Powered by Techcity

Hành trình 25 năm đưa chữ Chăm vào trường học

dsc05913.jpg
Chữ viết là nét đẹp văn hóa

Khơi dậy nét chữ Chăm

dsc05909.jpg
Thầy Thông Minh Khôi tiếp tục truyền lửa dạy chữ Chăm cho các em học sinh

Văn hóa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia dân tộc. Cộng đồng người Chăm cũng vậy, văn hóa Chăm  gần như đặc biệt trong văn hóa của 54 dân tộc anh em nằm trải rộng khắp chiều dài đất nước. Cộng đồng ấy, dân tộc ấy mang trong mình những nét đặc thù riêng, không thể bị pha trộn. Vì vậy, bản sắc văn hóa chính là linh hồn, là nét đẹp của mỗi dân tộc. Tháng 5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 28 – KH/TW về việc thực hiện Kết luận số 76 – KL/TW, của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đây là nghị quyết tâm huyết về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chú ý các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển du lịch của địa phương.

dsc05898.jpg

Huyện Hàm Thuận Bắc suốt 25 năm qua, kể từ ngày đưa chương trình dạy tiếng Chăm vào bậc tiểu học đã minh chứng cho tinh thần coi trọng bản sắc văn hóa, coi trọng nét đẹp truyền thống để giúp các bạn nhỏ thêm yêu quý cội nguồn mình, gìn giữ những điều tưởng chừng nhỏ bé ấy thông qua chữ viết.

Thầy Lê Trung Chính – Phó Phòng Giáo dục Hàm Thuận Bắc, phụ trách giáo dục tiểu học, chia sẻ: “Việc dạy tiếng Chăm cho các em học sinh tiểu học, huyện đã bắt đầu từ những năm 1998. Đây là công việc không đơn giản, nhưng tất cả các thầy cô giáo đều có chung một ước nguyện, đó là làm sao để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, một trong những chủ trương lớn của Ðảng, của Nhà nước. Nâng cao quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp các dân tộc có điều kiện phát triển về mọi mặt. Chữ Chăm đã có từ lâu đời, đồng bào Chăm truyền tụng và lưu truyền, song ít được phổ biến rộng rãi. May mắn hơn từ khi triển khai đến nay đã ngót 25 năm, việc dạy tiếng Chăm cho con em người Chăm tại các trường tiểu học liên tục được phát triển và ngày càng thu hút các em học sinh thích thú với việc học chữ Chăm.

dsc05912.jpg
Các em học sinh tập viết tiếng Chăm

Tại huyện Hàm Thuận Bắc hiện có 3 trường đang dạy tiếng Chăm, đó là Trường TH Hàm Phú 1, Trường TH Lâm Giang và Trường TH Lâm Hưng (gộp chung từ Trường tiểu học Tầm Hưng và điểm trường Lâm Thiện). Mặc dù, mỗi tuần các em chỉ được học 4 tiết, đan xen trong chương trình bình thường, nhưng chứng kiến các em nhỏ hăng say tìm hiểu về chữ viết của chính dân tộc mình, khiến cho người xem trân quý. “Mặc dù các con có thể nói chuyện hàng ngày, nhưng khi vào học các con phải tập phát âm cho đúng, tập viết chữ. Chữ Chăm vốn dĩ rất khó nhớ, khó viết. Cũng có bé dù là người Chăm nhưng khi ở nhà lại dùng tiếng Kinh hoàn toàn nên cũng sẽ khó khăn cho việc bắt đầu.” – Thầy Thông Minh Khôi (Trường TH Lâm Hưng) cho biết.

25 năm qua, các giáo viên cũng đi từ những khó khăn từ khi bắt đầu. Thế nhưng, nhiều thầy cô vì thương học trò, vì yêu văn hóa cội nguồn của chính cộng đồng người Chăm đã vượt qua hết những khó khăn nhất định để theo đuổi hành trình này như thầy Nguyễn Văn Đại (TH Hàm Phú 1), cô Thông Thị Thanh Giang, Thầy Thông Minh Khôi …

Ước mơ giữ tiếng cội nguồn

dsc05924.jpg

“Ở đây, có một số em cha là người Kinh, mẹ là người Chăm, khi ở nhà nói chuyện lúc bằng tiếng Kinh, lúc bằng tiếng Chăm, khi đến lớp phát âm không chuẩn nên sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cách viết. Các em học sinh là người thuần Chăm sẽ thuận lợi hơn. Như lớp mình đang dạy có em người dân tộc K’ho, có 3 em Kinh cựu. Em xuất thân là học sinh của trường này, em rất thích học tiếng Chăm nên sau này em trở về và muốn dạy lại cho các em, đây cũng là cách em muốn góp phần bảo tồn cho tiếng nói của dân tộc mình” – thầy Thông Minh Khôi (Trường TH Lâm Hưng, thị trấn Ma Lâm) bộc bạch.

dsc05911.jpg

Sinh ra và lớn lên ở chính nơi này, ngay từ nhỏ đã được các thầy cô giáo dạy chữ Chăm, lớn lên khi được học và trở về làm công tác Đội tại trường. Cộng thêm khi nhìn thấy những thầy cô giáo đã từng dạy tiếng Chăm cho mình ngày một lớn tuổi, thầy Khôi quyết định tiếp bước con đường dìu dắt các em nhỏ được học tiếng Chăm. Nhiều năm qua, thầy Khôi đã miệt mài trên lớp với các em học sinh một cách cần mẫn. “Việc dạy chữ Chăm không chỉ đơn thuần giúp các em biết đọc, biết viết mà chính trong việc học sẽ khơi gợi cho các em thêm yêu quý tiếng nói của dân tộc mình, có thể tự hào về nó. Một khi đã yêu quý thì sau này các em sẽ là những người biết cách gìn giữ văn hóa dân tộc mình”.

Hiện tại, mỗi tuần ở các trường sẽ có khoảng 4 tiết dạy tiếng Chăm cho tất cả các khối lớp từ 1 – 5. Mỗi tiết học bao gồm 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết. Cô Nguyễn Thị Thu Vân – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lâm Giang (xã Hàm Trí) cho biết: “Về tiếng Chăm, trường dạy với kết quả đạt rất tốt. Cuối năm tất cả học sinh học tiếng Chăm đều đạt kết quả hoàn thành trở lên. Trường còn tham gia nhiều hoạt động ở huyện Bắc Bình tổ chức trong dịp Lễ hội Katê. Trong đó, giáo viên và học sinh đều tham gia, giáo viên tham gia kiến thức tiếng Chăm và chữ viết tiếng Chăm, còn học sinh tham gia chữ viết tiếng Chăm đã đạt thành tích cao. “Việc dạy và học tiếng Chăm trong trường học đã nhận được sự đồng thuận rất cao từ các vị chức sắc trong làng cũng như phụ huynh học sinh. Ngoài ý nghĩa bảo tồn tiếng nói và chữ viết Chăm, việc dạy tiếng Chăm bổ trợ rất nhiều cho việc dạy tiếng Việt, bây giờ riêng các em khối lớp 4 – 5 có thể viết được một đoạn văn ngắn bằng chữ Chăm. Thành quả ấy cũng là mong muốn của các thầy cô giáo trong việc góp phần bảo tồn giá trị cội nguồn truyền thống” – Cô Thu Vân chia sẻ thêm.

dsc05950.jpg

Ông Lê Trung Chính cho biết: Khó khăn lớn nhất trong việc dạy tiếng Chăm hiện nay là hầu hết thiết bị và đồ dùng dạy học tại các trường đều do giáo viên tự làm, tài liệu tham khảo còn ít. Nhiều giáo viên dạy tiếng dân tộc đạt chuẩn hoặc chuyên sâu về môn học này chưa được đào tạo, khó khăn về cơ sở vật chất: Thiếu các thiết bị, tranh ảnh phục vụ dạy học, vở bài tập, vở tập viết.

dsc05944.jpg

So với những năm trước đây, việc triển khai dạy tiếng Chăm trong hiện tại có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh việc hầu hết các trường đều bảo đảm cho học sinh có đủ sách giáo khoa, vở bài tập, các trường đều có giáo viên là người Chăm tâm huyết, có kinh nghiệm. Toàn tỉnh hiện có gần 50 giáo viên dạy tiếng Chăm được đào tạo. Các giáo viên giảng dạy tiếng Chăm đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng để đề xuất biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tiếng Chăm, vận dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) trong tổ chức lớp học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng tiếng Chăm, giúp giờ học sinh động, hiệu quả. Các giáo viên dạy tiếng Chăm được tiếp tục đào tạo ở các lớp bồi dưỡng, nâng cao để có thể từng bước giảng dạy học tiếng Chăm hiệu quả, góp thêm một thành quả trong sự nghiệp giáo dục và bảo tồn văn hóa truyền thống, bởi “Văn hóa còn, là dân tộc còn”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Học Bác để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Qua 2 năm tiếp tục thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 - 2024; các cấp ủy đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 của Bộ Chính trị gắn kết chặt chẽ với các nghị quyết, quy định...

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Kiến nghị sử dụng địa danh “Đa Mi” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Mới đây, sở chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã tổng hợp nông nghiệp Đa Mi sử dụng địa danh “Đa Mi” như là yếu tố cấu thành nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể… Theo công văn gởi UBND tỉnh, Sở Khoa...

Dấu ấn trong thi hành Điều lệ Đảng

15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025) đã tạo bước đột phá trong lãnh đạo và hoạt động của các cấp ủy Đảng trên địa bàn tỉnh. Đây chính là cơ sở quan trọng để các cấp ủy phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác. Từ đó, đóng góp vào thành tựu chung của công tác xây...

Khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại Đền Hùng

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo người dân và du khách dự lễ.Phát biểu tại buổi...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Khó mấy cũng phải thực hiện cho được

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

BTO-Sáng 18/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Ông Nguyễn Hồng Hải...

Cảnh báo hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn từ sở đồng chức năng của tỉnh Lạng Sơn về việc hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại. Theo đó thông tin từ cuối tháng...

Thành công từ mô hình khảo nghiệm các giống lúa triển vọng

Huyện Tánh Linh có tổng diện tích trên 1.100 km². Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 45.000 ha; diện tích đất trồng lúa trên 11.000 ha, hằng năm sản xuất khoảng trên 26.000 ha/3 vụ lúa (đông xuân, hè thu và vụ mùa). Tánh Linh cũng là vùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất