Powered by Techcity

Giữ gìn dòng chảy nghệ thuật dân gian Chăm

Văn hóa Chăm lĩnh hội từ nhiều nền văn hóa lớn. Trong đó, ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa Ấn Độ. Bên cạnh, các làn điệu hát dân ca, các thể loại thành ngữ, ca dao, đồng dao, người Chăm còn sáng tạo ra thể thơ lục bát và nghệ thuật hát Ariya. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khiến loại hình sinh hoạt hát Ariya rơi vào quên lãng dần.

Nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, mới đây Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã mở 2 lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm cho xã Phan Hiệp và xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.

lop-hoc-day-hat-cham-phan-hiep.jpg
Khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya tại Phan Hiệp

Thể loại nghệ thuật của dân tộc Chăm

Ariya là một loại văn chương của dân tộc Chăm được sáng tác dưới dạng thể thơ bằng văn tự akhar thrah dùng để hát ngâm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ bằng trí nhớ, theo hình thức chép tay thành văn bản bằng chữ Chăm. Ariya còn cung cấp nguồn tư liệu quý cho nghiên cứu về lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, tình yêu và giáo dục của tộc người Chăm ở tỉnh Bình Thuận.

img_6658.jpg
Học viên học hát ngâm Ariya

Nghệ nhân ưu tú Lâm Tấn Bình, một người con của dân tộc Chăm ở Bắc Bình cho biết: Từ sau năm 1975, qua các đợt điền dã của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh cho thấy thể loại Ariya của người Chăm rất phong phú về nội dung và đa dạng về giọng điệu hát ngâm mang tính văn học nghệ thuật dân gian rất cao. Tiêu biểu một số thể loại Ariya mang nội hàm gia huấn ca, răn dạy người phụ nữ Chăm nhân cách đặc trưng theo chế độ mẫu hệ, hay răn dạy người con trai khi lớn lên phải siêng năng học chữ cho nên người; cách tính lịch Chăm để hành lễ tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian theo quan niệm âm dương lưỡng hợp; tình yêu chung thủy bất diệt của đôi trai gái Chăm bị cản ngăn bởi bức tường khắc nghiệt do sự khác đạo theo quan niệm của thời phong kiến lúc bấy giờ…

img_6666.11.jpg
Lớp do các nghệ nhân và người am hiểu về nghệ thuật hát ngâm Ariya của người Chăm truyền dạy

Từ đó góp phần giáo dục nhân cách con người, ý thức về cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo, thiện tâm trong đối nhân xử thế. Phản ánh được trình độ và hoàn cảnh xã hội theo từng giai đoạn lịch sử của nó, tạo nên yếu tố tình cảm thắt chặt đoàn kết trong mối quan hệ sinh hoạt giữa hai tôn giáo, gắn với giáo dục lòng tự hào và trách nhiệm của nhiều thế hệ người Chăm trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

Mỗi làn điệu Ariya đều có cách đưa giọng, xuống giọng rất đặc biệt. Bởi thế cho dù bạn không biết tiếng Chăm đi nữa, nhưng khi ngồi nghe một nghệ nhân cất giọng thì không thể rời bước đi. Có điệu ngân nga kéo dài giọng ngâm với sự nồng nàn và nhẹ nhàng như đưa người ta vào thế giới của sự bồng bềnh, lãng du. Có điệu lên xuống trầm bổng để diễn đạt sự tiếc nuối hay oán than. Có điệu lại như lời tâm sự, thỏ thẻ của đôi trai gái đang yêu nhau…

img_6660.jpg
Những học viên nữ theo học

Truyền dạy hát Ariya Chăm

Trước đây, Ariya được lưu truyền rất phổ biến trong cộng đồng người Chăm. Họ có thể ngâm mọi lúc mọi nơi, trong lễ hội, tang ma, trong lúc sản xuất, sau những vụ nông nhàn hay vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, theo trào lưu của cuộc sống phát triển, cộng với sự tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, các văn bản chữ Chăm lưu giữ Ariya và các nghệ nhân biết hát ngâm Ariya đang có nguy cơ mất dần.

Để lưu giữ và bảo tồn các làn điệu ngâm Ariya, trong tháng 10 và 11 vừa qua, Bảo tàng tỉnh đã mở 2 lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp và xã Phan Hòa (Bắc Bình). Ông Đoàn Văn Thuận – Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Ariya của người Chăm rất phong phú, đa dạng và nhiều chủ đề khác nhau. Do đó, Ban tổ chức lớp học đã chọn lựa mỗi loại hình một vài bài Ariya tiêu biểu, phổ biến và ngắn gọn để truyền dạy cho các học viên dễ dàng tiếp thu, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Chủ yếu chọn bài đã được dịch, xuất bản thành sách. Có 55 học viên là con em đồng bào Chăm ở hai địa phương tham gia học. Lớp do các nghệ nhân và người am hiểu về nghệ thuật hát ngâm Ariya của người Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc truyền dạy. Ngoài thời gian học trực tiếp, các học viên còn được đi khảo sát thực tế tại các làng Chăm ở xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) và thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh).

Ông Lâm Tấn Bình chia sẻ: Với vai trò là nghệ nhân ưu tú, là người cùng tham gia nghiên cứu để bảo tồn trên lĩnh vực văn hóa dân gian Chăm, được Ban tổ chức mời tham gia truyền dạy, tôi rất vui mừng và sẵn sàng cùng với các học viên thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình dưới chủ trương quan tâm về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Đây là thể loại khó, nhưng đáng mừng là tại lớp học chúng tôi bắt gặp nhiều học viên trẻ, mới ngoài 30 tuổi theo học. Em Nguyễn Hữu Lan Chi (thôn Bình Minh, xã Phan Hòa) cũng như nhiều học viên đều cho rằng: Nghệ thuật hát ngâm Ariya ngày càng mờ nhạt trong xã hội, vì thế những lớp truyền dạy là cách hiệu quả để những người con của dân tộc Chăm học hỏi các nghệ nhân, hướng tới mục tiêu khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc tránh nguy cơ mai một, phục vụ đời sống, sinh hoạt của cộng đồng và góp phần phát triển du lịch.

Bảo tồn và phát huy nền văn học dân gian Chăm đối với loại hình thi ca Ariya sẽ tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền văn học nghệ thuật của tỉnh nhà và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất