “Người làm báo Bình Thuận” số Ất Tỵ 2025

BTO-Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng, mừng xuân mới, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận xuất bản ấn phẩm đặc biệt: “Người làm báo Bình Thuận” Xuân Ất Tỵ 2025. Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận kính mời các...

Trao giải Hội thao Đảng bộ khối 2024

Cùng với đó, môn bòng chuyền hơi nam nữ, cúp vô địch thuộc về Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa An Phước, giải nhì thuộc về Đảng bộ Điện lực Bình Thuận, 2 giải ba thuộc về Chi bộ Cty TNHH may Thuận Tiến và Đảng bộ Sở VHTT và DL Bình Thuận. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/trao-giai-hoi-thao-dang-bo-khoi-2024-125590.html

Khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn”

BTO-Tối ngày 8/11, tại Nhà văn hóa xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) đã khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn” lần thứ XXIII - năm 2024. Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc- Trưởng Ban Tổ chức; ông Võ Thành Huy - Phó Giám đốc...

Thương lắm tấm lòng ông thầy già!

Hình ảnh một thầy giáo già nhấc từng bước chân chầm chậm lên bục nhận giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố, vì đã liên tục hơn 10 năm trao tiền quà hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, khiến mọi người xúc động. Tấm gương điển hình quan tâm khuyến học đó là thầy Trương Quý Lô, nguyên Hiệu trưởng Trường Nam - Phan Thiết (nay là Trường tiểu học Đức Thắng 1), hiện thầy đang...

Mời tham gia viết bài cho Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ

Một mùa xuân mới lại sắp về trên quê hương thân yêu, như đã thành thông lệ đón xuân, vui tết hằng năm, Báo Bình Thuận sẽ xuất bản Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ - năm 2025. Ban Biên tập Đặc san xuân Báo Bình Thuận xin trân trọng kính...

Quy hoạch phát triển cơ sở văn hóa, thể thao

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu một số phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao cụ thể. Số hóa dữ...

Khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II

Sáng 3/11, tại TP. Phan Thiết, đã diễn ra lễ khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dự lễ khai mạc, trao cờ cho các đơn vị dự giải. ...

Trao giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận

BTO - Sau thời gian thi đấu sôi nổi, Giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận mở rộng năm 2024 đã bế mạc và trao giải tại Nhà thi đấu Tổng hợp tỉnh. Tham dự giải có gần 200 cua rơ (nam nữ) đến từ 31 Câu lạc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất