Powered by Techcity

Hải đăng Kê Gà cần được xếp hạng di tích

Tính đến nay Bình Thuận có 77 di sản văn hóa vật thể được xếp hạng di tích, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh. Thế nhưng hải đăng Kê Gà là một trong những ngọn hải đăng cổ nhất ở Việt Nam với nhiều điểm độc đáo hiếm có về kiến trúc nghệ thuật thì đến nay vẫn chưa được xếp hạng.

Khoản 3, Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. Theo nội dung của điều luật này thì hải đăng Kê Gà xứng đáng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia bởi những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật độc đáo và chức năng của nó ở đảo nhỏ Kê Gà suốt 125 năm qua.

1-5.jpg
Hải đăng Kê Gà

Kê Gà được coi là ngọn hải đăng cao nhất trong hệ thống hải đăng hiện có ở Việt Nam, với độ cao này từ rất xa tàu bè qua lại đã nhìn thấy tín hiệu phát ra từ đỉnh hải đăng. Hải đăng Kê Gà được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất cả nước (65m) với 184 bậc cầu thang xoắn trôn ốc, tầm quét sáng 22 hải lý.

Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo xây bằng đá, là chứng tích từ thời Pháp thuộc với vật liệu và phương tiện sử dụng đều được đưa từ Pháp đến. Từ khi được xây dựng và đưa vào hoạt động phát huy tác dụng đến nay đã 125 năm, hải đăng Kê Gà vẫn lặng lẽ hoạt động, đem lại sự bình yên cho tàu bè góp phần quan trọng vào việc phát tín hiệu hướng dẫn tàu thuyền trong và ngoài nước xác định được tọa độ, hướng đi an toàn, tránh đi vào những vùng biển có nhiều đá ngầm, sóng dữ. Với vai trò, chức năng quan trọng đó, cùng với quy mô bề thế trong kiến trúc và công suất thiết kế nên hải đăng Kê Gà được xếp vào loại cấp đèn I (trong 3 cấp đèn), cấp đèn lớn nhất trong hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải ở Việt Nam.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa thì trên thực tế, về mặt kiến trúc, mỹ thuật, không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của ngọn hải đăng. Mặt khác, hải đăng Kê Gà cũng được coi là sản phẩm của giao lưu hội nhập văn hóa giữa Việt Nam và văn hóa phương Tây cuối thế kỷ XIX mà đại diện là văn hóa Pháp. Như vậy, hải đăng Kê Gà hoàn toàn đủ điều kiện và xứng đáng trở thành di tích quốc gia cần được bảo vệ và phát huy các giá trị vốn có của nó.

Thế nhưng vì sao hải đăng Kê Gà cổ kính và nổi tiếng như thế mà đến nay vẫn chưa được xếp hạng di tích (cấp quốc gia và cấp tỉnh)? Dù nó rất xứng đáng được hưởng danh xưng này từ lâu. Đó là câu hỏi của nhiều người dân và du khách khi đến tham quan và nghiên cứu về ngọn hải đăng cổ kính.

Thực ra hải đăng Kê Gà đã được Sở Văn hóa Thông tin (Bảo tàng Bình Thuận) và UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp xây dựng Hồ sơ khoa học từ năm 1997 đến 1998 thì hoàn thành để trình Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng. Ngoài lý lịch sáng giá của ngọn hải đăng, thì việc lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ, biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích và bản đồ vị trí đất đai và vùng phụ cận xung quanh tiến tới có quy hoạch tổng thể về lâu dài cũng được hoàn thành.

Trong quá trình khảo sát, sưu tầm tư liệu và nghiên cứu thiết lập Hồ sơ khoa học Sở VHTT luôn được sự hợp tác giúp đỡ của Chi nhánh đảm bảo an toàn hàng hải phía Nam (Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ) cung cấp tư liệu quý báu từ thời kỳ hải đăng Kê Gà bắt đầu được xây dựng, khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay. Nhiều nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp cũng được nghiên cứu dịch thuật phục vụ Hồ sơ khoa học.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì bên Chi nhánh đảm bảo an toàn hàng hải phía Nam (tại tp. Hồ Chí Minh) không ký biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích và bản đồ vị trí đất đai nên hồ sơ tạm dừng.

Đến nay đã 25 năm rồi hồ sơ hải đăng Kê Gà vẫn đang nằm ở Sở VHTTDL với đầy đủ các tiêu chí xếp hạng di tích dựa trên giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử và văn hóa, đáp ứng đầy đủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa thì trên thực tế, về mặt kiến trúc, mỹ thuật, không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của ngọn hải đăng; phải xem hải đăng Kê Gà như một di sản văn hóa có nhiều giá trị và không thể coi hải đăng chỉ là phương tiện bảo đảm giao thông hàng hải thông thường mà phải nhìn nhận nó như một di tích với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Theo chúng tôi, cho dù đơn vị nào quản lý hải đăng Kê Gà cũng phải hợp tác với Sở VHTTDL và UBND huyện Hàm Thuận Nam tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ khoa học trình Bộ VHTTDL xét duyệt và xếp hạng di tích cấp quốc gia cho xứng tầm với giá trị của hải đăng Kê Gà. Việc xếp hạng di tích không ảnh hưởng gì đến chức năng của hải đăng mà du khách khắp nơi sẽ biết đến Kê Gà như một di tích kiến trúc cổ kính và còn có ý nghĩa quan trọng bởi từ đây di tích sẽ được bảo hộ bởi luật pháp về di sản văn hóa.

Nguồn

Cùng chủ đề

Sáng mai (Mùng 7 tết

Sáng 16/2, Giải leo núi Tà Cú mở rộng huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ XXVI năm 2024, sẽ chính thức khởi tranh tại thị trấn Thuận Nam - huyện Hàm Thuận Nam. Theo ban tổ chức, hiện tại đã có 12 đoàn tham gia hệ mở...

Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hàm Thuận Nam là một huyện miền núi, có 2 xã vùng cao thuần đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh và một số thôn xen ghép ở các xã Tân Thuận, Tân Lập. Đời sống kinh tế của đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nghề nông, lâm nghiệp. ...

Bà già hoàng hôn

“… Tôi đi giữa hoàng hôn/ Khi ánh chiều buông/ Khi nắng còn vương/ Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài/ Mà lòng mình thấy u hoài…”. (Bài hát “Tôi đi giữa hoàng hôn” – Văn Phụng) Tôi sinh ra rồi lớn lên trong nghèo khó ở một làng chài gần...

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hưởng ứng cuộc thi Hào khí miền Đông

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc về việc tuyên truyền và hưởng ứng cuộc thi “Hào khí miền Đông” theo công văn chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận. Theo đó, Sở Văn...

Cùng tác giả

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Cùng chuyên mục

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất